Hotline: 1800 9045

Nguyên nhân và cách khắc phục rụng tóc ở nữ giới

Rụng tóc là một nỗi lo sợ và ám ảnh đối với phái đẹp. Vì khi rụng tóc nhiều, mái tóc sẽ dần trở nên thưa mỏng, làm mất đi vẻ đẹp ở nữ giới. Vậy nguyên nhân và cách khắc phục rụng tóc ở nữ giới là gì? Hãy theo dõi bài viết để tìm được lời giải đáp.

Rụng tóc ở nữ giới là gì? Những dấu hiệu nhận biết

Rụng tóc ở nữ giới là tình trạng chị em bị rụng tóc nhiều một cách bất thường, làm mái tóc trở nên mỏng và thưa trong thời gian ngắn. Bình thường, một người rụng từ khoảng 50-100 sợi tóc mỗi ngày và sẽ thay thế bằng đợt tóc mới. Khi số lượng tóc rụng nhiều hơn số lượng tóc mọc thay thế sẽ gây ra tình trạng rụng tóc.

Mỗi sợi tóc phát triển từ một nang, có cấu trúc hình túi hẹp nằm ở lớp biểu bì và trải qua 3 giai đoạn tăng trưởng là:

  • Anagen (pha gia tăng) kéo dài khoảng 000 ngày
  • Catagen (pha trung gian) kéo dài khoảng 10 ngày
  • Telogen (pha rụng) kéo dài khoảng 100 ngày.

Rụng tóc là tình trạng thường gặp ở nhiều chị em

Rụng tóc là tình trạng thường gặp ở nhiều chị em (Ảnh minh họa internet)

Rụng tóc không nguy hiểm nhưng lại ảnh hưởng đến nét đẹp và sự tự tin của phụ nữ, từ đó ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống. Một số dấu hiệu cảnh báo bạn đang bị rụng tóc bao gồm:

  • Hàng ngày tóc rụng nhiều, dính trên lược, sàn nhà, trên gối hoặc bất cứ đâu trong nơi ở của bạn
  • Nhận thấy tóc mỏng hơn, đường chân tóc trên đỉnh đầu ngày càng rộng ra
  • Tóc mỏng đến mức lộ cả da đầu
  • Đuôi tóc ngày càng ít
  • Tóc rất dễ gãy rụng kể cả khi bạn chải đầu rất nhẹ nhàng.

Nguyên nhân gây rụng tóc ở nữ giới bạn nên biết

Rụng tóc thể do nhiều nguyên nhân gây ra. Nếu rụng tóc do sinh lý thì bạn không nên quá lo lắng. Đó là khi tóc già yếu rụng đi và sẽ được thay thế bằng những sợi tóc mới khỏe mạnh hơn. Điều này không ảnh đến độ dày của tóc.

Ngược lại nếu tóc rụng quá nhiều có thể là dấu hiệu cảnh báo những vấn đề bất thường mà cơ thể đang gặp phải. Đồng thời, người bị rụng tóc cũng cảm nhận rõ nhất về việc mái tóc của mình trở nên mỏng hơn rất nhiều chỉ trong thời gian ngắn.

Một số nguyên nhân gây rụng tóc ở nữ giới bao gồm:

Thói quen khiến tóc rụng nhiều

Tình trạng rụng tóc có thể diễn ra trầm trọng xuất phát từ một số thói quen trong đời sống. Cụ thể:

  • Chải đầu quá mạnh làm tổn thương da đầu, ảnh hưởng đến chân tóc, gây gãy rụng
  • Sử dụng các sản phẩm dầu gội kém chất lượng, không rõ nguồn gốc gây tổn thương cho da đầu
  • Sấy tóc ở nhiệt độ cao có thể làm mất đi lượng dầu tự nhiên trên tóc, gây khô, hư tổn và rụng tóc
  • Thường xuyên sử dụng thuốc nhuộm, máy ép tóc nhiệt độ cao, hóa chất tạo kiểu có thể phá vỡ sắc tố và protein của tóc, gây gãy rụng, khô tóc.

Các bệnh lý về da đầu

Các loại bệnh về da đầu có thể làm tổn thương da và nang tóc, gây ngứa ngáy, khó chịu. Điều này có thể dẫn đến việc gãi đầu thường xuyên và làm tóc rụng nhiều hơn.

