Chăm sóc người bệnh nhiễm Covid-19 và "Hậu Covid-19" tập thở đúng cách
Với người bệnh khó thở ĐỪNG KHUYÊN “RÁNG HÍT SÂU”
Điều này nghe như vô lí nhưng hoàn toàn phù hợp với hướng dẫn của Bộ Y tế và các Hội chuyên ngành. Thực tế đã có rất nhiều trường hợp người bệnh bị rối loạn kiểu thở do ráng hít sâu, càng thở thì càng mệt, biểu hiện bằng việc thở nông, gồng các cơ vai cổ, sử dụng cơ hô hấp phụ thay vì kiểu thở đúng cách. Như vậy, việc nói với người bệnh đang khó thở, đang mệt "Ráng hít sâu" có thể khuyến khích kiểu thở sai này. Vậy cần thở như thế nào? Và người nhà cần giúp người bệnh như thế nào?
Tập thở đúng cách giúp hồi phục hiệu quả
TƯ THẾ thoải mái:
Là tư thế được nâng đỡ, thư giãn, không căng các cơ - khớp. Ví dụ khi nằm ngửa thì kê gối dưới khoeo (dưới đầu gối), khi nằm nghiêng thì kẹp gối giữa 2 chân, có gối kê tay phía trước, kê lưng phía sau, ngồi có dựa lưng - tay - chân, khi ngồi thòng chân/buông chân ngoài giường nếu giường cao không chạm đất thì cần có bục hoặc ghế kê chân.
Các tưu thế thoải mái giúp người bệnh tập thở dễ dàng hơn
Hãy nhắc/khuyến khích người bệnh THỞ RA bằng cách thở CHÚM MÔI:
Chúm môi và thở dài, trong khoảng thời gian thoải mái, sau đó hít vào bình thường, không gắng sức. Do phổi có tính đàn hồi, khi thở ra hết sẽ tạo điều kiện lấy hơi vào thay vì phải cố gắng dùng sức. Có nhiều cách thở tuy nhiên thở bụng là phương pháp được khuyến khích hơn cả. Lưu ý rằng thở hoành hay thở bụng đều không bắt buộc phải hít sâu. Với bài tập thở bụng, hãy bắt đầu bằng cách vừa thở ra vừa hóp bụng, khi hít vào thì phình bụng. Khởi đầu rất nhẹ, không gắng sức, cho đến khi làm đúng, mới khuyến khích thở sâu. Chất lượng quan trọng hơn số lượng!
Phương pháp thở chúm môi
Tập thở sâu đúng cách:
- Tập vận động, kéo dãn: Thở sâu đúng cách giúp phổi dãn nở. Vì phổi nằm trong lồng ngực, có khung sườn gắn với cột sống ở phía sau, vậy nên các bài tập vận động ngực - vai - cổ rất có ích cho việc tập thở, phòng ngừa hoặc cải thiện việc xơ xẹp phổi. Hãy để ý khi khó thở người bệnh có xu hướng ngồi chồm về phía trước, dẫn đến co ngắn các cơ cổ - ngực phía trước. Lúc này, các bài tập vận động sẽ giúp hỗ trợ thêm vì nếu lồng ngực cứng thì phổi cũng khó dãn nở.
- Tập kéo dài hơi thở với dụng cụ đơn giản như tập thổi nước bằng ống hút.
- Tập với các thiết bị vật lý trị liệu hô hấp, với hướng dẫn của chuyên viên vật lý trị liệu.
Áp dụng tập thở trong sinh hoạt hàng ngày.
- Khi đi lại có thể phối hợp cách thở theo nhịp bước đi. Ví dụ: bước 3 bước là hít vào, 4 bước là thở ra, nếu hơi thở dài có thể tăng lên 4:6, nếu mệt thì có thể giảm xuống nhịp 2:3. Với người bệnh nặng mới ra khỏi giường, tập đứng cạnh giường cũng có thể áp dụng cách thở này.
- Áp dụng thở hoành, thở chúm môi trong hoạt động hàng ngày.
Đăng ký khám và tư vấn phục hồi chức nặng “Hậu Covid-19”, hướng dẫn về tập thở, tập vận động với chuyên khoa Vật lý trị liệu và Phục hồi chức năng - Bệnh viện Gia An 115.
Tổng đài tư vấn: 0898 333 115 hoặc (028) 62 885 886
Phục hồi chức nặng cho người bệnh “Hậu Covid-19” Click xem chi tiết