Đầu ngón tay bị nứt nẻ chảy máu do đâu? Cách xử lý hiệu quả
Đầu ngón tay bị nứt nẻ chảy máu ảnh hưởng nhiều đến sinh hoạt hằng ngày. Tình trạng này tuy không nghiêm trọng nhưng lại tạo ra cơn đau khó chịu và thường cần thời gian dài điều trị. Bài viết tổng hợp một số nguyên nhân và chia sẻ các phương pháp xử lý đơn giản, hiệu quả để bạn có thể áp dụng.
Tìm hiểu hiện tượng đầu ngón tay bị nứt nẻ chảy máu
Hiện tượng đầu ngón tay bị nứt nẻ, chảy máu thường liên quan đến vấn đề da liễu. Tình trạng này xảy ra khi phần da đầu ngón tay bị kích ứng nghiêm trọng hoặc quá khô. Ban đầu, người bệnh có thể thấy ngứa, phần da ở đầu ngón tay khô bong tróc tạo vảy rồi chảy máu.
Tình trạng này tuy không nghiêm trọng nhưng lại gây ra những cơn đau, cảm giác khó chịu do khu vực đầu ngón tay có nhiều dây thần kinh. Da của người bệnh cũng có thể nhạy cảm hơn, nhất là khi tiếp xúc với các sản phẩm dạng kem hay nhiệt độ...
Tình trạng nứt nẻ đầu ngón tay gây đau đớn và khó chịu (Ảnh minh họa internet)
Nguyên nhân gây ra tình trạng đầu ngón tay bị nứt nẻ chảy máu
Nguyên nhân gây ra tình trạng này rất đa dạng nhưng đa số đều có tác động trực tiếp lên da ngón tay của người bệnh. Những nguyên nhân dưới đây có thể khiến da đầu ngón tay bị khô, bong tróc và chảy máu.
Do thời tiết hanh khô, thường vào mùa đông
Vào mùa đông, khi thời nhiệt độ và độ ẩm giảm xuống, không khí trở nên khô hơn sẽ làm các vị trí như đầu ngón tay, môi, chân bị khô, nứt nẻ. Do vị trí đầu ngón tay thường phải tiếp xúc với bên ngoài, dễ mất độ ẩm theo môi trường. Nếu không bù đắp đủ lượng ẩm đã mất đi, phần da sẽ bị khô, không đủ đàn hồi; nghiêm trọng thì đầu ngón tay sẽ bị nứt nẻ chảy máu.
Các bệnh da liễu
Một số bệnh da liễu cũng là nguyên nhân gây ra tình trạng này, cụ thể như:
- Viêm da tiếp xúc: Đây là tình trạng phát ban, ngứa, khô da khi tiếp xúc với một chất cụ thể. Hiện tượng này có thể xuất hiện trên một người bị dị ứng hoặc các chất độc hại gây kích ứng.
- Chàm: Đây là một bệnh về da rất phổ biến và gây ngứa, đỏ khô cũng như kích ứng. Khi đó, da trở nên mỏng, yếu và mất độ ẩm nên dễ bị nứt nẻ hơn bình thường.
- Vẩy nến: Bệnh ngoài da này gây phát ban với các mảng ngứa thường ở đầu gối, khuỷu tay, da đầu nhưng vẫn có thể gặp ở phần đầu ngón tay.
- Nấm da: Là tình trạng nhiễm trùng do vi nấm xâm nhập và phát triển trên da và có thể xuất hiện ở hầu hết các vị trí trên cơ thể. Biểu hiện nấm da thường là các mảng đỏ, trắng gây ngứa và châm chích, dày sừng kèm bong tróc.
Một số bệnh lý có thể gây ra tình trạng nứt nẻ đầu ngón tay, chảy máu (Ảnh minh họa internet)
Xem thêm: Khám tổng quát chuyên sâu tại Hồ Chí Minh
Tiếp xúc với hóa chất, chất tẩy rửa trong thời gian dài
Hiện tượng đầu ngón tay bị nứt nẻ chảy máu cũng có thể do người đó thường xuyên phải tiếp xúc với hóa chất. Khi da phải tiếp xúc với các hóa chất liên tục, trong thời gian dài sẽ làm mất độ ẩm tự nhiên, da mỏng và yếu hơn. Khi không được chăm sóc phục hồi sẽ gây ngứa, khô và nứt nẻ.
Cách khắc phục tình trạng đầu ngón tay bị nứt nẻ chảy máu
Khi da ở đầu ngón tay bị nứt nẻ và chảy máu sẽ gây ra cảm giác đau, khó chịu trong các hoạt động sinh hoạt hằng ngày. Việc không chăm sóc hay điều trị sớm sẽ khiến tình trạng ngày càng trở nên nặng nề. Do đó, ngay khi thấy da có dấu hiệu khô, nứt nẻ, bạn cần tìm cách để khắc phục ngay.
