Bệnh suy tim là gì? Bị bệnh suy tim sống được bao lâu?
Người bị suy tim sống được bao lâu? Điều này tùy thuộc vào mức độ bệnh lý, sức khỏe nền, cách chăm sóc và phác đồ điều trị. Thông tin về thời gian sống của bệnh nhân suy tim và cách kéo dài tuổi thọ sẽ có trong bài viết. Hãy cùng theo dõi!
Bệnh suy tim là gì? Có nguy hiểm không?
Suy tim là một hội chứng lâm sàng do biến đổi cấu trúc và/hoặc chức năng của tim do nhiều nguyên nhân và bệnh học khác nhau. Hậu quả là tăng áp lực trong buồng tim và/hoặc giảm cung lượng tim khi gắng sức hay khi nghỉ.
Khi mắc bệnh suy tim, người bệnh sẽ gặp phải tình trạng máu và oxy không được bơm đủ từ tim đến các cơ quan và các mô trong cơ thể. Khả năng thu hồi máu từ các cơ quan trở về tim cũng giảm sút dẫn đến máu ứ đọng tại các tĩnh mạch và các mô, gây ra phù nề như phù mắt cá chân, bàn chân hoặc dạ dày và ứ dịch trong phổi gây khó thở.
Bị bệnh suy tim sống được bao lâu? Hình ảnh minh họa bệnh lý
Ở người bệnh suy tim, hoạt động phân suất tống máu cung cấp cho cơ thể bị rối loạn từ nhẹ đến nặng. Điều này ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe. Một số biến chứng của suy tim bạn có thể chưa biết, cụ thể:
- Rối loạn nhịp tim
- Phù phổi cấp
- Suy gan
- Suy thận
- Nhồi máu cơ tim
- Đột quỵ
4 Giai đoạn của bệnh lý suy tim
Theo hướng dẫn của AHA/ACC và ESC, suy tim được chia thành 4 giai đoạn. Bao gồm:
- Giai đoạn A: Đây là giai đoạn tiền suy tim, có nguy cơ mắc suy tim nhưng không có tổn thương cấu trúc tim, không có triệu chứng cơ năng suy tim.
- Giai đoạn B: Có tổn thương cấu trúc tim nhưng không có triệu chứng thực thể hay cơ năng của suy tim.
- Giai đoạn C: Có tổn thương cấu trúc tim kèm tiền sử hoặc hiện tại có triệu chứng cơ năng suy tim.
- Giai đoạn D: Suy tim nặng kháng trị cần can thiệp đặc biệt. Lúc này, người bệnh sẽ cảm thấy khó thở kể cả khi nghỉ ngơi hay khi vận động nhẹ, thời gian cần nghỉ phục hồi dài.
Suy tim có 4 giai đoạn, thời gian sống phụ thuộc vào từng giai đoạn (Ảnh minh họa internet)
Có thể thấy suy tim được chia thành nhiều giai đoạn khác nhau theo tiến triển của bệnh. Vậy, người bệnh suy tim sống được bao lâu? Cách kéo dài tuổi thọ của người bị suy tim là gì?
Người bị bệnh suy tim sống được bao lâu?
Theo một kết quả nghiên cứu, kể từ khi chẩn đoán suy tim, có khoảng 50% người bị bệnh suy tim sống được trên 5 năm. Và có khoảng 25% bệnh nhân mắc suy tim sống được trên 25 năm.
Theo các bác sĩ, tuổi thọ của người mắc bệnh suy tim phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Bao gồm:
- Mức độ bệnh lý: Theo hướng dẫn của AHA/ACC và ESC, suy tim được chia làm 4 giai đoạn A, B, C, Theo Hiệp hội Tim mạch New York dựa vào mức nặng của triệu chứng và mức hạn chế hoạt động thể lực, bệnh suy tim cũng được chia thành 4 mức độ 1, 2, 3, 4 từ nhẹ đến rất nặng. Theo các chuyên gia, tiên lượng và thời gian sống thêm phụ thuộc vào các giai đoạn bệnh lý. Nếu người bệnh đang thuộc giai đoạn suy tim nặng, thời gian sống thêm sẽ ngắn hơn.
