Tư vấn chế độ ăn uống dành cho người đái tháo đường

Chế độ ăn uống dành cho người đái tháo đường rất quan trọng. Một chế độ ăn đầy đủ dinh dưỡng hợp lý sẽ giúp người bệnh kiểm soát tốt đường huyết. Hãy theo dõi những thông tin hữu ích về dinh dưỡng dành cho người bệnh đái tháo đường tại bài viết.

Bệnh đái tháo đường là gì?

Bệnh đái tháo đường là bệnh rối loạn chuyển hóa đặc trưng bởi tăng glucose huyết mạn tính do giảm bài tiết insulin, giảm khả năng hoạt động của insulin, hoặc cả hai. Tăng glucose mạn tính trong thời gian dài gây nên những rối loạn chuyển hóa carbohydrate, protide, lipide, gây tổn thương ở nhiều cơ quan khác nhau, đặc biệt ở tim và mạch máu, thận, mắt, thần kinh… và có thể gây tử vong cho người bệnh.

Đái tháo đường đặc trưng bởi tăng nồng độ glucose máu mạn tính

Đái tháo đường đặc trưng bởi tăng nồng độ glucose máu mạn tính

Bệnh đái tháo đường chia thành những loại khác nhau. Cụ thể:

  • Đái tháo đường Type 1: do phá hủy tế bào beta tụy, dẫn đến thiếu insulin tuyệt đối.
  • Đái tháo đường Type 2: do giảm chức năng của tế bào beta tụy tiến triển trên nền tảng đề kháng insulin
  • Đái tháo đường thai kỳ: là đái tháo đường được chẩn đoán trong 3 tháng giữa hoặc 3 tháng cuối của thai kỳ và không có bằng chứng về đái tháo đường type 1, type 2 trước đó
  • Thể bệnh chuyên biệt của đái tháo đường do các nguyên nhân khác, như đái tháo đường sơ sinh hoặc đái tháo đường do sử dụng thuốc và hóa chất như sử dụng glucocorticoid, điều trị HIV/AIDS hoặc sau cấy ghép mô…

Chuyên gia y tế khuyên rằng, song song với phác đồ điều trị, người bệnh cần chú trọng đến chế độ ăn uống dành cho người đái tháo đường để kiểm soát đường huyết, ngăn ngừa các biến chứng của bệnh.

Xem ngay: Dịch vụ khám tổng quát trọn gói tại Bệnh viện Gia An 115 uy tín, chất lượng

Lợi ích từ chế độ ăn uống hợp lý dành cho người đái tháo đường

Đái tháo đường có thể gây ra các biến chứng nặng nề cho cơ thể, thậm chí có thể dẫn đến tử vong. Vì vậy, việc tuân thủ một chế độ ăn uống hợp lý trong quá trình điều trị bệnh là rất cần thiết và quan trọng.

Tuy nhiên, rất ít người bệnh biết rõ về lợi ích của chế độ ăn uống dành cho người đái tháo đường. Một chế độ ăn uống hợp lý có rất nhiều lợi ích đối với cơ thể người bệnh. Bao gồm:

  • Cải thiện tình trạng sức khỏe cho người bệnh
  • Kiểm soát đường huyết, huyết áp và lipid máu phù hợp
  • Đạt được và duy trì mục tiêu cân nặng
  • Làm chậm hoặc phòng ngừa các biến chứng của đái tháo đường.

Chế độ ăn uống dành cho người đái tháo đường rất quan trọng

Chế độ ăn uống dành cho người đái tháo đường rất quan trọng  (Ảnh minh họa internet)

Như vậy, tuân thủ chế độ ăn uống dành cho người đái tháo đường sẽ mang lại rất nhiều lợi ích. Tuy nhiên, để thiết lập được một thực đơn ăn uống đa dạng và hợp lý, người bệnh cần biết những nguyên tắc ăn uống dành cho người đái tháo đường, từ đó chọn lựa những thực phẩm phù hợp.