Tùy vào nguyên nhân mà lựa chọn phương pháp phù hợp, tuy nhiên điểm chung là cần cung cấp và giữ độ ẩm cho da. Người bệnh nên lựa chọn những loại kem hoặc thuốc mỡ lành tính, độ ẩm cao, không chứa các chất gây hại.
Sử dụng kem, dầu dưỡng để bổ sung độ ẩm cho da tránh bị khô (Ảnh minh họa internet)
Với trường hợp da nứt nẻ chảy máu do thời tiết hay tiếp xúc nhiều với hóa chất, người bệnh nên chọn sử dụng dưỡng ẩm có những thành phần như dầu ô liu, bơ hạt mỡ, Glycerin, Lanolin, Axit hyaluronic... Với người mắc các bệnh lý về da, ngoài dưỡng ẩm còn cần được thăm khám để được kê thêm các thuốc điều trị như corticosteroid, ức chế calcineurin...
Lưu ý để ngăn trình trạng đầu ngón tay nứt nẻ nặng thêm
Đa số các trường hợp da bị nứt nẻ chảy máu đều có thể phòng tránh hoặc giảm nhẹ chỉ nhờ một vài mẹo đơn giản. Bạn nên kết hợp những phương pháp dưới đây để hiệu quả bảo vệ da tay được tốt nhất:
Bổ sung độ ẩm cho da
Ngay sau khi rửa tay, tắm, bạn nên thoa một lớp kem dưỡng để cung cấp độ ẩm cho da. Ngoài sử dụng các loại hóa mỹ phẩm, bạn cũng có thể dùng dầu dừa, bơ hạt mỡ, dầu ô liu để thoa trực tiếp lên da. Phương pháp này không chỉ giúp phòng tránh mà còn hỗ trợ cực kỳ tốt trong quá trình điều trị.
Sử dụng găng tay
Để tránh tiếp xúc quá nhiều với hóa chất, bạn nên sử dụng các loại găng tay cao su, nilon khi làm các công việc có liên quan đến hóa chất. Ngoài ra, vào mùa đông, bạn cũng nên có thêm găng tay vải, bông để ngăn cách da khỏi điều kiện thời tiết khô hanh, giúp giữ độ ẩm của da.
Sử dụng găng tay, tránh tiếp xúc thường xuyên với hóa chất (Ảnh minh họa internet)
Vệ sinh đúng cách
Độ ẩm của da rất dễ bị mất khi bạn vệ sinh, chăm sóc không đúng cách. Việc vệ sinh đúng cách có thể làm sạch bụi bẩn, vi khuẩn, nấm, giúp tránh cách bệnh về da. Phương pháp này cũng hỗ trợ, tránh tình trạng nhiễm khuẩn khi người bệnh đã có những vết nứt, chảy máu.
Khi vệ sinh da, nhất là vùng tay, bạn cần chú ý một số điều sau:
- Sử dụng các loại xà phòng, chất tẩy rửa dịu nhẹ, có thành phần lành tính, tự nhiên.
- Không sử dụng các loại xà phòng đậm đặc mà thay bằng dung dịch loãng để giảm độ tẩy rửa trên da.
- Bạn nên dùng nước ấm thay vì nước nóng để vệ sinh tay, tắm rửa. Vì khi nước nóng, nhiệt độ cao sẽ làm mất đi lớp dầu vốn có trên da gây khô.
- Lau khô tay bằng khăn mềm, không chà xát mạnh vì dễ gây tổn thương da.
- Khi tắm, bạn nên đóng kín cửa để giữ lại hơi ẩm và không nên dùng vòi sen quá 10 phút để tránh làm da mất độ ẩm.
- Khi không tiếp xúc với hóa chất nhưng lại thường xuyên thực hiện các hoạt động khiến tay bị ướt thì bạn cũng nên đi găng tay. Vì khi liên tục rửa như vậy, lớp dầu, ẩm bên ngoài của tay sẽ bị trôi đi.
Những phương pháp điều trị và phòng ngừa tình trạng đầu ngón tay bị nứt nẻ chảy máu đã được chia sẻ ở bài viết. Tuy hiện tượng này không nghiêm trọng nhưng bạn cũng cần chú ý chăm sóc da tay đúng cách để tránh bị nặng thêm ảnh hưởng đến sinh hoạt hằng ngày. Tốt nhất, bạn nên đến cơ sở y tế để được kiểm tra, hướng dẫn điều trị phù hợp, tránh để tình trạng này kéo dài.
Xem thêm: Các mốc khám sức khỏe tổng quát cho trẻ em, trẻ sơ sinh