Giải đáp về các bài tập vật lý trị liệu cho chân sau đột quỵ
Người bệnh đột quỵ nhẹ có cần tập vật lý trị liệu? Rối loạn nuốt, hụt hơi sau đột quỵ cải thiện thế nào? Các bài tập vật lý trị liệu cho chân? Tập phục hồi chức năng tại nhà nên lưu ý gì? Tất cả những thắc mắc này đã được giải đáp bởi BS.CKI Huỳnh Bích Thảo – Trưởng Khoa VLTL & PHCN, Bệnh viện Gia An 115.
1. Sau đột quỵ nhẹ, người bệnh cần tập luyện những động tác gì?
Dù là đột quỵ nhẹ nhưng tùy theo vùng tổn thương, mức độ suy giảm chức năng mà người bệnh cần các bài tập vật lý trị liệu cho chân phù hợp. Ví dụ:
- Người bệnh có yếu cơ thì cần tập các bài phục hồi tầm vận động chủ động, tăng sức mạnh, sức bền của chi yếu.
- Người bệnh có tăng trương lực cơ kiểu liệt cứng (spastic) thì cần tập các bài tập vật lý trị liệu cho chân kéo dãn, các bài chịu sức (weight-bearing).
- Người bệnh có suy giảm về khả năng điều hợp động tác, thăng bằng thì cần huấn luyện về thăng bằng với các bài tập vật lý trị liệu cho chân cải thiện điều hợp và thăng bằng bên cạnh chú ý phòng ngừa té ngã, khởi đầu thường cần người trợ giúp sau đó tăng tiến dần.
- Người bệnh có nuốt khó thì cần tập các bài phục hồi chức năng về nuốt để đảm bảo việc ăn uống an toàn và hiệu quả.
- Người bệnh có suy giảm chú ý, trí nhớ, khả năng diễn đạt ngôn ngữ, nói không rõ… cần tập các bài về chức năng nhận thức và ngôn ngữ-lời nói
Những tháng đầu sau đột quỵ là thời gian vàng cho phục hồi chức năng, vì vậy người bệnh cần được trị liệu sớm và tích cực để đạt được mức phục hồi cao nhất có thể.
Sau giai đoạn điều trị nội trú, người bệnh nên đến khám ngoại trú tại khoa Vật lý trị liệu và Phục hồi chức năng để được kiểm tra và hướng dẫn các bài tập vật lý trị liệu cho chân phù hợp cho từng giai đoạn diễn tiến sau tai biến mạch máu não.
Ngoài các bài tập vật lý trị liệu cho chân có thể tự thực hiện ở nhà, nhiều trường hợp cần được can thiệp bởi chuyên viên trị liệu như kĩ thuật tạo thuận cảm thụ bản thể thần kinh cơ (PNF), tập thăng bằng, tập dáng đi, hướng dẫn sử dụng đai-nẹp phù hợp. Một số trường hợp cần được tăng cường điều trị với các thiết bị vật lý trị liệu như máy kích thích điện thần kinh cơ, từ trường, các thiết bị điều trị giảm đau.
Những tháng đầu sau tai biến mạch máu não là thời gian vàng cho phục hồi chức năng, vì vậy người bệnh cần được trị liệu sớm và tích cực để đạt được mức phục hồi cao nhất có thể, phòng tránh các biến chứng do tư thế xấu, co rút, té ngã.
2. Sau tai biến, người bệnh tập vật lý trị liệu tại nhà lưu ý thao tác gì?
Người bệnh cần lưu ý tư thế tốt để bảo vệ các khớp ở tay và chân bên liệt.
– Người bệnh có suy giảm cảm giác cần cẩn thận phòng tránh tổn thương da do bỏng hoặc nguyên nhân khác.
– Lưu ý về phòng ngừa té ngã khi thay đổi tư thế, tập các bài tập vật lý trị liệu cho chân trong tư thế đứng và đi lại.
