Bị gãy xương sườn nên ăn gì để nâng cao hiệu quả điều trị

Gãy xương sườn có thể điều trị khỏi hoàn toàn và không nguy hiểm đến tính mạng. Tuy nhiên, thời gian điều trị có thể kéo dài từ 1-2 tháng tùy vào từng mức độ tổn thương. Để rút ngắn thời gian đó, các bác sĩ khuyến khích bệnh nhân nên kết hợp chế độ dinh dưỡng khoa học để giúp xương nhanh lành. Vậy, bị gãy xương sườn nên ăn gì để nâng cao hiệu quả điều trị? Thông tin chi tiết sẽ được cung cấp trong bài viết.

Tìm hiểu gãy xương sườn là gì?

Gãy xương là tổn thương của xương làm cho xương không còn nguyên vẹn. Xương có thể bị gãy do lực chấn thương mạnh (gãy xương do chấn thương), do các bệnh lý như loãng xương, ung thư, nhiễm trùng, nang xương… gây ra (gãy xương bệnh lý). Gãy xương còn có thể do căng thẳng, hậu quả của việc áp dụng lực vừa phải lặp đi lặp lại như ở những chạy đường dài.

Khi xương sườn bị nứt hoặc gãy, tình trạng này có thể kèm theo di lệch, dẫn đến những cơn đau dữ dội và khó khăn trong việc thở. Đặc biệt, gãy xương sườn có thể ẩn chứa nhiều nguy cơ, như tổn thương đến các cơ quan nội tạng quan trọng (gan, lách, thận) và mạch máu lớn.  

Gãy xương sườn ẩn chứa nhiều nguy hiểm

Gãy xương sườn ẩn chứa nhiều nguy hiểm (Ảnh minh họa internet)

Phân loại gãy xương sườn

Gãy xương sườn được phân thành các dạng khác nhau, cụ thể:

  • Gãy xương sườn hoàn toàn (xương bị đứt gãy) và không hoàn toàn (tình trạng xương bị rạn nứt)
  • Gãy xương hở (rách da, đầu xương gãy tiếp xúc với môi trường bên ngoài qua vết thương) hoặc gãy xương kín (lớp da còn nguyên vẹn)
  • Gãy xương di lệch và gãy xương không di lệch: Các đầu xương gãy lệch hay không lệch nhau
  • Đặc điểm đường gãy: Gãy ngang, gãy chéo, gãy xoắn, gãy cắm gân...

Triệu chứng bệnh lý gãy xương sườn bạn nên biết

Mỗi người có 12 cặp xương sườn (gồm 24 xương), chúng liên kết phía trước là xương ức, phía sau là cột sống tạo thành một khung xương vừa linh động vừa vững chãi. Khung xương sườn bảo vệ các cấu trúc trọng yếu của cơ thể như tim, phổi, mạch máu lớn.

Ngoài nhiệm vụ nâng đỡ và bảo vệ một phần cơ thể, khung sườn còn có biên độ nở lớn, tính năng này góp vai trò quan trọng hỗ trợ quá trình hô hấp. Nếu xương sườn không may bị gãy có thể ảnh hưởng trực tiếp đến các hoạt động của cơ thể.

Một số triệu chứng giúp bạn nhận biết xương sườn bị gãy bao gồm:

  • Khi xương sườn bị gãy, bạn cảm thấy đau ở vùng bị tổn thương, nghe có tiếng lạo xạo khi cử động
  • Cơn đau nhói lồng ngực xuất hiện khi bạn thở, thậm chí có vết bầm tím ngay tại vị trí tổn thương
  • Bạn sẽ cảm thấy thường xuyên bị tức ngực, khó thở, thở hụt hơi
  • Có máu tụ dưới da với khoảng 100-300ml/ổ gãy
  • Gãy di lệch có thể sẽ gây thủng màng phổi

Gãy xương sườn gây ra cơn đau khi cử động

Gãy xương sườn gây ra cơn đau khi cử động (Ảnh minh họa internet)

Gãy xương sườn có thể gây ra nhiều biến chứng nghiêm trọng nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời. Hãy cùng tìm hiểu những biến chứng có thể xảy ra khi khi cơ thể bị gãy xương sườn.

Biến chứng nguy hiểm khi bị gãy xương sườn

Gãy xương sườn có thể gây ra các cơn đau tại vùng bị chấn thương. Trong trường hợp gãy xương sườn nặng có thể gây ra nhiều tổn thương nguy hiểm đến các cơ quan nội tạng. Cụ thể:

  • Rách hoặc thủng động mạch chủ: Nếu gãy xương sườn 1, 2 hoặc 3, động mạch chủ hoặc mạch máu lớn ở lồng ngực có thể bị chấn thương như dập nát, xoắn vặn kèm theo vỡ, rách hoặc thủng. Nếu vỡ, rách hoặc thủng mạch thì máu sẽ ồ ạt đổ vào lồng ngực gây ra tình trạng nguy kịch cần phẫu thuật cấp cứu nhanh chóng.
  • Thủng phổi: Các giai đoạn đầu xương gãy có thể đâm vào phổi gây rách phổi, hậu quả xảy ra tràn khí hoặc máu màng phổi. Biểu hiện dễ nhận biết của biến chứng này là khó thở.
  • Tràn khí màng phổi là biến chứng nặng nề, xuất phát từ áp lực do lượng khí hoặc máu thoát ra lồng ngực liên tục, tạo áp lực chèn ép hoàn toàn vào nhu phổi lành.
  • Vỡ hoặc rách gan, thận, lách: thường xảy ra khi gãy xương sườn 10, 11, 12 

Gãy xương sườn có thể gây tổn thương gan

Gãy xương sườn có thể gây tổn thương gan (Ảnh minh họa internet)

Tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng, gãy xương sườn có thể gây ra nhiều hệ lụy kéo dài, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe và chất lượng cuộc sống của người bệnh. Vì vậy, khi gặp chấn thương tại vùng xương sườn, người bệnh nên thăm khám và xử lý ngay.