- Tình trạng sức khỏe: Các bệnh lý nền đi kèm với suy tim như tăng huyết áp, đái tháo đường, bệnh mạch vành, bệnh viêm cơ tim… sẽ có ảnh hưởng đến thời gian sống thêm của người bệnh. Thời gian sống của người bệnh còn phụ thuộc vào mức độ cải thiện của các bệnh đó nữa.
- Tuổi thọ của người bệnh phụ thuộc vào phác đồ điều trị hiệu quả. Vì vậy, người bệnh cần được điều trị bởi những bác sĩ có chuyên môn cao và nhiều kinh nghiệm.
- Chế độ chăm sóc có vai trò rất quan trọng trong việc kéo dài tuổi thọ của người bệnh mắc suy tim. Một chế độ dinh dưỡng hợp lý, nghỉ ngơi đúng cách sẽ giúp người bệnh cân bằng sức khỏe, tăng sức bền để hợp tác điều trị có kết quả tốt.
Bị bệnh suy tim sống được bao lâu? Có thể kéo dài tuổi thọ nếu điều trị sớm và hiệu quả (Ảnh minh họa internet)
Chi tiết cách kéo dài tuổi thọ ở người bệnh bị suy tim
Để kéo dài tuổi thọ cho người bệnh bị suy tim, chúng ta cần lưu ý những yếu tố ảnh hưởng đến người bệnh kể trên. Từ đó, có phương hướng cải thiện sức khỏe hợp lý cho người bệnh.
Điều trị bệnh kịp thời và phù hợp
Để nâng cao tuổi thọ khi mắc bệnh suy tim, bạn cần biết các giai đoạn khác nhau của bệnh và những việc cần làm sau khi được chẩn đoán bệnh. Suy tim có thể trở nên nghiêm trọng nếu không được áp dụng các biện pháp điều trị kịp thời và phù hợp để làm chậm tiến triển của bệnh. Điều trị càng sớm, càng có cơ hội kéo dài tuổi thọ của người bệnh. Cụ thể:
- Giai đoạn A: Giai đoạn tiền suy tim, thông thường trong giai đoạn này người bệnh sẽ được bác sĩ hướng dẫn theo dõi các bất thường của cơ thể và tái khám định kỳ. Bên cạnh đó, bạn cần xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh, sinh hoạt hợp lý. Nếu có thêm bệnh lý kèm theo, có thể bạn sẽ được chỉ định thuốc điều trị phù hợp.
- Giai đoạn B, C và D: Phương pháp điều trị với từng người bệnh sẽ được bác sĩ chỉ định phù hợp sau khi thăm khám. Để ngăn bệnh tiến triển nặng, người bệnh cần phối hợp tích cực với bác sĩ để có hiệu quả điều trị tốt nhất. Trong trường hợp cần thiết, bạn cần phải nhập viện điều trị theo yêu cầu của bác sĩ.
Nên khám và điều trị bệnh theo hướng dẫn của bác sĩ để kéo dài tuổi thọ
Khám và điều trị suy tim ở đâu tốt?
Suy tim là một trong những bệnh tim mạch thường gặp. Có nhiều cơ sở y tế có thể khám và điều trị suy tim. Tuy nhiên, bạn nên lựa chọn đơn vị uy tín để khám và điều trị suy tim:
- Bệnh viện được cấp phép hoạt động của Bộ Y tế
- Có đội ngũ chuyên gia, bác sĩ Tim mạch có chuyên môn cao và nhiều kinh nghiệm
- Bệnh viện có cơ sở hạ tầng hiện đại, hệ thống trang thiết bị y tế tiên tiến
- Chất lượng dịch vụ cao, chi phí phù hợp để điều trị lâu dài
Bệnh viện Gia An 115 là bệnh viện đa chuyên khoa được giới y khoa và người bệnh đánh giá cao trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh và các tỉnh phía Nam. Đặc biệt, Tim mạch là một trong những khoa mũi nhọn của Bệnh viện, quy tụ nhiều chuyên gia, bác sĩ đầu ngành. Bệnh viện đã đạt được nhiều giải thưởng lớn trong nước và quốc tế, là bệnh viện đầu tiên tại Việt Nam đạt chuẩn chất lượng Hoa Kỳ (AACI) – Bệnh viện chất lượng và an toàn cho người bệnh.
