Hotline: 1800 9045

[Giải đáp] Cột sống con người có bao nhiêu đốt và cách chăm sóc hiệu quả

Cột sống là một bộ phận quan trọng để cấu tạo nên cơ thể và giúp bảo vệ tủy sống. Hầu hết mọi hoạt động của chúng ta đều liên quan đến cột sống. Nhưng bạn có biết cột sống con người có bao nhiêu đốt và chăm sóc như thế nào để tránh xa bệnh? Những điều đó sẽ được giải đáp trong bài viết.

Cấu tạo và vai trò của cột sống

Cột sống là một phần cực kỳ quan trọng cấu tạo nên cơ thể con người cũng như tham gia vào các chuyển động của cơ thể. Hiểu được cấu tạo của cột sống sẽ giúp bạn dễ dàng tìm hiểu về các chấn thương và bệnh lý liên quan.

Vai trò                       

Cột sống hay còn được biết đến với tên gọi xương sống (Spine). Đây là cấu trúc hỗ trợ trung tâm và tham gia kết nối các phần khác nhau trong hệ thống xương của toàn bộ cơ thể.

Cột sống có vai trò không thể thiếu đối với mỗi người, giúp định hình các tư thế như đứng thẳng, uốn cong, đảm bảo việc vận động hay di chuyển. Ngoài ra, cột sống còn có chức năng bảo vệ tủy sống chạy dọc cơ thể. Đây là phần rất dễ bị tổn thương và khi gặp vấn đề sẽ ảnh hưởng rất lớn đến cuộc sống của người bệnh.

Cột sống con người có bao nhiêu đốt

Cột sống con người có bao nhiêu đốt (Ảnh minh họa internet)

Cấu tạo

Cột sống bình thường có dạng hình chữ S bao gồm 5 phần gồm:

  • Đốt sống: Là các xương riêng lẻ với phần vỏ cứng, bên trong rỗng xếp chồng lên nhau. Các đốt sống tạo thành một ống để chứa, bảo vệ tủy sống và dây thần kinh cũng như chịu phần lớn trọng lượng đặt lên lưng. Hầu hết các đốt sống đều có thể di chuyển trừ xương cùng cụt.
  • Khớp cột sống: Đây là phần khớp có sụn để các đốt sống có thể di chuyển trượt vào nhau. Nhờ đó mà tạo ra các vận động vặn, xoay, cúi một cách linh hoạt.
  • Đĩa đệm: Là những đệm phẳng dạng tròn nằm ở giữa 2 đốt sống, có tác dụng như một bộ giảm chấn cho cột sống. Đĩa đệm chứa các nhân nhầy bên trong và được bao quanh bởi vòng sợi để chịu tải.
  • Tủy sống, dây thần kinh: Tủy sống chính là hệ thống dây thần kinh chạy dọc theo ống sống, bắt đầu từ hộp sọ đến lưng dưới. Toàn cột sống có tổng cộng 31 cặp dây thần kinh và chúng phân nhánh qua các lỗ đốt sống để truyền tải tín hiệu giữa não và các bộ phận.
  • Mô mềm: Gồm dây chằng (nối và giữ các đốt sống đúng vị trí), cơ bắp và gân (kết nối cơ xương, hỗ trợ chuyển động).

Các phần để tạo nên một khung xương sống hoàn chỉnh

Các phần để tạo nên một khung xương sống hoàn chỉnh (Ảnh minh họa internet)

Xem ngay: Dịch vụ khám tổng quát tại Bệnh viện Gia An 115

Giải đáp cột sống con người có bao nhiêu đốt?

Cột sống của con người có tổng cộng 33 đốt tính từ cổ xuống đến phần xương cụt. Dựa theo vị trí, đặc điểm mà cột sống được chia thành 5 đoạn như sau:

Cột sống cổ

Phần này bao gồm 7 đốt sống, tính từ ngay phía dưới hộp sọ. Các đốt sống cổ có nhiều lỗ để động mạch đi qua, mang máu lên não. Phần xương cổ do phải nâng đỡ đầu và có giới hạn về cơ nên bị giới hạn khi cử động mạnh, đột ngột.

Cột sống ngực

Cột sống ngực nằm dưới cột sống cổ, bao gồm 12 đốt sống với các điểm kết để kết nối với xương sườn, tạo thành một phần của mặt sau ngực. Tại đây, những địa đệm giữa các xương rất mỏng, hẹp nên chuyển động bị hạn chế. Ngoài ra, phần không gian dùng cho dây thần kinh cũng nhỏ bởi đốt sống ngắn.

Cột sống thắt lưng

Khi tìm hiểu cột sống con người có bao nhiêu đốt, bạn sẽ biết được phần cột sống thắt lưng bao gồm 5 đốt. Những đốt này có kích thước lớn nhất để chịu phần lớn trọng lượng của cơ thể và tạo không gian cho dây thần kinh. Đây là phần kết nối với xương chậu, liên quan đến các chuyển động cúi, xoay, nâng đỡ...

Xương cùng

Xương cùng có dạng hình tam giác nằm ở dưới của đốt sống thắt lưng và giữa xương hông để tạo thành mặt sau xương chậu. Phần tiếp xúc giữa xương cùng, xương chậu 2 bên là khớp cùng chậu.

Xương cụt

Xương cụt hay đốt sống cụt gồm 3 - 5 xương nhỏ được hợp nhất lại với nhau. Phần xương này có kích thước rất nhỏ nhưng lại có vai trò vô cùng quan trọng trong việc hỗ trợ cơ thể khi ngồi.

