Cách chống đột quỵ khi ngủ hiệu quả với 3 thói quen vàng

Đột quỵ có thể xảy ra vào bất kỳ thời điểm nào, không ngoại trừ khi ngủ. Tìm hiểu về các nguyên nhân và cách chống đột quỵ khi ngủ là điều rất quan trọng. Bởi đột quỵ có thể cướp đi mạng sống và để lại nhiều di chứng nặng nề kể cả khi được cứu sống.

Đột quỵ khi ngủ là gì?

Đột quỵ hay tai biến mạch máu não là tình trạng xảy ra khi não bộ của bệnh nhân bị tổn thương nghiêm trọng do sự tắc nghẽn, gián đoạn hoặc suy giảm của quá trình cung cấp máu đến não, dẫn đến bị thiếu oxy và các chất dinh dưỡng cần thiết để nuôi các tế bào não.

Đột quỵ rất nguy hiểm, nếu không được phát hiện và xử trí kịp thời có thể gây tử vong hoặc để lại di chứng nặng nề. Nguy hiểm nhất chính là trường hợp người bệnh bị đột quỵ khi ngủ vì khả năng được phát hiện và cấp cứu sẽ thấp hơn rất nhiều so với ban ngày. Có nhiều trường hợp người bệnh bị đột quỵ trong đêm nhưng người nhà không hề phát hiện.

Nhiều trường hợp được cứu sống nhưng người bệnh phải gánh chịu những di chứng nặng nề như: liệt nửa người, méo miệng, mất trí nhớ...

Đột quỵ rất nguy hiểm nếu không được phát hiện kịp thời

Đột quỵ rất nguy hiểm nếu không được phát hiện kịp thời (Ảnh minh hoạ internet)

Xem thêm: Dịch vụ khám sức khỏe tổng quát tại Bệnh viện Gia An 115

Sử dụng nguyên tắc FAST nhận diện đột quỵ cấp

Nắm rõ được các dấu hiệu cảnh báo đột quỵ là điều cần thiết, đặc biệt là với những người thuộc nhóm đối tượng nguy cơ cao. Khi nắm rõ sẽ giúp bạn ứng phó kịp thời và không bỏ qua thời gian vàng để cấp cứu.

Dấu hiệu FAST giúp nhận diện triệu chứng của đột quỵ một cách nhanh chóng. Đồng thời nhấn mạnh tầm quan trọng của việc hành động nhanh chóng khi phát hiện ra các triệu chứng cảnh báo đột quỵ dưới đây.

F - Face (Khuôn mặt)

Một bên khuôn mặt trở nên chảy xệ hoặc mắt bị sụp xuống. Khi cười, miệng người bệnh có thể méo sang một bên, hai bên mặt trở nên mất cân đối.

A - Arm (Cánh tay)

Người bệnh yếu liệt một bên tay, cánh tay của người bệnh nâng lên một cách khó khăn, không thể nâng qua đầu. Nhiều trường hợp người bệnh không thể nâng cánh tay, nâng lên có thể rơi xuống ngay lập tức.

S - Speech (Lời nói)

Nói lắp, nói khó, nói không tròn chữ một từ và không thể nói hết một câu là dấu hiệu cảnh báo đột quỵ rõ ràng. Ngoài ra, việc gặp khó khăn trong việc tìm ra từ ngữ mô tả suy nghĩ của mình hoặc không thể nói một cách mạch lạc là những dấu hiệu bạn cần cẩn trọng.

T - Time (Thời gian)

Thời gian vàng để cấp cứu đột quỵ là trong vòng 3-4,5 tiếng sau khi xuất hiện triệu chứng đầu tiên. Vì vậy, khi phát hiện bản thân hoặc người thân có các dấu hiệu bất thường, bạn cần liên hệ cấp cứu ngay lập tức.

Khi có các dấu hiệu đột quỵ, bệnh nhân cần được cấp cứu ngay

Khi có các dấu hiệu đột quỵ, bệnh nhân cần được cấp cứu ngay (Ảnh minh họa internet)

Điểm danh các yếu tố nguy cơ gia tăng đột quỵ khi ngủ

Đột quỵ thiếu máu não là hậu quả của các nguyên nhân gây giảm hoặc tắc nghẽn dòng máu (huyết khối ngoại sọ hoặc nội sọ gây lấp mạch). Thiếu máu cục bộ và tổn thương tế bào thần kinh không hồi phục khi lưu lượng máu não dưới 18ml/100g mô não/phút, tế bào chết nhanh chóng khi lưu lượng máu dưới 10ml/100g mô não/phút.