Nguyên tắc ăn uống dành cho người đái tháo đường

Nguyên tắc ăn uống dành cho người đái tháo đường rất quan trọng. Nếu người bệnh không nắm rõ những nguyên tắc này có thể gây ra việc lựa chọn sai thực phẩm và ảnh hưởng đến sức khỏe.

Theo chuyên gia dinh dưỡng, người bệnh cần tuân thủ những nguyên tắc sau:

  • Đảm bảo cung cấp đủ dinh dưỡng cân bằng cả về số lượng và chất lượng
  • Không làm tăng đường huyết nhiều sau ăn, không làm hạ đường huyết xa bữa ăn
  • Duy trì hoạt động thể lực bình thường
  • Duy trì cân nặng hợp lý
  • Không thay đổi quá nhanh và quá nhiều cơ cấu và khối lượng bữa ăn
  • Đơn giản không quá đắt tiền
  • Phù hợp với tập quán địa phương dân tộc

Nguyên tắc ăn uống cần nhớ cho người bệnh đái tháo đường

Nguyên tắc ăn uống cần nhớ cho người bệnh đái tháo đường (Ảnh minh họa internet)

Chế độ ăn uống dành cho người đái tháo đường là vấn đề được nhiều người quan tâm. Người đái tháo đường nên ăn gì, uống gì và nên kiêng gì? Hãy cùng theo dõi phần giải đáp trong bài viết.

Người bệnh đái tháo đường nên ăn gì? Kiêng gì?

Theo các chuyên gia dinh dưỡng, mỗi người cần nạp đủ 4 nhóm chất vào cơ thể để duy trì năng lượng, gồm: nhóm tinh bột, chất đạm, chất béo, vitamin và khoáng chất. Khi mắc bệnh lý đái tháo đường, người bệnh vẫn cần lựa chọn các loại thực phẩm thuộc đủ 4 nhóm chất này.

Nhóm tinh bột tốt cho người đái tháo đường

Theo chuyên gia, một ngày người bệnh nên tiêu thụ chất bột đường với tỷ lệ 50-60% tổng năng lượng của khẩu phần ăn. Tiêu thụ quá nhiều chất bột đường, đặc biệt là thực phẩm có chỉ số đường huyết cao, sẽ làm tăng vọt lượng glucose trong máu sau khi ăn, rất nguy hiểm đối với sức khỏe người bệnh. Tuy nhiên, người bệnh không nên sử dụng quá ít hoặc bỏ qua nhóm tinh bột. Như vậy, cơ thể sẽ mất năng lượng làm việc.

Ngũ cốc nguyên cám rất tốt cho người bệnh đái tháo đường

Ngũ cốc nguyên cám rất tốt cho người bệnh đái tháo đường (Ảnh minh họa internet)

Để kiểm soát tốt đường huyết sau khi ăn, người bệnh nên ưu tiên lựa chọn các thực phẩm có chỉ số đường huyết (GI) và tải đường huyết (GL) thấp. Bữa ăn nên sử dụng các thực phẩm chứa nhiều chất xơ như rau, đậu, các loại ngũ cốc nguyên hạt như gạo lứt/gạo lật, khoai củ, bánh mỳ đen…

Thực phẩm chứa nhiều protein tốt cho người bệnh tiểu đường

Theo khuyến cáo từ chuyên gia, khẩu phần có quá nhiều chất đạm không tốt với người đái tháo đường có kèm theo biến chứng về thận. Lượng protein nên đạt 15-20% tổng năng lượng khẩu phần ăn, tối thiểu từ 1-1,2g/kg/ngày đối với người bệnh đái tháo đường không có protein niệu, không suy thận.