Xem thêm: Khám sức khỏe tổng quát chuyên sâu tại Hồ Chí Minh

Bị gãy xương sườn nên ăn gì để nhanh khỏi?

Bên cạnh viện tiếp nhận điều trị tại bệnh viện, để rút ngắn thời gian phục hồi, bạn cần bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng tốt cho sự phục hồi của xương. Khi xây dựng chế độ dinh dưỡng cho người bệnh, cần chú ý cung cấp đầy đủ năng lượng cho người bệnh, bên cạnh đó cung cấp đầy đủ đại lượng (tinh bột, đạm, mỡ). Ngoài ra cần cung cấp các khoáng chất (canxi, kẽm, magie…) và vitamin.

Một số nhóm thực phẩm có chứa nhiều vitamin và khoáng chất tốt cho xương bao gồm:

Nhóm thực phẩm giàu canxi

Khi xương sườn gãy, cần trải qua 3 giai đoạn để phục hồi bao gồm: viêm, tái tạo và phục hồi. Lúc này, xương rất cần bổ sung canxi để phục vụ cho quá trình làm lành vết gãy. Đây là lý do chính người bệnh thường được khuyên dùng canxi trong khi điều trị gãy xương.

Bạn nên ăn những thực phẩm giàu canxi trong sữa tươi, phomai, sữa chua, các loại hải sản... và có thể bổ sung canxi theo đường uống theo chỉ định từ bác sĩ nếu cần. 

Hải sản giàu canxi tốt cho người bị gãy xương sườn

Hải sản giàu canxi tốt cho người bị gãy xương sườn (Ảnh minh họa internet)

Nhóm thực phẩm giàu magie

Magie được biết đến là một chất xúc tác giúp canxi được hấp thụ vào xương, giúp người bệnh nhanh lành tổn thương. Magie là khoáng chất có vai trò rất quan trọng giúp cơ thể có một hệ xương chắc khỏe.

Thực phẩm giàu magie bao gồm: chuối, trái bơ, rau lá xanh, cá thu, cá bơn, socola đen, đậu hũ, các loại hạt...

Nhóm thực phẩm giàu kẽm

Kẽm có tác dụng hỗ trợ hình thành mô sẹo, tăng cường sản xuất protein cho xương và kích thích quá trình chữa lành vết gãy. Một số thực phẩm giúp cơ thể bổ sung kẽm bao gồm:

  • Trứng có chứa hàm lượng kẽm cao
  • Hàu, cua, tôm...
  • Rau có màu đậm như: bông cải xanh, măng tây, rau mồng tơi...

Thực phẩm chứa kẽm tốt cho quá trình phục hồi xương

Thực phẩm chứa kẽm tốt cho quá trình phục hồi xương (Ảnh minh họa internet)

Nhóm thực phẩm giàu Silic

Silic đóng vai trò quan trọng đối với quá trình tổng hợp collagen, giúp phục hồi vết thương và cải thiện hệ xương khớp. Silic có trong các loại hạt như: hạt mè, yến mạch, hạt điều, hạt mắc ca...

Một số loại vitamin giúp xương chắc khỏe

Các loại vitamin đóng vai trò là chất dẫn tạo ra phản ứng sinh hóa trong cơ thể, giúp hấp thụ các khoáng chất tốt cho xương. Một số loại vitamin giúp tạo ra hệ xương chắc khỏe bao gồm:

  • Vitamin D giúp chữa lành và phục hồi chấn thương xương. Một số thực phẩm chứa nhiều vitamin D bao gồm: cam, nước ép đu đủ, lòng đỏ trứng...
  • Vitamin B6 và B12 rất quan trọng đối với quá trình hình thành tế bào xương, tái tạo xương và duy trì độ dẻo dai và giúp xương chắc khỏe. Thịt gà, cá ngừ, chuối, cà rốt là những thực phẩm chứa nhiều vitamin B6 và B12.
  • Vitamin K giúp xương tăng cường hấp thụ canxi, tăng mật độ khoáng xương và có lợi cho quá trình phục hồi vết gãy. Một số thực phẩm có nhiều vitamin K bao gồm: bắp cải, rau chân vịt, củ dền, súp lơ trắng…

Vitamin D giúp hệ xương chắc khỏe

Vitamin D giúp hệ xương chắc khỏe (Ảnh minh họa internet)

Xem thêm: Khám sức khỏe tổng quát bao nhiêu tiền?

Bài viết đã giúp bạn giải đáp thắc mắc liên quan đến vấn đề bị gãy xương sườn nên ăn gì. Bên cạnh tuân thủ việc điều trị theo hướng dẫn của bác sĩ, bạn nên cung cấp các nhóm thực phẩm tốt cho quá trình phục hồi xương bị gãy đã chia sẻ trong bài viết. Lưu ý, nếu có dấu hiệu gãy xương, bạn đừng chủ quan mà hãy đến ngay cơ sở y tế để được thăm khám và điều trị.

Đặt lịch khám ngay, Chúng tôi sẽ liên hệ hỗ trợ bạn!

Vui lòng điền thông tin đặt lịch khám để được phục vụ tốt nhất và rút ngắn thời gian khám bệnh!

028 62 885 886