Một số bệnh về da đầu có thể gây rụng tóc như:

  • Viêm da đầu
  • Nấm da đầu
  • Viêm nang lông
  • Bệnh vảy nến

Tóc rụng nhiều có thể là dấu hiệu của bệnh lý da đầu

Tóc rụng nhiều có thể là dấu hiệu của bệnh lý da đầu (Ảnh minh họa internet)

Xem thêm: Gói khám sức khỏe tổng quát chuyên sâu tại Hồ Chí Minh

Tóc không được cung cấp đủ dưỡng chất

Khi cơ thể thiếu dưỡng chất, tóc không thể chắc khỏe, óng mượt. Bởi lẽ, tóc cũng cần được cung cấp chất dinh dưỡng để có thể phát triển tốt nhất. Đặc biệt, khi cơ thể thiếu hụt một số loại vitamin và khoáng chất cần thiết sẽ khiến tóc gãy rụng và trở nên thưa thớt.

Hội chứng tiền mãn kinh

Phụ nữ ở tuổi tiền mãn kinh có rất nhiều thay đổi về cơ thể và sức khỏe. Đặc biệt khi nồng độ hormone estrogen, progesterone bị giảm đi sẽ dẫn tới tình trạng rối loạn nội tiết khiến tóc rụng nhiều và một số vấn đề khác của cơ thể. Đi kèm rụng tóc, phụ nữ tiền mãn kinh có thể gặp tình trạng kinh nguyệt không đều, hay đổ mồ hôi ban đêm, tăng cân.

Một số bệnh lý khác gây rụng tóc

Rụng tóc có thể do các bệnh lý khác gây ra, cụ thể:

  • Bệnh lý tuyến giáp, cường giáp, suy giáp
  • Bệnh suy tuyến yên
  • Suy tuyến thượng thận
  • Lupus ban đỏ
  • Thiếu máu
  • Hội chứng buồng trứng đa nang

Quá trình điều trị các bệnh lý ung thư

Trong quá trình xạ trị ung thư, tia bức xạ có tác động trực tiếp đến các tế bào khỏe mạnh khác. Một số tế bào sẽ bị ảnh hưởng bao gồm:

  • Tủy xương
  • Hệ tiêu hóa
  • Đặc biệt nhất là các tế bào nang tóc

Bệnh lý ung thư có thể gây ra rụng tóc nhiều

Bệnh lý ung thư có thể gây ra rụng tóc nhiều (Ảnh minh họa internet)

Điều này là nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng rụng tóc khi tiến hành xạ trị ung thư. Cụ thể, các tia bức xạ ảnh hưởng đến nang tóc như sau:

  • Quá trình tăng sinh của tế bào sừng tại gốc nang tóc bị ức chế mạnh, tóc có thể bị tách ra khỏi nang và gây ra hiện tượng mất tóc.
  • Trong quá trình hóa trị hoặc xạ trị, sợi tóc có thể trở nên mảnh và yếu dần do tác động của thuốc và tia bức xạ, dẫn đến mất tóc khi tóc bị đứt gãy.

Một số cách khắc phục rụng tóc ở nữ giới

Mái tóc đẹp là một phần sắc đẹp của người phụ nữ. Tình trạng rụng tóc kéo dài làm giảm độ dày của mái tóc, gây tự ti và ảnh hưởng đến tâm lý. Hãy theo dõi thông tin về 5 cách khắc phục rụng tóc sau đây để cải thiện tình trạng này.

Hướng dẫn chăm sóc tóc hàng ngày giảm gãy rụng

Tóc gãy rụng ảnh hưởng đến thẩm mỹ khiến nhiều chị em tự ti. Tuy nhiên, những cách chăm sóc tóc đơn giản hàng ngày sẽ giúp bạn cải thiện được tình trạng này. Cụ thể:

  • Cách lựa chọn dầu gội: Sử dụng các loại dầu gội dịu nhẹ, không chứa hóa chất như sulfat, paraben để duy trì mái tóc khỏe mạnh
  • Dưỡng tóc thường xuyên: Dưỡng tóc chuyên sâu rất quan trọng để cung cấp độ ẩm và phục hồi tóc từ bên trong. Bạn có thể sử dụng các loại mặt nạ tóc từ thiên nhiên và các loại dầu để giúp tóc phục hồi, giảm gãy rụng.
  • Hướng dẫn chải tóc: Nên sử dụng lược răng thưa khi gỡ tóc rối, không nên kéo tóc quá mức để giảm gãy rụng. Không nên chải tóc quá mạnh khi tóc bị ướt.
  • Hạn chế sử dụng thuốc nhuộm tóc: Thành phần trong thuốc nhuộm như amoniac, peroxide có thể loại bỏ dầu và protein trong tóc khiến tóc khô, giòn và dễ gãy hơn.
  • Hạn chế sấy tóc ở nhiệt độ cao: Các liên kết protein trong tóc có thể mất đi khi bạn ép tóc hoặc sấy tạo kiểu. Từ đó, tóc mất đi sự đàn hồi và chắc khỏe. 

