Hotline: 1800 9045

Người bệnh nên làm gì khi bị trật khớp cổ tay? Thông tin giải đáp

Trật khớp cổ tay là một chấn thương thường gặp trong đời sống, tuy nhiên không nguy hiểm và có thể điều trị khỏi. Vậy, khi bị trật khớp cổ tay bạn nên làm gì? Cách phòng tránh như thế nào? Thông tin trong bài viết sẽ giúp bạn hiểu rõ để có cách xử trí phù hợp.

Trật khớp cổ tay là gì?

Phần xương cổ tay có cấu tạo khá phức tạp bao gồm nhiều đầu xương riêng biệt. Những đầu xương này hợp thành bởi nhiều khớp nối phức tạp và hệ thống các dây chằng dày đặc, giúp cổ tay hoạt động dễ dàng.

Những vận động cổ tay sai cách như vặn, uốn hoặc tác động một lực mạnh đột ngột lên cổ tay đều có thể gây đứt dây chằng, khiến cấu trúc xương cổ tay bị tác động và có thể dẫn đến trật khớp.

Trật khớp cổ tay, còn được gọi là sai khớp cổ tay, là tình trạng các khớp bị lệch khỏi vị trí bình thường do sự di chuyển bất thường của các đầu xương. Mặc dù có thể xảy ra ở nhiều nơi, nhưng các khớp hoạt dịch là nơi thường xuyên xảy ra trật khớp nhất.

Bị trật khớp cổ tay có nguy hiểm không

Bị trật khớp cổ tay có nguy hiểm không (Ảnh minh họa internet)

Xem thêm: Gói khám tổng quát tại Bệnh viện Gia An 115

Triệu chứng khi bị trật khớp cổ tay

Người bị trật khớp cổ tay sẽ cảm nhận thấy những cơn đau mạnh, dồn dập nơi cổ tay. Khi cử động tại vị trí cổ tay, cơn đau có thể tăng về mức độ. Tình trạng đau ở cổ tay sẽ diễn ra trong một vài ngày nếu bạn kịp thời điều trị. Biểu hiện đau nhức càng nhiều càng khiến cổ tay khó cử động và ảnh hưởng không nhỏ đến sinh hoạt hàng ngày.

Bên cạnh cơn đau dữ dội, người bệnh bị trật khớp cổ tay có thể gặp phải một số triệu chứng sau:

  • Cổ tay đau nhức liên tục
  • Tại vị trí trật khớp cổ tay thấy rõ biểu hiện sưng và phù nề
  • Khó cử động cổ tay, không thể thực hiện các động tác cầm nắm, nghiêm trọng hơn là không thể nâng hạ hay cử động tay.

Nguyên nhân gây trật khớp cổ tay

Bất kỳ tai nạn nào cũng có thể dẫn tới chấn thương trật khớp cổ tay. Cụ thể:

  • Té ngã và bạn dùng cánh tay để chống xuống đất, hoặc bị gập cổ tay trong khi té ngã.
  • Một số đối tượng có thể trạng dây chằng yếu và lỏng lẻo, dễ dẫn đến tổn thương cổ tay trong sinh hoạt hàng ngày.
  • Chấn thương cổ tay khi chơi thể thao được xem là nguyên nhân phổ biến nhất gây ra tình trạng trật khớp cổ tay. Những người chơi các môn thể thao cần phải dùng lực cổ tay nhiều thường gặp chấn thương này.
  • Tai nạn giao thông, cổ tay bị va chạm mạnh.

Bị trật khớp cổ tay có nguy hiểm không?

Bị trật khớp cổ tay không gây ra những nguy hiểm ảnh hưởng đến tính mạng. Tuy nhiên, khi bị chấn thương ở tay sẽ gây ra một số tổn thương đi kèm hoặc dẫn đến một số biến chứng:

  • Gãy xương có thể đi kèm với trật khớp tay trong trường hợp cổ tay bị va chạm mạnh
  • Khi bị trật khớp cổ tay có thể gây ra những tổn thương nghiêm trọng tại mô mềm kèm tình trạng chảy máu hoặc tụ máu nhiều vùng quanh khớp.
  • Tổn thương mạch máu: Các động mạch đi qua cổ tay có thể bị chèn ép do trật khớp cổ tay, gây ra tình trạng thiếu máu cục bộ ở bàn tay. Tình trạng này thường xuất hiện trên lâm sàng sau một vài giờ kể từ khi xảy ra tai nạn.
  • Bị trật khớp có thể khiến dây thần kinh bị tổn thương do căng giãn, trong khi đó, trật hở khớp cổ tay có thể dẫn đến đứt dây thần kinh .
  • Sai khớp cổ tay tiềm ẩn nguy cơ giảm chức năng hoạt động của khớp, từ đó gia tăng khả năng thoái hóa khớp.
  • Bị trật khớp cổ tay khiến bàn tay không thể hoạt động và có thể gặp phải tình trạng cứng khớp, đặc biệt là đối với người cao tuổi.

Bị trật khớp cổ tay gây sưng đau

Bị trật khớp cổ tay gây sưng đau (Ảnh minh họa internet)

Bị trật khớp cổ tay mất bao lâu để phục hồi?

