Bệnh trĩ có mấy loại, cách phân biệt và điều trị hiệu quả

Số người mắc bệnh trĩ đang ngày càng tăng do thói quen ăn uống không lành mạnh, ít vận động. Tuy nhiên, nhiều bệnh nhân ngại đi khám để bệnh tiến triển nặng, biến chứng nghiêm trọng. Bài viết này sẽ giúp bạn tìm hiểu bệnh trĩ có mấy loại, các cấp độ nặng nhẹ để chú ý thăm khám kịp thời.

Tìm hiểu thế nào là bệnh trĩ?

Bệnh trĩ (hemorrhoids) hay lòi dom trong dân gian là tình trạng các tĩnh mạch ở hậu môn, trực tràng dưới bị giãn. Thông thường, trĩ không chỉ xuất hiện trên tĩnh mạch mà trên hệ thống các mạch máu gồm cả động mạch, thông nối động - tĩnh mạch đến cơ trơn và mô liên kết xung quanh.

Tình trạng gia tăng áp lực thường xuyên khiến cho các mạch máu bị phình giãn và tạo các búi trĩ ở hậu môn, kèm với đó là nhiều triệu chứng như đau, rát, chảy máu, búi trĩ sa ra ngoài.

Theo thống kê, trĩ là bệnh lý đại trực tràng phổ biến nhất ở nước ta, chiếm tới 35 - 50% các ca bệnh hậu môn trực tràng. Bệnh lý này tuy không quá nguy hiểm nhưng lại gây phiền toái, ảnh hưởng đến sinh hoạt, công việc của người bệnh. Do đó, bạn cần hiểu rõ bệnh trĩ có mấy loại, các cấp độ, các yếu tố nguy cơ để phòng tránh cũng như điều trị khi mắc bệnh.

Thông tin tổng quan về bệnh trĩ nên biết (Ảnh minh họa internet)

Thông tin tổng quan về bệnh trĩ nên biết (Ảnh minh họa internet)

Bệnh trĩ có mấy loại, các cấp độ từ nhẹ tới nặng

Theo các tài liệu y khoa, bệnh trĩ hiện phân thành 3 loại. Cách xác định thường dựa trên vị trí xuất hiện của búi trĩ.

Trĩ nội                             

Trĩ nội là tình trạng búi trĩ hình thành ở phía trên đường lực - đoạn ranh giới giữa lớp trong cùng của biểu mô và trực tràng. Vì ở vị trí như vậy nên ở giai đoạn sớm, bệnh nhân khó cảm nhận, chỉ phát hiện khi đã đi tiêu ra máu. Khi búi trĩ to và sa xuống, bệnh nhân sẽ thấy lòi búi trĩ lúc đi tiêu.

Dựa theo tiến độ của bệnh, trĩ nội được phân thành 4 cấp độ gồm:

  • Độ 1: Búi trĩ mới hình thành bên trong hậu môn, bệnh nhân chưa có triệu chứng rõ nét. Thỉnh thoảng, người bệnh đại tiện ra máu hoặc đau rát nhưng ít và tồn tại thời gian ngắn.
  • Độ 2: Triệu chứng khó chịu và đau rát rõ ràng hơn, số lần ra máu khi đại tiện cũng thường xuyên hơn. Bệnh nhân cảm nhận được búi trĩ lòi ra ngoài khi đại tiện nhưng búi trĩ có thể tự co lên.
  • Độ 3: Búi trĩ sa ra ngoài, không có khả năng tự co trở lại mà phải cần người bệnh dùng tay ấn vào. Cảm giác đau rát, chảy máu, khó chịu xuất hiện liên tục khi đi vệ sinh hoặc cả lúc ngồi ghế.
  • Độ 4: Đây là giai đoạn nặng nhất khi búi trĩ thường xuyên sa ra ngoài kể cả khi bệnh nhân không đi đại tiện. Chỉ cần ngồi xổm, làm việc nặng hay đi lại nhiều, búi trĩ cũng có thể sa xuống và gây nhiều đau đớn, khó khăn cho việc đại tiện, sinh hoạt hằng ngày.

