Ai có nguy cơ bị nhồi máu cơ tim, dấu hiệu cảnh báo sớm để xử trí ?

 

Những người hút thuốc, ăn nhiều đồ chiên hoặc chế biến sẵn, mắc các bệnh tiểu đường, cao huyết áp, bệnh thận… có nguy cơ cao bị nhồi máu cơ tim.

Nhồi máu cơ tim nguy hiểm ra sao

Nhồi máu cơ tim nguy hiểm ra sao

Nhồi máu cơ tim là một tình trạng nguy hiểm đến tính mạng xảy ra khi dòng máu đến cơ tim bị cắt đột ngột, gây tổn thương mô. Nhồi máu cơ tim thường là kết quả của sự tắc nghẽn ở một hoặc nhiều động mạch vành. Tắc nghẽn có thể xảy ra do sự tích tụ của các mảng bám hình thành chủ yếu từ chất béo, cholesterol và các chất thải tế bào; hoặc do một cục máu đông đột ngột hình thành trên chỗ tắc nghẽn.

Có nhiều yếu tố nguy cơ gây nhồi máu cơ tim gồm: tuổi già, di truyền, huyết áp cao, cholesterol cao, béo phì, uống quá nhiều rượu, căng thẳng, không vận động, mắc các bệnh tiểu đường, bệnh thận... Dưới đây là một số nhóm người có nguy cơ cao bị nhồi máu cơ tim.

Người ăn nhiều đồ chiên hoặc chế biến sẵn

Nguyên nhân chính gây ra các vấn đề về tim mạch có thể là hàm lượng chất béo trong thức ăn. Những người ăn nhiều thực phẩm chế biến sẵn hoặc chiên; thịt và sữa có chứa chất béo bão hòa chuyển hóa và bão hòa không tốt cho sức khỏe thì có nguy cơ mắc bệnh tim cao hơn. Béo phì có thể làm tăng khả năng bị nhồi máu cơ tim.

Theo một nghiên cứu được xuất bản trên Trung tâm Thông tin Công nghệ sinh học Quốc gia Mỹ (NCBI), việc thay thế 2% lượng calo tiêu thụ từ carbohydrate bằng chất béo chuyển hóa có thể làm tăng gấp đôi nguy cơ mắc bệnh tim.

Ngoài ra, máu chứa một loại chất béo gọi là chất béo trung tính, có tác dụng lưu trữ năng lượng dư thừa từ thực phẩm được tiêu thụ. Khi mức chất béo trung tính trong máu cao, bạn có thể có nhiều nguy cơ bị nhồi máu cơ tim.

Mặt khác, nếu bạn cũng có nồng độ cholesterol LDL cao trong máu, khả năng bị bệnh tim cũng cao hơn. Điều này là do cholesterol LDL có thể dính vào thành động mạch và tạo ra mảng bám, một chất cứng ngăn chặn dòng chảy của nguồn máu trong động mạch.

Vì vậy, mỗi người cần giảm cholesterol và chất béo không lành mạnh trong cơ thể bằng cách thực hiện một chế độ ăn uống cân bằng, chứa ít thực phẩm chế biến sẵn. Bác sĩ có thể đề xuất thực đơn dinh dưỡng tốt nhất cho bạn và xác định xem bạn có cần dùng thuốc không.

Người huyết áp cao, tiểu đường, bệnh thận mạn

Nguyên nhân phổ biến nhất của bệnh tim ở người bị tiểu đường là xơ cứng động mạch vành hoặc xơ vữa động mạch, do sự tích tụ cholesterol trong các mạch máu cung cấp oxy và dinh dưỡng cho tim.

Theo thời gian, lượng đường trong máu cao có thể phá hủy các mạch máu và dây thần kinh điều khiển tim. Những người bệnh tiểu đường cũng có nhiều khả năng mắc các bệnh lý khác làm tăng nguy cơ bị nhồi máu cơ tim như huyết áp cao.

Theo Mayo Clinic, các động mạch bị thu hẹp và tổn thương do huyết áp cao gặp khó khăn trong việc cung cấp máu cho tim. Lượng máu đến tim quá ít có thể dẫn đến đau ngực (đau thắt ngực), nhịp tim bất thường (loạn nhịp tim) hoặc nhồi máu cơ tim.