Sử dụng dầu gội từ thảo dược ngăn rụng tóc

Sử dụng dầu gội từ thảo dược ngăn rụng tóc (Ảnh minh họa internet)

Cải thiện tóc gãy dùng nhờ bổ sung đủ chất dinh dưỡng

Có thể bạn chưa biết, khi cơ thể thiếu hụt dưỡng chất, đặc biệt là các loại vitamin sẽ khiến bạn gặp phải tình trạng rụng tóc. Một số loại vitamin và khoáng chất đặc biệt quan trọng để duy trì mái tóc chắc khỏe bao gồm:

  • Vitamin A có vai trò quan trọng trong quá trình tăng trưởng tế bào. Từ đó, góp phần giúp tóc phát triển khỏe mạnh và bóng mượt. Một số loại thực phẩm có chứa vitamin A bao gồm: gan bò, khoai lang, cà rốt, bông cải xanh...
  • Kẽm là chất ức chế mạnh mẽ quá trình thoái hóa nang tóc và tăng tốc phục hồi. Ngoài ra, kẽm rất cần thiết cho quá trình sản xuất enzym và tham gia hoạt động chức năng quan trọng trong nang tóc.
  • Biotin giúp xây dựng lại các lớp vỏ của tóc đã bị hư tổn do gội đầu quá nhiều, tiếp xúc với ánh nắng mặt trời, sử dụng nhiệt sấy và tạo kiểu.
  • Vitamin E có đặc tính chống oxy hóa giúp hỗ trợ sự phát triển và duy trì mái tóc khỏe mạnh. Thực phẩm giàu vitamin E bao gồm: bơ, hạnh nhân, đậu phộng và hạt hướng dương.
  • Sắt có liên quan mật thiết đến tình trạng rụng tóc. Sắt giúp thúc đẩy sự phát triển của tóc và ngăn ngừa rụng tóc hiệu quả. Sắt có nhiều trong các loại thịt đỏ như: thịt bò, thịt lợn, thịt cừu...

Bạn nên xây dựng một chế độ ăn uống lành mạnh, cân bằng, giàu trái cây, protein, ngũ cốc nguyên hạt để cơ thể có thể nhận được đủ dưỡng chất. Từ đó, tóc được bổ sung những dưỡng chất quan trọng và chắc khỏe hơn.

Ăn uống lành mạnh giúp cơ thể bổ sung dưỡng chất nuôi tóc khỏe mạnh

Ăn uống lành mạnh giúp cơ thể bổ sung dưỡng chất nuôi tóc khỏe mạnh (Ảnh minh họa internet)

Thăm khám và điều trị

Nếu đã sử dụng những biện pháp chăm sóc tóc hàng ngày nhưng tình trạng rụng tóc vẫn không cải thiện hoặc trở nên trầm trọng hơn, bạn hãy đến cơ sở y tế để thăm khám và xác định nguyên nhân. Từ đó, bác sĩ sẽ giúp bạn có phương pháp điều trị hiệu quả.

Khi đi khám, bạn cần thông báo với bác sĩ những bệnh lý cơ thể đang mắc phải. Từ đó, bác sĩ sẽ xác định nguyên nhân tình trạng rụng tóc có phải do các bệnh lý hay không. Nếu bạn bị rụng tóc kéo dài do các bệnh lý, hãy tuân thủ hướng dẫn điều trị từ bác sĩ để điều trị bệnh và phục hồi lại mái tóc.

Thăm khám bác sĩ để xác định nguyên nhân rụng tóc kéo dài

Thăm khám bác sĩ để xác định nguyên nhân rụng tóc kéo dài (Ảnh minh họa internet)

Xem ngay: Thông tin chi tiết về giấy khám sức khỏe A3

Tình trạng rụng tóc có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau. Tuy nhiên, bạn không nên quá lo lắng mà hãy thực hiện các cách khắc phục rụng tóc ở nữ giới đã cung cấp trong bài viết. Bên cạnh đó, bạn nên thăm khám bác sĩ để xác định được nguyên nhân và có hướng điều trị hiệu quả nhất.

Đặt lịch khám ngay, Chúng tôi sẽ liên hệ hỗ trợ bạn!

Vui lòng điền thông tin đặt lịch khám để được phục vụ tốt nhất và rút ngắn thời gian khám bệnh!

028 62 885 886