Bệnh trĩ có mấy loại và các cấp độ từ nhẹ đến nặng (Ảnh minh họa internet)

Bệnh trĩ có mấy loại và các cấp độ từ nhẹ đến nặng (Ảnh minh họa internet)

Xem ngay: Gói khám sức khỏe toàn diện chuyên sâu tại Hồ Chí Minh

Trĩ ngoại

Khi tìm hiểu bệnh trĩ có mấy loại, bạn sẽ thấy bệnh lý này có 2 dạng chính là trĩ nội và trĩ ngoại. Trong đó, trĩ ngoại là tình trạng búi trĩ hình thành ở phía dưới đường lược và lớp da của hậu môn. Do nằm bên ngoài nên có thể dễ dàng nhìn, sờ thấy búi trĩ, đi kèm với tình trạng đau, rát khó chịu nhiều hơn trĩ nội do vùng tổn thương ở bên ngoài, dễ tiếp xúc, cọ xát trực tiếp với quần áo, ghế ngồi.

Trĩ hỗn hợp

Trĩ hỗn hợp là hiện tượng các búi trĩ ở trên và dưới đường lược (trĩ nội và trĩ ngoại) cùng xuất hiện và liên kết với nhau. Điều này khiến kích thước búi trĩ tăng nhanh hơn, chiếm phần lớn chu vi ống hậu môn, có thể gây ra nhiều biến chứng.

Các yếu tố nguy cơ gây bệnh trĩ

Bất kỳ yếu tố nào tạo ra áp lực lên hậu môn và trực tràng đều có thể là nguy cơ gây ra bệnh trĩ. Trong đó phổ biến hơn cả là những yếu tố sau:

  • Rặn khi đi cầu
  • Tiêu chảy hoặc táo bón trong thời gian dài
  • Đại tiện không đều
  • Đứng hoặc ngồi quá lâu, đặc biệt là khi đi cầu
  • Thường xuyên bê vác nặng
  • Thừa cân béo phì
  • Đang mang thai
  • Ăn thiếu chất xơ
  • Sử dụng thuốc nhuận tràng quá nhiều
  • Người lớn tuổi
  • Gia đình (cha hoặc mẹ) từng mắc bệnh trĩ
  • Quan hệ bằng hậu môn

Các nguyên nhân, yếu tố trên không chỉ có thể gây trĩ mà còn khiến tình trạng bệnh trĩ nặng hơn nếu tiếp tục kéo dài. Do đó, việc hiểu lý do xuất hiện trĩ rất quan trọng, ảnh hưởng lớn đến việc điều trị.

Bệnh trĩ có mấy loại và những nguyên nhân thường gặp (Ảnh minh họa internet)

Bệnh trĩ có mấy loại và những nguyên nhân thường gặp (Ảnh minh họa internet)

Những triệu chứng thường gặp, dễ nhận biết của bệnh trĩ

Trong quá trình tìm hiểu bệnh trĩ có mấy loại, bạn cũng phần nào nắm được các triệu chứng của tình trạng này, bao gồm:

  • Cảm giác ngứa ngáy, khó chịu xung quanh hậu môn.
  • Hậu môn đau và kích ứng, khó chịu tăng dần theo cấp độ, đặc biệt là khi đi cầu.
  • Nóng rát ở hậu môn cả lúc đi cầu và sau đó.
  • Xuất hiện búi trĩ ở gần hậu môn và đôi khi sờ thấy được.
  • Xuất hiện máu khi đi đại tiện, tùy mức độ mà bệnh nhân thấy máu thấm trên giấy, nhỏ giọt hoặc bắn thành tia, càng rặn càng chảy nhiều hơn.

Nếu mức độ trĩ quá nặng và không được điều trị sớm thì có thể gây ra một số biến chứng như:

  • Thiếu máu: Do chảy máu mãn tính ở búi trĩ.
  • Nghẹt búi trĩ: Búi trĩ sa xuống, mắc kẹt khiến máu không thể cung cấp gây đau.
  • Tắc mạch: Cục máu đông hình thành bên trong mạch máu của búi trĩ kèm cảm giác căng, đau rát.
  • Viêm da quanh hậu môn: Do các búi trĩ bị loét gây cảm giác khó chịu.

