Bị loãng xương có nên đi bộ không? Lưu ý quan trọng trong quá trình tập luyện
Bạn đang thắc mắc liệu người bị loãng xương có nên đi bộ không? Đối với người loãng xương, thói quen ít vận động hoặc vận động nhiều nhưng sai cách đều có những ảnh hưởng không tốt. Vậy tập luyện như thế nào là phù hợp? Tất cả sẽ được giải đáp ngay trong bài viết dưới đây.
Người bị loãng xương có nên đi bộ không?
Loãng xương là tình trạng rối loạn chuyển hóa của xương dẫn đến tổn thương độ chắc của xương, từ đó làm tăng nguy cơ gãy xương. Loãng xương thường diễn biến âm thầm, không có dấu hiệu cụ thể, rõ ràng cho đến khi có biến chứng. Do đó, việc xây dựng thói quen tập luyện luôn là điều cần thiết để ngăn ngừa loãng xương, đặc biệt là ở người lớn tuổi vẫn luôn cần sự kiên trì và cố gắng.
Lựa chọn đúng bài tập cũng sẽ góp phần vào việc cải thiện triệu chứng bệnh. Giữa nhiều loại hình thể dục thể thao, bị loãng xương có nên đi bộ không là thắc mắc của nhiều người, bởi đây là bộ môn phổ biến và dễ luyện tập. Câu trả lời là CÓ, đi bộ là một bộ môn rất phù hợp cho những người bị loãng xương.
Đi bộ là lựa chọn tuyệt vời với bệnh nhân loãng xương
Đi bộ là bộ môn dành cho mọi đối tượng, mọi lứa tuổi. Đây là lựa chọn phù hợp, mang lại tác dụng lâu dài đối với bệnh nhân loãng xương. Đi bộ không đòi hỏi kỹ thuật phức tạp cũng như dụng cụ tập luyện đắt tiền.
Đối với người bị loãng xương, duy trì thói quen đi bộ hằng ngày sẽ làm giảm tốc độ tổn thương của xương, làm chậm quá trình loãng xương. Đồng thời, sự dẻo dai và sức mạnh cơ bắp cũng được tăng cường mỗi ngày nhờ việc vận động với cường độ phù hợp.
Đi bộ là lựa chọn tuyệt vời – trả lời câu hỏi bị loãng xương có nên đi bộ không (Ảnh minh họa internet)
Xem thêm: Khám sức khỏe tổng quát chuyên sâu tại Hồ Chí Minh
Nhiều người lo ngại cơn đau sẽ trở nên nặng hơn nên luôn băn khoăn bị loãng xương có nên đi bộ không. Thực tế, vận động nhẹ nhàng bằng cách đi bộ mỗi ngày sẽ giúp làm giảm đau nhức xương khớp, giúp xương khớp vận động linh hoạt hơn, hạn chế cứng khớp.
Một lợi ích tuyệt vời khác chính là hỗ trợ giảm cân. Điều này giải đáp cụ thể hơn việc bị loãng xương có nên đi bộ không. Khi trọng lượng cơ thể được giảm, áp lực lên hệ thống xương khớp khi phải nâng đỡ cơ thể cũng sẽ giảm xuống, hạn chế được biến chứng gãy xương.
Thời gian đi bộ đối với người bị loãng xương
Biết được bị loãng xương có nên đi bộ không là chưa đủ. Để có kế hoạch tập luyện phù hợp, đảm bảo an toàn đối với sức khỏe, người bệnh cần thực hiện đúng nguyên tắc về thời gian cũng như cường độ luyện tập.
Về thời gian tập luyện, buổi sáng sớm và buổi tối sau khi ăn khoảng 30 phút là thời điểm thích hợp nhất cho việc đi bộ vận động. Vào buổi sáng, người bệnh đi bộ ngoài trời sẽ có cơ hội hít thở bầu không khí trong lành. Điều này không chỉ mang đến lợi ích về thể chất mà còn giúp tinh thần tốt lên. Thời gian vào buổi sáng sớm cũng sẽ hạn chế tình trạng mệt mỏi, quá sức do thời tiết nắng nóng.
Đi bộ vào buổi sáng cải thiện vấn đề loãng xương (Ảnh minh họa internet)
Vào buổi tối, sau khi ăn tối người bệnh cũng có thể thư giãn bằng 10 - 20 phút đi bộ. Đây sẽ là cách hỗ trợ điều hòa cơ thể, giảm đau nhức để có một giấc ngủ ngon hơn, sâu hơn. Ngoài ra, vận động nhẹ nhàng trước khi đi ngủ cũng giúp hạn chế tình trạng cứng khớp vào sáng hôm sau.
