Dấu hiệu bị lẹo mắt là gì? Hướng dẫn cải thiện triệu chứng

Lẹo mắt là một tình trạng viêm nhiễm xảy ra ở mắt. Nếu không điều trị kịp thời, bệnh sẽ gây ảnh hưởng đến mắt. Vì vậy, bạn nên tìm hiểu về dấu hiệu bị lẹo mắt để kịp thời phát hiện và thăm khám. Bác sĩ sẽ tư vấn phác đồ điều trị lẹo mắt hiệu quả.

Lẹo mắt là gì?

Lẹo mắt là một tình trạng viêm nhiễm cấp tính ở bờ mi mắt, có thể xuất hiện bên ngoài hoặc bên trong mí mắt. Nguyên nhân gây lẹo mắt thường do vi khuẩn Staphylococcus aureus hay vi khuẩn tụ cầu vàng gây ra.

Lẹo mắt thường gây ra những triệu chứng khó chịu và ảnh hưởng đến cuộc sống của người bệnh. Vì vậy, bạn nên tìm hiểu dấu hiệu bị lẹo mắt để sớm phát hiện và điều trị.

Lẹo mắt do vi khuẩn tụ cầu vàng gây ra (Ảnh minh họa internet)

Lẹo mắt do vi khuẩn tụ cầu vàng gây ra (Ảnh minh họa internet)

Dấu hiệu bị lẹo mắt bạn nên biết

Lẹo mắt được chia thành 3 loại chính bao gồm:

  • Đa lẹo: Xuất hiện nhiều đầu lẹo trên một mí mắt, trên cả hai mí mắt hoặc cả hai mắt.
  • Lẹo trong mi mắt: Lẹo phát triển bên trong mi mắt, thường do nhiễm trùng từ tuyến meibomian, một tuyến nhờn nằm ở cả mí trên và mí dưới, có chức năng tiết ra lớp mỡ giúp giữ ấm và bôi trơn bề mặt mắt.
  • Lẹo ngoài mí mắt: Lẹo phát triển bên ngoài bờ mi, do nhiễm trùng tuyến Zeis, một tuyến bã nhờn nhỏ tại bờ mi.

Lẹo mắt thường chỉ xuất hiện ở một bên mắt chứ ít khi bị ở cả hai bên. Ban đầu triệu chứng mọc lẹo tương đối nhẹ, thường là cảm giác hơi khó chịu hoặc bị mẩn đỏ dọc bờ mi.

Khi lẹo mắt bắt đầu sưng to và có phản ứng viêm, các dấu hiệu có thể xuất hiện bao gồm:

  • Có vết sưng đỏ giống mụn dọc mí mắt
  • Vết sưng đỏ thường xuất hiện các đốm nhỏ màu vàng
  • Cảm thấy bị cộm phía bên trong mắt
  • Bị nhạy cảm trước ánh sáng
  • Có ghèn ở dọc mí mắt hoặc chảy nước mắt
  • Có nốt sần cứng, không đau ở mi mắt

Dấu hiệu bị lẹo mắt là tình trạng sưng đau trên mi mắt (Ảnh minh họa internet)

Dấu hiệu bị lẹo mắt là tình trạng sưng đau trên mi mắt (Ảnh minh họa internet)

Yếu tố nguy cơ gây bệnh lẹo mắt

Tụ cầu khuẩn hoặc vi khuẩn được xem là nguyên nhân chính gây ra lẹo mắt. Ngoài ra, lẹo mắt cũng có thể là kết quả của tình trạng viêm bờ mi có sẵn khiến cho viêm nhiễm lan rộng.

Một số đối tượng nguy cơ cao thường mắc phải lẹo mắt bao gồm:

  • Người thường xuyên đeo kính áp tròng: Hoạt động đeo và tháo kính áp tròng mà không vệ sinh tay sạch sẽ có thể dẫn đến nhiễm trùng mi mắt và hình thành lẹo.
  • Người có thói quen dụi mắt, đưa tay lên mắt trong khi chưa vệ sinh diệt khuẩn tạo điều kiện cho vi khuẩn tiếp xúc và gây nhiễm trùng mi mắt.
  • Người thường xuyên trang điểm mắt: Dụng cụ trang điểm mắt lâu ngày không được làm sạch có thể dính bụi và vi khuẩn. Khi sử dụng những dụng cụ này, vi khuẩn có thể xâm nhập mắt, gây sưng viêm và hình thành lẹo.
  • Người bệnh viêm bờ mi: Tình trạng viêm hoặc nhiễm trùng cấp tính hoặc mạn tính ở bờ mi có thể gây ra sưng và nổi mụn mủ dưới mi mắt, dẫn đến lẹo.
  • Các bệnh lý khác: Bệnh hồng ban, viêm da tiết bã, hoặc tiểu đường cũng có thể làm tăng nguy cơ phát triển lẹo mắt do ảnh hưởng đến hệ miễn dịch và tình trạng viêm nhiễm của da.