Các triệu chứng gây ra nhiều khó chịu cho người bệnh (Ảnh minh họa internet)

Các triệu chứng gây ra nhiều khó chịu cho người bệnh (Ảnh minh họa internet)

Các phương pháp được áp dụng để điều trị bệnh trĩ

Trong quá trình tìm hiểu bệnh trĩ có mấy loại, chúng ta có thể thấy được sự khó chịu mà các triệu chứng gây ra. Do đó, các phương pháp điều trị thường được áp dụng để khiến tình trạng không nghiêm trọng hơn, giảm ảnh hưởng đến cuộc sống cho bệnh nhân.

Điều trị nội khoa

Các phương pháp điều trị nội khoa, bảo tồn thường được áp dụng với hầu hết trường hợp búi trĩ ở giai đoạn nhẹ:

  • Thêm thực phẩm giàu chất xơ vào khẩu phần ăn: Như trái cây, rau củ, ngũ cốc nguyên hạt.
  • Sử dụng thuốc bôi hoặc cải thiện khả năng tuần hoàn máu.
  • Hạn chế các chất kích thích, rượu bia, các đồ cay nóng có thể ảnh hưởng đến đại tiện.
  • Tránh hoạt động quá mạnh hay ngồi, đứng lâu.
  • Thay đổi thói quen đại tiện để giảm táo bón.
  • Ngâm hậu môn trong nước ấm từ 10 - 15 phút x2 - 3 lần/ngày.
  • Sử dụng thuốc.

Điều trị ngoại khoa

Cần lưu ý rằng, dù bệnh trĩ có mấy loại và mắc loại trĩ nào thì người bệnh cũng cần chủ động cải thiện lối sống vì đây là yếu tố quan trọng trong điều trị bệnh trĩ cũng như giảm nguy cơ tái phát bệnh. Trĩ ở giai đoạn nặng có thể cần sự can thiệp của các phương pháp điều trị ngoại khoa như: phương pháp PPH, phương pháp HCPT, cắt trĩ bằng laser, phương pháp Longo.

Có nhiều phương pháp điều trị trĩ hiện đang được áp dụng (Ảnh minh họa internet)

Có nhiều phương pháp điều trị trĩ hiện đang được áp dụng (Ảnh minh họa internet)

Các phòng tránh bệnh trĩ bạn cần chú ý áp dụng

Trĩ là bệnh có thể ngăn ngừa thông qua chế độ ăn uống và sinh hoạt. Một số lưu ý mà bạn nên tham khảo thực hiện như:

  • Cung cấp đầy đủ chất xơ trong khẩu phần ăn để làm mềm và tăng khối lượng phân.
  • Uống nước hoặc các chất lỏng khác (không phải rượu) đủ từ 1,5 - 2,5 lít mỗi ngày.
  • Tránh việc rặn mạnh khi đi đại tiện vì sẽ gây ra áp lực lớn lên các mạch máu ở trực tràng dưới.
  • Đi cầu ngay khi có cảm giác mắc, không cố nhịn vì sẽ làm nước bị hấp thu ngược trở lại khiến phân cứng, khô khó đi hơn.
  • Tránh ngồi quá lâu vì có thể làm tăng áp lực lên tĩnh mạch hậu môn.

Trên đây, bài viết đã giúp bạn hiểu hơn về bệnh trĩ có mấy loại, các triệu chứng và cấp độ có thể gặp. Tuy bệnh lý này ít nghiêm trọng nhưng người bệnh không nên chủ quan, bỏ qua các dấu hiệu. Bạn cần được thăm khám bởi bác sĩ để được chẩn đoán chính xác và điều trị để hạn chế ảnh hưởng đến cuộc sống.

Xem ngay: Khám sức khỏe tiền hôn nhân (trước cưới) có cần thiết không?

Đặt lịch khám ngay, Chúng tôi sẽ liên hệ hỗ trợ bạn!

Vui lòng điền thông tin đặt lịch khám để được phục vụ tốt nhất và rút ngắn thời gian khám bệnh!

028 62 885 886