Cường độ đi bộ với người loãng xương
Về cường độ tập luyện, người bệnh nên tăng mức độ từ thấp lên cao để tăng dần sự dẻo dai và khả năng chịu đựng của cơ xương khớp. Khi mới bắt đầu, đi bộ nhẹ nhàng trong thời gian 15 - 30 phút mỗi ngày là phù hợp. Càng về sau, tùy thuộc vào tình trạng thực tế của cơ thể mà tăng dần thời gian đi bộ cho phù hợp.
Bị loãng xương có nên đi bộ không tùy thuộc vào cường độ tập luyện (Ảnh minh họa internet)
Các cách đi bộ hỗ trợ cải thiện loãng xương
Bị loãng xương có nên đi bộ không? Câu trả lời là có. Tuy nhiên, để đảm bảo hiệu quả của bài tập thì cần có cách thực hiện phù hợp với sức khỏe của bản thân. Những cách thức đi bộ người bệnh loãng xương có thể lựa chọn như sau:
Đi bộ nhẹ nhàng, thư giãn
Đây là cách đi bộ duy trì tốc độ vừa phải, không quá nhanh và cũng không quá chậm. Khi đi, kết hợp nhịp thở, hít sâu và thở đều. Đồng thời, nhằm tăng cường vận động ở hệ thống xương khớp của toàn bộ cơ thể, người tập có thể kết hợp đánh tay, giơ tay lên cao hoặc sang ngang trong lúc di chuyển.
Người bị loãng xương khi áp dụng phương pháp đi bộ này nên thực hiện trên địa hình bằng phẳng. Người bệnh có thể đi bộ vào buổi sáng sớm hoặc chiều tối. Thời gian thực hiện nên từ 15 - 30 phút.
Đi bộ nhẹ nhàng vào buổi sáng (Ảnh minh họa internet)
Đi bộ nhanh
Khi đã quen với nhịp độ và cường độ đi bộ, người bệnh có thể tăng tốc độ tập luyện, từ đi bộ nhẹ nhàng sang đi bộ nhanh. Tuy nhiên, áp dụng đi bộ nhanh sẽ thực hiện ngắt quãng. Trong lúc đi bộ nhẹ nhàng, người tập sẽ thay đổi tốc độ 3 - 5 lần. Thời gian mỗi lượt tăng tốc khoảng 1 - 2 phút.
Bị loãng xương có thể đi bộ nhanh (Ảnh minh họa internet)
Đi bộ trên công cụ hỗ trợ
Sử dụng máy đi bộ cũng là cách hiệu quả để cải thiện tình trạng loãng xương, tăng cường sức mạnh và sự dẻo dai của cơ bắp. Khi không có điều kiện tập luyện ngoài trời, máy đi bộ sẽ là lựa chọn tối ưu.
Ưu điểm của đi bộ trên công cụ hỗ trợ chính là có thể tính thời gian cũng như điều chỉnh tốc độ tập. Người tập có thể tự luyện tập tại nhà, không lo ngại đến việc thời tiết không thuận lợi.
Đi bộ trên công cụ hỗ trợ (Ảnh minh họa internet)
Lưu ý quan trọng khi người bị loãng xương đi bộ
Lời khuyên hàng đầu từ các chuyên gia chính là thường xuyên thăm khám tổng quát, kiểm tra mức độ loãng xương, đặc biệt là nhóm đối tượng người cao tuổi. Thông qua quá trình thăm khám, bác sĩ sẽ tư vấn cách phòng ngừa, cải thiện và điều trị loãng xương, cùng với đó là hướng dẫn cách tập luyện và lựa chọn bài tập phù hợp.
Đi bộ mang lại hiệu quả tích cực trong cải thiện triệu chứng của bệnh loãng xương. Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn, đặc biệt là ở người già bị bệnh loãng xương, việc luyện tập cần tuân theo những lưu ý quan trọng sau:
- Chọn loại giày thể thao phù hợp, giày vừa chân, không quá rộng và không quá chật.
- Mặc trang phục rộng rãi, thoáng mát, dễ thấm hút mồ hôi.
- Không quên khởi động thật kỹ, giãn cơ và làm nóng cơ thể trước khi tập luyện.
- Không tập luyện quá sức, nghỉ ngơi khi cảm thấy quá đau nhức hoặc quá mệt.
- Uống nhiều nước trong và sau khi tập để cơ thể không bị mất nước.
Xem ngay: Nên đi khám sức khỏe tổng quát ở đâu, khám tổng quát hết bao nhiêu tiền?
Trên đây là lời giải đáp cho vấn đề bị loãng xương có nên đi bộ không. Thực tế, đây là bộ môn mang lại nhiều lợi ích, phù hợp với mọi đối tượng. Mỗi ngày, hãy dành từ 15 - 30 phút đi bộ nhẹ nhàng để phòng ngừa và cải thiện loãng xương, góp phần tăng cường sức khỏe bạn nhé!