– Tập luyện các bài tập vật lý trị liệu cho chân cải thiện tầm vận động và chức năng, có thể sử dụng các dụng cụ hỗ trợ như banh, gậy, khăn, bục, dây… như hướng dẫn của trị liệu viên vật lý trị liệu.
Xem ngay: Khám sức khỏe bao nhiêu tiền
3. Người bệnh đột quỵ thường cảm thấy hụt hơi khi tập vật lý trị liệu, nguyên nhân do đâu?
Tai biến mạch máu não là tình trạng bệnh lý nặng, ảnh hưởng đến sức khỏe toàn thể, người bệnh cũng có thể có bệnh lý nền như tim mạch, huyết áp, thể trạng ít vận động trước khi khởi phát bệnh, lão suy…
Người bệnh có thể cảm thấy hụt hơi, mệt khi bắt đầu tập vận động do tình trạng yếu cơ ở tay chân bên liệt, yếu cơ toàn thể hoặc giảm sức bền tim-phổi. Vì vậy kĩ thuật viên vật lý trị liệu luôn theo dõi sát và chọn mức độ vận động phù hợp rồi tăng tiến theo thời gian, khả năng của người bệnh.
BS.CKI Huỳnh Bích Thảo - Trưởng Khoa Vật lý trị liệu & Phục hồi chức năng - BV Gia An 115
4. Bệnh nhân đột quỵ gặp các vấn đề hô hấp, rối loạn nuốt có cần tập vật lý trị liệu và phục hồi chức năng?
Rối loạn nuốt có thể dẫn đến viêm phổi. Người bệnh nằm tại giường cũng có tăng nguy cơ xẹp phổi, viêm phổi.
Bệnh nhân bị rối loạn nuốt sẽ có những biểu hiện như:
- Ho trước-trong-sau khi ăn uống.
- Thay đổi sắc mặt
- Biểu hiện nuốt khó phải cố gắng nuốt
- Ngậm lâu, nuốt chậm
- Sặc với nước miếng
- Chất tiết ứ đọng vùng hầu họng ngoài lúc ăn uống…
Nếu xảy ra những triệu chứng kể trên, người bệnh cần được khám và hướng dẫn để ăn uống an toàn và hiệu quả. Một số trường hợp người bệnh cần được nuôi ăn qua ống. Lúc này, bệnh nhân vẫn tiếp tục tập nuốt (nuốt khan hoặc tập ăn qua miệng) tùy theo khả năng nuốt của người bệnh.
Ngoài ra, vệ sinh miệng trong cả 2 tình huống có hoặc không có ống nuôi ăn là rất cần thiết để giảm bớt nguy cơ viêm phổi do vi trùng từ khoang miệng. Đồng thời, vệ sinh miệng còn giúp tăng cường cảm giác sạch sẽ, dễ chịu, tăng kích thích cảm giác và vận động vùng miệng hỗ trợ cho sự phục hồi.
Người bệnh gặp các khó khăn về hô hấp cần phải can thiệp vật lý trị liệu. Không chỉ tập về hô hấp như tập thở, tập ho đúng cách mà việc tập vận động, cải thiện khả năng ngồi và ra khỏi giường là rất quan trọng.
Một số người bệnh rất yếu và không thể tự ngồi được. Khi đó, chuyên viên Vật lý trị liệu sẽ hướng dẫn cách xoay trở để thay đổi tư thế mà không gây tổn thương khớp cho người bệnh, ngồi có nâng đỡ rồi hướng đến tự ngồi.
Theo đó, tư thế ngồi thẳng giúp hỗ trợ thông khí cho phổi, cải thiện cơ lực của thân người và đầu cổ, từ đó mới cải thiện chức năng hô hấp và nuốt. Ngồi và ra khỏi giường giúp cho người bệnh tỉnh táo hơn và phục hồi chức năng tốt hơn.
BS.CKI Huỳnh Bích Thảo - Trưởng Khoa VLTL & PHCN,
Bệnh viện Gia An 115