Giải đáp câu hỏi cột sống con người có bao nhiêu đốt

Giải đáp câu hỏi cột sống con người có bao nhiêu đốt (Ảnh minh họa internet)

Những bệnh lý liên quan đến cột sống thường gặp

Các bệnh lý liên quan đến cột sống tương đối đa dạng, gây ra bởi nhiều nguyên  nhân khác nhau. Có thể kể đến:

  • Thoái hóa cột sống
  • Hẹp ống sống
  • Viêm cứng khớp
  • Viêm cột sống dính khớp
  • Đau thần kinh tọa
  • Khối u cột sống
  • Vẹo cột sống
  • Gù cột sống
  • Chấn thương tủy sống
  • Thoát vị đĩa đệm

Bất kỳ bệnh lý hay tổn thương nào liên quan đến cột sống đều có thể gây ra những vấn đề nghiêm trọng như cơn đau nhức, tê liệt hoặc thương tật vĩnh viễn. Do đó, bạn nên chú trọng đến việc bảo vệ cột sống.

Nhiều bệnh lý liên quan đến cột sống

Nhiều bệnh lý liên quan đến cột sống (Ảnh minh họa internet)

Cách chăm sóc, bảo vệ cột sống khỏe mạnh

Sau khi tìm hiểu cột sống con người có bao nhiêu đốt và chức năng của từng phần, bạn sẽ dễ dàng nhận thấy cột sống rất dễ gặp các bệnh lý. Đặc biệt, sau giai đoạn 30 tuổi, quá trình hình thành xương chậm hơn phân hủy. Điều này dễ gây ra các vấn đề như thoái hoá đốt sống, đau lưng, thoát vị đĩa đệm hay khó khăn trong vận động...

Vì thế, chúng ta cần biết cách chăm sóc, bảo vệ cột sống một cách khoa học để luôn có được sức khỏe tốt nhất. Và để chăm sóc sức khỏe cột sống nói riêng hay xương khớp nói chung, bạn nên tham khảo một số phương pháp sau:

  • Bổ sung đầy đủ dinh dưỡng, đặc biệt là các thực phẩm tốt cho xương như rau, đạm, thịt, cá, trứng, sữa, các loại đậu, pho mát, lòng đỏ trứng.
  • Vận động thường xuyên với cường độ hợp lý: Một số bài tập nên chọn như đi bộ, đạp xe, tập yoga, bơi...
  • Duy trì cân nặng hợp lý: Do cột sống phải gánh chịu phần lớn trọng lượng của cơ thể nên việc duy trì cân nặng hợp lý sẽ hạn chế áp lực lên cột sống, tránh những nguy cơ đau khớp hay gãy xương.
  • Hạn chế mang vác vật nặng: Việc thường xuyên mang những vật nặng sẽ gây áp lực lên cột sống và tạo ra các vấn đề như thoát vị đĩa đệm, thoái hóa, chấn thương dây chằng...
  • Bê vác, ngồi, vận động đúng tư thế: Thói quen làm việc, vận động sai tư thế ảnh hưởng rất nhiều đến cột sống. Các tổn thương sẽ phát triển âm thầm, lâu ngày sẽ ảnh hưởng nhiều đến cuộc sống, sinh hoạt hằng ngày.
  • Thăm khám và kiểm tra sức khỏe thường xuyên: Bạn nên kiểm tra sức khỏe định kỳ để sớm phát hiện ra các dấu hiệu bất thường, tổn thương. Trường hợp đã mắc bệnh, cần điều trị kịp thời, tránh tiến triển nặng hơn.

Bài tập yoga đơn giản giúp cột sống luôn khỏe mạnh

Bài tập yoga đơn giản giúp cột sống luôn khỏe mạnh (Ảnh minh họa internet)

Thăm khám các vấn đề liên quan đến cột sống ở đâu uy tín?

Để được thăm khám kỹ lưỡng, chẩn đoán bệnh lý chính xác, bạn nên đến các bệnh viện uy tín có các bác sĩ chuyên khoa cơ xương khớp hoặc chấn thương chỉnh hình.

Tại Bệnh viện Gia An 115, không chỉ có đội ngũ chuyên gia, bác sĩ giàu kinh nghiệm ở nhiều chuyên khoa, Bệnh viện còn đầu tư trang bị hệ thống máy móc hiện đại, tiên tiến như MRI, máy đo mật độ xương, máy siêu âm, máy chụp CT... Hệ thống hiện đại, chuyên nghiệp tại sẽ mang đến cho bạn sự thuận tiện và kết quả chính xác. Bên cạnh đó, Gia An 115 còn có khu vực điều trị nội trú, phục hồi chức năng tiên tiến đảm bảo tối ưu cho việc điều trị, hồi phục của bệnh nhân.

Bệnh viện Gia An 115 được trang bị cơ sở vật chất hiện đại

Bệnh viện Gia An 115 được trang bị cơ sở vật chất hiện đại

Xem ngay: Giấy khám sức khỏe A3, mẫu giấy khám sức khỏe lái xe chi tiết

Bài viết đã giải đáp câu hỏi “cột sống con người có bao nhiêu đốt”, bên cạnh đó cũng chia sẻ thêm về cấu tạo của từng phần và các bệnh lý thường gặp liên quan đến cột sống. Hy vọng những thông tin trong bài viết đã giúp bạn hiểu hơn về cơ thể mình và biết cách chăm sóc để cột sống khỏe mạnh.

Đặt lịch khám ngay, Chúng tôi sẽ liên hệ hỗ trợ bạn!

Vui lòng điền thông tin đặt lịch khám để được phục vụ tốt nhất và rút ngắn thời gian khám bệnh!

028 62 885 886