Ai có nguy cơ bị nhồi máu cơ tim

Ai có nguy cơ bị nhồi máu cơ tim

Bên cạnh đó, người bị bệnh thận mạn cũng có nguy cơ cao bị nhồi máu cơ tim. Khi thận hoạt động không tốt, tim cần phải bơm máu nhiều hơn để đưa máu đến thận, khiến tim căng thẳng hơn. Điều này có thể dẫn đến bệnh tim, trong đó có nhồi máu cơ tim.

Do đó, theo CDC Mỹ, kiểm soát tốt một bệnh có thể giúp người bệnh ngăn ngừa những bệnh khác, giảm nguy cơ mắc thêm các biến chứng.

Người cao tuổi

Theo Đại học Tim mạch Mỹ, sự lão hóa bình thường khiến tim và mạch máu cứng lại, có thể dẫn đến nguy cơ đau tim. Đối với những người trên 75 tuổi, huyết áp cao là bệnh tim phổ biến nhất, tiếp theo là bệnh động mạch vành và suy tim.

Nam giới có nguy cơ bị đau tim cao hơn sau 45 tuổi và phụ nữ có nguy cơ bị đau tim cao hơn sau 55 tuổi hoặc sau mãn kinh.

Huyết áp tâm thu (số cao nhất trong số đo huyết áp) cũng tăng theo tuổi. Trong suốt cuộc đời, cứ 10 người thì có 9 người bị cao huyết áp. Nhịp tim cao nhất cũng giảm đi khi bạn lớn tuổi do những thay đổi trong khả năng tự điều chỉnh nhịp tim.

Ngoài ra, chức năng và khả năng vận động của mỗi người thường giảm khi cơ bắp yếu đi. Vận động là cách tốt nhất để làm chậm quá trình mất cơ và duy trì khả năng hoạt động của hệ thống tim mạch trong việc hấp thụ và vận chuyển oxy.

Tiền sử gia đình mắc bệnh tim

Nếu có cha mẹ hoặc anh chị em ruột có tiền sử bệnh tim hoặc nhồi máu cơ tim, đặc biệt là khi còn trẻ, thì bạn có nguy cơ cao bị bệnh tim. Rủi ro tăng lên nếu bố hoặc anh em trai được chẩn đoán mắc bệnh tim từ 55 tuổi trở xuống; mẹ hoặc chị em gái được chẩn đoán mắc bệnh tim từ 65 tuổi trở xuống.

Người hút thuốc

Theo WebMD, khoảng 20% trường hợp tử vong do bệnh tim ở Mỹ có liên quan trực tiếp đến hút thuốc. Khả năng mắc bệnh tim của một người tăng lên theo số lượng và thời gian hút thuốc lá. Chất nicotine trong thuốc lá có thể làm giảm lượng oxy đến tim, gây tăng huyết áp và nhịp tim; đồng thời làm tổn thương cho các tế bào lót động mạch vành và các mạch máu khác, tăng nguy cơ đau tim.

Theo Healthline, Cleveland Clinic

 

Bệnh viện Gia An 115 thuộc Tập đoàn Hoa Lâm là bệnh viện đa khoa nằm ở cửa ngõ miền Tây Nam Bộ. Với hệ thống trang thiết bị y tế hiện đại cùng đội ngũ chuyên gia, bác sĩ được đào tạo bài bản trong và ngoài nước, đặc biệt có sự tham gia của các chuyên gia đầu ngành đến từ Bệnh viện Nhân dân 115, Bệnh viện Gia An 115 đã điều trị thành công rất nhiều ca bệnh phức tạp, trong đó có nhiều ca phẫu thuật tim mạch, cột sống, cơ xương khớp, phẫu thuật thần kinh về khối u não, u tủy sống…

Bệnh viện đã thông tuyến Bảo hiểm y tế, tất cả thẻ BHYT không phân biệt nơi khám chữa bệnh ban đầu đều được hưởng đúng tuyến trong mọi trường hợp khám bệnh ngoại trú và điều trị nội trú.

Địa chỉ: Số 05, Đường 17A, Khu phố 11, P. Bình Trị Đông B, Q. Bình Tân, TP. HCM

Điện thoại: (028) 62 885 886 – 1800 9045

Website: www.giaan115.com


TIN LIÊN QUAN