Xem thêm: Gói khám tổng quát, khám sức khỏe toàn diện tại Hồ Chí Minh

Phân biệt lẹo mắt và chắp mắt

Chắp mắt và lẹo mắt đều là bệnh lý ở mi mắt. Có rất nhiều người bệnh nhầm lẫn giữa hai bệnh lý này. Tuy nhiên, mỗi bệnh lý có sự khác nhau về vị trí tổn thương và tính chất.

Cụ thể:

  • Chắp mắt là khối u nhỏ phát triển trong mí mắt, gây sưng nề đỏ và đau khi tạo mủ. Nếu không được điều trị có thể gây vỡ làm tổn thương loét da mi để lại sẹo.
  • Lẹo mắt thường có hình dạng u màu đỏ, gây đau đớn trên mắt và trông giống như mụn nhọt. Hầu hết các lẹo mắt đều phát triển trên bờ mí mắt.

Chắp mắt và lẹo mắt đều là các bệnh lý ở mi mắt (Ảnh minh họa internet)

Chắp mắt và lẹo mắt đều là các bệnh lý ở mi mắt (Ảnh minh họa internet)

Điều trị bệnh lý lẹo mắt

Lẹo mắt có thể gây ra triệu chứng khó chịu và khiến người bệnh gặp nhiều khó khăn trong sinh hoạt. Vì vậy, khi phát hiện các dấu hiệu bị lẹo mắt, bạn nên đến cơ sở y tế gần nhất để thăm khám và điều trị theo hướng dẫn của bác sĩ.

Một số phương pháp điều trị bao gồm:

Điều trị nội khoa

Người bệnh sẽ sử dụng một số loại thuốc dưới đây:

  • Sử dụng thuốc mỡ hoặc kem kháng sinh: Bác sĩ có thể chỉ định các loại thuốc mỡ tra mắt có chứa kháng sinh hoặc thuốc nhỏ mắt có tác dụng bôi trơn, giúp giảm viêm và ngăn ngừa nhiễm trùng.
  • Nếu lẹo gây sưng lớn và tạo áp lực lên giác mạc, hoạt chất steroid tại chỗ có thể sử dụng trong thời gian ngắn để giảm viêm.
  • Thuốc kháng sinh toàn thân: Khi nhiễm trùng lan rộng và có nguy cơ tiến triển thành viêm mô tế bào quanh hốc mắt, bác sĩ có thể chỉ định sử dụng loại kháng sinh này.

Điều trị ngoại khoa

Trong trường hợp lẹo mắt không đáp ứng điều trị nội khoa, các bác sĩ sẽ chỉ định tiểu phẫu. Mục đích là rạch dẫn lưu mủ với những trường hợp lẹo quá lớn hoặc không đáp ứng với điều trị nội khoa sau khoảng 1-2 tuần.

Điều trị ngoại khoa đối với lẹo mắt (Ảnh minh họa internet)

Điều trị ngoại khoa đối với lẹo mắt (Ảnh minh họa internet)

Hướng dẫn điều trị tại nhà

Để cải thiện các triệu chứng đau đớn và hỗ trợ điều trị lẹo mắt, bạn có thể chăm sóc mắt theo hướng dẫn sau đây:

  • Chườm ấm: Bạn nên sử dụng gạc y tế thấm nước ấm khoảng 35-40 độ để chườm lên mí mắt trong khoảng 5-10 phút, mỗi ngày 2-3 lần. Phương pháp này giúp làm mềm mô xung quanh lẹo và hỗ trợ thông tắc các tuyến dầu, giúp giảm sưng và đau.
  • Vệ sinh nhẹ nhàng mắt bằng nước muối để giúp làm sạch bụi bẩn, dầu thừa và hạn chế viêm nhiễm.
  • Vệ sinh tay trước khi đưa lên mắt để ngăn ngừa vi khuẩn có thể phát triển gây phản ứng viêm.
  • Không nên tự nặn hoặc chích lẹo tại nhà. Bởi lẽ, bạn có thể gây kích ứng hoặc làm tổn thương giác mạc, dẫn đến biến chứng nghiêm trọng hơn.
  • Khi bị lẹo mắt, bạn không nên trang điểm vì có thể làm tăng nguy cơ nhiễm trùng.

Xem thêm: Khám sức khỏe toàn diện ở đâu tốt nhất?

Lẹo mắt có thể điều trị khỏi nếu bạn phát hiện sớm dấu hiệu bệnh và tuân theo phác đồ điều trị của bác sĩ. Bài viết đã cung cấp thông tin về dấu hiệu bị lẹo mắt cũng như cách chăm sóc mắt tại nhà. Để nhanh chóng điều trị khỏi bệnh và phục hồi thị giác, bạn nên sớm thăm khám bác sĩ và thực hiện đúng hướng dẫn điều trị.

Đặt lịch khám ngay, Chúng tôi sẽ liên hệ hỗ trợ bạn!

Vui lòng điền thông tin đặt lịch khám để được phục vụ tốt nhất và rút ngắn thời gian khám bệnh!

028 62 885 886