Theo khuyến cáo của các chuyên gia, tất cả mọi người cần biết kiến thức về yếu tố nguy cơ làm gia tăng tình trạng đột quỵ khi ngủ. Một số yếu tố nguy cơ không thể thay đổi có thể kể đến như: tuổi, chủng tộc, giới tính, tiền sử bệnh đau nửa đầu kiểu Migraine, loạn sản xơ cơ, trong gia đình có người bị đột quỵ.

Bên cạnh đó, có yếu tố nguy cơ từ bệnh lý, lối sống chính là mối nguy hiểm khiến đột quỵ xảy ra nhanh chóng hơn. Bạn cần kiểm soát và điều trị các bệnh lý cũng như thay đổi những thói quen xấu trong sinh hoạt có thể dẫn đến đột quỵ nhồi máu não, bao gồm:

  • Tăng huyết áp là bệnh lý cần điều trị hiệu quả
  • Bệnh đái tháo đường
  • Bệnh lý về tim mạch, cụ thể: rung nhĩ, bệnh van tim, suy tim, hẹp van 2 lá, bệnh tim bẩm sinh có luồng thông trái - phải...
  • Rối loạn lipid máu
  • Hẹp động mạch cảnh
  • Thiếu máu não thoáng qua
  • Tăng Homocystein máu
  • Các vấn đề về lối sống, đặc biệt là uống rượu không kiểm soát, hút thuốc. Uống rượu bia thường xuyên hàng ngày có thể gây tổn thương mạch máu, đẩy nhanh quá trình hình thành xơ vữa động mạch và các cục máu đông
  • Béo phì
  • Dùng thuốc tránh thai hoặc dùng hormone sau mãn kinh
  • Bệnh hồng cầu hình liềm

Với đột quỵ xuất huyết não, nguyên nhân bao gồm: Tăng huyết áp, Bệnh amyloidosis não, Các bệnh rối loạn đông máu, Điều trị thuốc chống đông máu, Liệu pháp tiêu sợi huyết trong điều trị nhồi máu cơ tim cấp hoặc đột quỵ thiếu máu não cấp tính (có thể gây xuất huyết não), Dị dạng động tĩnh mạch, phình động mạch và các dị tật mạch máu khác (u tĩnh mạch và xoang hang), Viêm mạch và Khối tân sinh trong sọ.

Như vậy có thể thấy, yếu tố làm tăng nguy cơ đột quỵ thường xuất phát từ những bệnh lý và thói quen trong cuộc sống hằng ngày của bạn. Vậy, cách chống đột quỵ khi ngủ là gì? Nắm rõ thông tin này giúp bạn bảo vệ được sức khỏe của cơ thể.

Chi tiết cách chống đột quỵ khi ngủ

Từ các nguyên nhân dẫn đến đột quỵ khi ngủ đã được đề cập, bằng việc kiểm soát bệnh lý nền và điều chỉnh thói quen sống trở nên lành mạnh và khoa học, bạn có thể giảm nguy cơ xảy ra đột quỵ. Dưới đây là một số cách chống đột quỵ khi ngủ bạn cần biết:

Kiểm soát bệnh lý nền hạn chế nguy cơ đột quỵ

Bệnh lý tăng huyết áp, đái tháo đường, các bệnh lý tim, rối loạn lipid máu, thiếu máu não thoáng qua, hẹp động mạch cảnh, béo phì, bệnh hồng cầu liềm... là những bệnh lý làm tăng nguy cơ đột quỵ. Nếu mắc các bệnh lý này, bạn cần điều trị và chú ý tái khám theo yêu cầu của bác sĩ để kiểm soát bệnh lý ổn định, hạn chế biến chứng.