Bởi khẩu phần ăn quá nhiều đạm gây ảnh hưởng đến hoạt động đào thải chất độc tại thận. Người bệnh nên sử dụng phối hợp cả nhóm chất đạm từ động vật và thực vật. Cụ thể:

  • Protein từ động vật bao gồm: Thịt cá, thịt bò, trứng, sữa, tôm, cua, ốc…
  • Protein từ thực vật: Các loại đậu, đỗ, lạc, vừng, đỗ…

Cân bằng nhóm protein dành cho người bị đái tháo đường

Cân bằng nhóm protein dành cho người bị đái tháo đường (Ảnh minh họa internet)

Một số chuyên gia dinh dưỡng khuyên rằng, người bệnh đái tháo đường nên tăng cường ăn cá hơn là các loại thịt đỏ. Chế độ ăn uống này nhằm hạn chế các biến chứng về tim mạch cho người đái tháo đường.

Nhóm chất béo

Tỷ lệ năng lượng đến từ chất béo chiếm khoảng 20-25% khẩu phần ăn, chất béo không bão hòa nên dưới 10% năng lượng và cholesterol dưới 300mg/ngày. Người bệnh lưu ý nên hạn chế tối đa chất béo bão hòa, các loại chất béo đã qua chế biến ở nhiệt độ cao.

Trong khẩu phần ăn của người đái tháo đường vẫn cần một lượng chất béo để cung cấp năng lượng. Nên ăn các acid béo bão hòa trong các loại dầu hạt để phòng các biến chứng về tim mạch, mỡ máu.

Chất xơ

Chất xơ đến từ rau xanh đóng vai trò quan trọng trong việc bổ sung chất xơ và nguồn vitamin tự nhiên, khoáng chất giúp nâng cao sức đề kháng và tăng cường chuyển hóa của cơ thể.

Người đái tháo đường nên ăn nhiều chất xơ

Người đái tháo đường nên ăn nhiều chất xơ

Đặc biệt, ăn nhiều chất xơ sẽ giúp bạn cảm thấy no nhanh hơn và giảm bớt khẩu phần ăn từ các nhóm chất khác. Bên cạnh rau xanh, một số loại củ cũng rất tốt cho sức khỏe như: bông cải xanh, mướp đắng, hành tây, rau bắp cải, rau dền, rau diếp cá, cà rốt…

Những loại rau của này có chứa beta-carotene cao giúp kiểm soát đường huyết rất tốt. Quan trọng hơn, các loại rau xanh sẽ làm chậm quá trình chuyển hóa đường trong máu, giảm lượng đường huyết một cách hiệu quả.

Xem ngay: Giải đáp: Người bị tiểu đường bao lâu thì biến chứng?

Vi chất dinh dưỡng

Người bệnh đái tháo đường cần cung cấp các vi chất dinh dưỡng như người bình thường. Vi chất tự nhiên được nhiều bác sĩ khuyên dùng cho người bệnh đái tháo đường. Khi ăn trái cây cần lưu ý:

  • Nên ăn nguyên múi, nguyên miếng không nên ép nước vì quá trình chế biến trái cây đã mất đi chất xơ nên đường được hấp thu nhanh hơn.
  • Không nên ăn hoa quả quá 20% mức năng lượng hàng ngày, vì sẽ gây ảnh hưởng không tốt đến chuyển hóa chất béo, chất bột đường
  • Chọn trái cây có chỉ số đường huyết thấp như: ổi, lê, táo, cam…
  • Ăn vừa phải trái cây có chỉ số đường huyết trùng bình như chuối, đu đủ.
  • Hạn chế ăn trái cây làm tăng chỉ số đường huyết nhanh như: dưa hấu, vải, nhãn, xoài…

Kết luận

Thực đơn ăn uống dành cho người đái tháo đường rất quan trọng. Tuân thủ chế độ ăn uống phù hợp sẽ giúp người bệnh tăng hiệu quả điều trị và ngăn ngừa các biến chứng của bệnh. Người bệnh nên tham khảo kỹ các thông tin về dinh dưỡng trong bài viết phía trên, có thể liên hệ trực tiếp bác sĩ để được tư vấn chi tiết.

Đặt lịch khám ngay, Chúng tôi sẽ liên hệ hỗ trợ bạn!

Vui lòng điền thông tin đặt lịch khám để được phục vụ tốt nhất và rút ngắn thời gian khám bệnh!