Mỗi trường hợp trật khớp có thời gian hồi phục khác nhau. Điều này phụ thuộc vào có yếu tố sau đây:

  • Bị trật khớp cổ tay kín hay hở
  • Trật khớp cổ tay có đi kèm tổn thương khác hay không, đặc biệt là những người bị tai nạn
  • Thời gian phục hồi phụ thuộc vào kỹ thuật sơ cứu, thời gian phát hiện, chẩn đoán và phương pháp điều trị
  • Thể trạng người bệnh và thực hiện tuân thủ phác đồ điều trị, luyện tập.

Vì vậy, ngay khi bị chấn thương cổ tay, người bệnh cần đến ngay cơ sở y tế gần nhất để có thể được sơ cứu và điều trị kịp thời. Từ đó, tăng khả năng hồi phục và rút ngắn thời gian điều trị.

Người bệnh cần làm gì khi bị trật khớp cổ tay?

Để tránh những biến chứng nghiêm trọng, việc sơ cứu khi bị trật khớp cổ tay là vô cùng quan trọng. Vậy, khi bị trật khớp cổ tay bạn nên làm gì? Một số điều bạn nên thực hiện ngay khi bị chấn thương:

  • Người bệnh cần dừng lại tất cả các hoạt động liên quan đến cổ tay
  • Chườm đá là một phương pháp hiệu quả giúp bạn giảm đau, giảm sưng và phù nề. Bạn chỉ nên chườm đá khi bị trật khớp cổ tay kín. Hãy bọc một lớp khăn trước khi chườm lên vị trí bị trật khớp cổ tay để không bị bỏng lạnh.
  • Người bệnh cần cố định tay một cách tạm thời với các thanh cứng, dùng gạc y tế hoặc vải sạch để buộc cố định.
  • Sau khi cố định tay bị chấn thương, người bệnh đến cơ sở y tế gần nhất để được điều trị. Người bệnh tuyệt đối không được tự nắn khớp tay tại nhà.

Bị trật khớp cổ tay phải làm sao?

Bị trật khớp cổ tay phải làm sao? (Ảnh minh họa internet)

Các phương pháp điều trị trật khớp cổ tay

Khi bạn bị trật khớp cổ tay, hãy nhanh chóng đến gặp bác sĩ chuyên khoa Chấn thương chỉnh hình để được thăm khám, chẩn đoán và điều trị kịp thời. Các phương pháp điều trị trật khớp cổ tay bao gồm:

Điều trị cấp cứu ban đầu

Người bệnh khi đến cơ sở y tế sẽ được xử lý cấp cứu nhằm kiểm soát tình trạng chấn thương. Khớp cổ tay sẽ được cố định đúng kỹ thuật, nếu có vết thương hở sẽ được sát khuẩn và băng kín bằng gạc vô khuẩn. Sau đó, người bệnh sẽ được thực hiện các kiểm tra để xác định mức độ chấn thương như: chụp X-quang, chụp CT...

Phương pháp nắn chỉnh khớp cổ tay

Nắn kín thường được ưu tiên trong điều trị bị trật khớp cổ tay. Trong trường hợp nắm kín thất bại, người bệnh sẽ cần phẫu thuật để đặt lại khớp.

Sau khi nắn chỉnh khớp về vị trí thành công, người bệnh nên lưu ý:

  • Nằm bất động và đeo nẹp tay, bó bột để ngăn chặn khớp bị trật một lần nữa hoặc gặp phải các chấn thương khác.
  • Chườm đá lạnh và băng ép giúp giảm phù nề và giảm đau. Đá chườm cần được bọc bằng khăn hoặc túi nhựa và chườm càng sớm càng tốt.
  • Kê cao tay bị chấn thương trên mức tim trong 2 ngày đầu để máu về tim không bị gián đoạn giúp dẫn lưu máu tĩnh mạch tốt theo chiều trọng lực để hạn chế phù nề.
  • Sau 48 giờ nên chườm ấm trong 15-20 phút để làm giảm đau và hỗ trợ phục hồi chấn thương nhanh hơn.

Trật khớp cổ tay cần được điều trị theo phác đồ của bác sĩ

Trật khớp cổ tay cần được điều trị theo phác đồ của bác sĩ (Ảnh minh họa internet)

Phương pháp cố định khớp tay bị trật

Cố định khớp có tác dụng giảm đau và kích thích phục hồi nhanh, ngăn ngừa tổn thương thứ phát. Dùng nẹp được sử dụng để bất động trật khớp sau khi nắn trật. Ngoài ra, nẹp bất động giúp giảm phù nề do đó ít dẫn tới biến chứng.

Xem thêm: Đi khám tổng quát bao nhiêu tiền? Khám ở đâu?

Trật khớp cổ tay là một chấn thương thường gặp trong cuộc sống. Người bệnh nên biết cách sơ cứu và di chuyển ngay đến cơ sở y tế khi bị trật khớp cổ tay. Bên cạnh đó, bài viết đã giúp bạn hiểu rõ về các phương pháp điều trị chấn thương này. Trật khớp cổ tay có thể ảnh hưởng đến hoạt động hàng ngày, vì vậy bạn cần chủ động liên hệ với bác sĩ và thực hiện điều trị càng sớm càng tốt.

Đặt lịch khám ngay, Chúng tôi sẽ liên hệ hỗ trợ bạn!

Vui lòng điền thông tin đặt lịch khám để được phục vụ tốt nhất và rút ngắn thời gian khám bệnh!

028 62 885 886