Sử dụng thuốc điều trị kiểm soát bệnh lý nền hạn chế nguy cơ đột quỵ

Sử dụng thuốc điều trị kiểm soát bệnh lý nền hạn chế nguy cơ đột quỵ (Ảnh minh họa internet)

Kiểm tra sức khỏe định kỳ và tầm soát nguy cơ đột quỵ

Kiểm tra sức khỏe định kỳ sẽ giúp phát hiện sớm các bệnh lý và các yếu tố làm tăng nguy cơ đột quỵ. Từ đó, bác sĩ sẽ có đưa ra hướng dẫn thích hợp với mỗi cá nhân.

Bên cạnh đó, tầm soát chuyên sâu về đột quỵ để đánh giá nguy cơ cũng là điều bạn nên thực hiện. Đặc biệt, nếu bạn nằm trong nhóm đối tượng nguy cơ cao, hãy tham khảo lời khuyên của bác sĩ về việc tầm soát đột quỵ.

Tại TP.HCM, bạn có thể lựa chọn Bệnh viện Gia An 115. Bệnh viện cung cấp các gói khám kiểm tra sức khỏe tổng quát theo độ tuổi, giới tính và gói tầm soát nguy cơ đột quỵ với chi phí hợp lý. Đội ngũ chuyên gia, bác sĩ sẽ khám, tư vấn và hỗ trợ bạn lựa chọn được gói khám phù hợp.

Một số ưu điểm khi tầm soát đột quỵ tại Bệnh viện Gia An 115: 

  • Gói khám tầm soát nguy cơ đột quỵ được đội ngũ các bác sĩ chuyên khoa Thần kinh – Đột quỵ xây dựng với những chỉ định giúp phát hiện sớm các nguy cơ đột quỵ.
  • Các kiểm tra cận lâm sàng như Doppler động mạch cảnh, Doppler xuyên sọ, Chụp cộng hưởng từ não - mạch não… được thực hiện với các máy móc hiện đại giúp phát hiện chính xác dị dạng bất thường mạch máu não như phình/hẹp/tắc, các bệnh lý liên quan đến động mạch cảnh… dễ dẫn đến đột quỵ nhồi máu não hay xuất huyết não.
  • Xét nghiệm đạt tiêu chuẩn quốc tế ISO 15189:2022.

Đến Bệnh viện Gia An 115 để kiểm tra sức khỏe giúp phòng tránh nguy cơ đột quỵ khi ngủ

Đến Bệnh viện Gia An 115 để kiểm tra sức khỏe giúp phòng tránh nguy cơ đột quỵ khi ngủ

Xây dựng chế độ sinh hoạt lành mạnh, ăn uống khoa học

Cuối cùng là cách chống đột quỵ khi ngủ bằng việc xây dựng chế độ ăn uống và sinh hoạt lành mạnh. Điều này sẽ rất tốt cho sức khỏe, giúp người bệnh luôn có một cơ thể khỏe mạnh để phòng chống đột quỵ khi ngủ. Bạn nên tạo lập một thói quen như sau:

  • Hạn chế sử dụng rượu bia, các chất kích thích vào buổi tối.
  • Hạn chế ăn các loại thực phẩm chứa nhiều dầu mỡ, đường, muối, các chất béo bão hòa.
  • Tăng cường ăn rau xanh, trái cây tươi và ăn đủ bữa trong ngày.
  • Hạn chế sử dụng các thiết bị điện tử trước khi chuẩn bị đi ngủ.
  • Thiết lập thói quen rèn luyện thể dục giúp bạn giữ gìn một sức khỏe tốt.
  • Kiểm tra sức khỏe định kỳ.

Thực đơn dinh dưỡng khoa học góp phần giảm nguy cơ đột quỵ

Thực đơn dinh dưỡng khoa học góp phần giảm nguy cơ đột quỵ (Ảnh minh họa internet)

Xem ngay: Có nên đi khám tổng quát không? Giải đáp

Đột quỵ khi ngủ là điều khiến nhiều người lo sợ. Vì vậy, hãy tham khảo các cách chống đột quỵ khi ngủ và thông tin bệnh lý liên quan ở bài viết để áp dụng ngay hôm nay. Biết cách phòng chống bệnh lý này sẽ giúp bạn yên tâm hơn để tận hưởng cuộc sống.

Đặt lịch khám ngay, Chúng tôi sẽ liên hệ hỗ trợ bạn!

Vui lòng điền thông tin đặt lịch khám để được phục vụ tốt nhất và rút ngắn thời gian khám bệnh!

028 62 885 886