Xem ngay: Gói khám sức khỏe tổng quát chuyên sâu ở Hồ Chí Minh
Chế độ dinh dưỡng, sinh hoạt dành cho người bị suy tim
Một trong những yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến suy tim là hàm lượng natri nạp vào cơ thể mỗi ngày trong chế độ ăn uống. Điều này đặc biệt quan trọng vì natri có thể làm tăng triệu chứng suy tim. Khi người bệnh ăn quá nhiều muối hoặc natri sẽ khiến cơ thể tích nước làm tăng huyết áp và gây áp lực nhiều hơn lên tim và thận.
Lời khuyên dinh dưỡng giúp trái tim khỏe mạnh
Do đó, bên cạnh uống thuốc theo toa, không tự ý ngưng thuốc hoặc thay đổi toa thuốc mà chưa có ý kiến của Bác sĩ, tái khám đúng hẹn, người bệnh suy tim cần lưu ý:
- Có chế độ ăn uống đa dạng, tăng cường ăn rau xanh, trái cây, các sản phẩm từ sữa ít béo, cá, thịt nạc, thịt gia cầm, trứng, sản phẩm từ đậu nành và dầu thực vật.
- Đối với bệnh nhân suy tim có sử dụng thuốc chống đông: Nên hạn chế ăn các loại rau quả có lá màu xanh sẫm màu như cải bó xôi, bông cải xanh, đậu hà lan, đậu xanh, củ cải, mùi tây và rau diếp...
- Chế biến món ăn dưới dạng mềm, nhừ. Không nên ăn các loại thức ăn lên men như: cải bắp, rau cải, đậu đỗ, dưa muối, thức ăn chế biến sẵn, nhiều dầu mỡ.
- Hạn chế muối, nhất là người bị suy tim nặng, thường giới hạn < 1,5g muối mỗi ngày.
- Tránh uống nhiều nước: hạn chế dịch 1,5 - 2 lít/ngày ở bệnh nhân suy tim nặng để giảm triệu chứng.
- Uống nước theo nhu cầu của bệnh nhân và mức độ suy tim. Nếu người bệnh phù nhiều thì cần phải hạn chế lượng nước đưa vào cơ thể và ăn nhạt hoàn toàn.
- Nên ăn tối sớm, đảm bảo bữa ăn phải xa giờ ngủ ban đêm, sau khi ăn cần phải nghỉ ngơi 30 - 40 phút.
- Không uống rượu ở bệnh nhân có bệnh cơ tim do rượu. Ngoài ra, hạn chế rượu theo các hướng dẫn thông thường (1ly rượu vang,1/2 lon bia, 1 cốc rượu mạnh).
- Bỏ thuốc lá.
- Tập thể dục đều đặn sẽ giúp tăng lưu thông máu và ngăn ngừa sự hình thành cục máu đông. Tùy theo giai đoạn bệnh và tình trạng sức khỏe, có thể chọn các môn tập vừa sức như đi bộ, ngồi thiền, đạp xe...
- Tránh tập thể dục ngoài trời khi thời tiết quá nóng, quá lạnh, ẩm ướt.
Kết luận
Người bị bệnh suy tim sống được bao lâu là vấn đề khiến nhiều bệnh nhân lo lắng. Theo nhiều nghiên cứu, người bệnh được điều trị hiệu quả và chế độ dinh dưỡng hợp lý có thể ngăn chặn tình trạng bệnh trở nặng và kéo dài tuổi thọ hơn 10 năm. Vì vậy, người bệnh đừng quá lo lắng, hãy nhanh chóng đặt lịch khám tại Bệnh viện Gia An 115 để được bác sĩ tư vấn.