Hotline: 1800 9045

Điều trị ung thư dạ dày và các phương pháp chẩn đoán bệnh

Điều trị ung thư dạ dày tùy vào giai đoạn bệnh và thể trạng người bệnh. Tuy nhiên, để có hướng điều trị hiệu quả, việc chẩn đoán chính xác đóng vai trò quan trọng. Bài viết sẽ chia sẻ với bạn về các phương pháp chẩn đoán và điều trị ung thư dạ dày hiện nay.

Nguyên nhân và các yếu tố nguy cơ gây ung thư dạ dày

Ung thư dạ dày là kết quả của nhiều yếu tố tác động, bao gồm chế độ ăn uống, nhiễm khuẩn, yếu tố di truyền và các bệnh lý liên quan. Dưới đây là những nguyên nhân ung thư dạ dày và các yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh.

Yếu tố môi trường và chế độ ăn uống

Môi trường sống và thói quen ăn uống có vai trò quan trọng trong sự phát triển của ung thư dạ dày. Một số yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh bao gồm:

  • Chế độ ăn nhiều muối: Ăn thực phẩm chứa hàm lượng muối cao có thể gây tổn thương niêm mạc dạ dày, tạo điều kiện thuận lợi cho tế bào ung thư phát triển.
  • Thực phẩm chứa nitrat: Các chất bảo quản trong thực phẩm chế biến sẵn hoặc thực phẩm ướp muối có thể chuyển hóa thành hợp chất gây ung thư.
  • Thiếu hụt vitamin A, C: Chế độ ăn ít rau xanh, hoa quả tươi làm giảm khả năng bảo vệ dạ dày khỏi các tác nhân gây hại.
  • Tiêu thụ thực phẩm hun khói, khô hoặc lên men: Những loại thực phẩm này có thể chứa các hợp chất gây ung thư.
  • Thiếu phương tiện bảo quản thực phẩm an toàn: Việc bảo quản thực phẩm không đúng cách có thể làm gia tăng sự phát triển của vi khuẩn và độc tố có hại cho dạ dày.
  • Sử dụng rượu, thuốc lá: Chất kích thích như rượu và thuốc lá có thể làm tăng nguy cơ tổn thương niêm mạc dạ dày, dẫn đến viêm loét và hình thành ung thư.

Điều trị ung thư dạ dày và các phương pháp chẩn đoán bệnh

Chế độ ăn nhiều muối làm tăng nguy cơ mắc ung thư dạ dày (Ảnh minh họa internet)

Vai trò của vi khuẩn HP (H.pylori)

Nhiễm vi khuẩn HP là một trong những nguyên nhân ung thư dạ dày hàng đầu. Vi khuẩn này có thể gây viêm nhiễm kéo dài, dẫn đến teo niêm mạc dạ dày, dị sản ruột, loạn sản và cuối cùng là ung thư. Theo nghiên cứu, nhiễm HP làm tăng nguy cơ mắc ung thư dạ dày cao gấp 6 lần.

Yếu tố gia đình

Ung thư dạ dày có thể mang tính chất gia đình, tỷ lệ chiếm khoảng 1-15% trong số các trường hợp mắc bệnh. Ngoài ra, những người có tiền sử gia đình bị ung thư đường tiêu hóa hoặc mắc các hội chứng di truyền liên quan đến ung thư cũng có nguy cơ cao hơn.

Các yếu tố khác

  • Bệnh lý dạ dày: Một số bệnh lý như viêm loét dạ dày mạn tính, thiếu máu ác tính có thể làm tăng nguy cơ ung thư dạ dày.
  • Tiếp xúc với phóng xạ: Những người bị nhiễm xạ trong thời gian dài hoặc làm việc trong môi trường có bức xạ cao cũng có nguy cơ mắc bệnh cao hơn bình thường.

Chẩn đoán ung thư dạ dày như thế nào?

Ở giai đoạn đầu, ung thư dạ dày thường khó phát hiện do triệu chứng không rõ ràng và dễ nhầm lẫn với viêm loét dạ dày thông thường. Vì vậy, để chẩn đoán chính xác, bác sĩ sẽ áp dụng nhiều phương pháp kiểm tra khác nhau:

Các phương pháp chẩn đoán hình ảnh & thăm dò chức năng

Để xác định giai đoạn bệnh và mức độ lan rộng, bác sĩ có thể chỉ định các phương pháp chẩn đoán hình ảnh như: Chụp X-quang dạ dày, Chụp CT, MRI, PET-CT, xạ hình xương… Trong đó, chụp X-quang dạ dày có thuốc cản quang là phương pháp kinh điển chẩn đoán ung thư dạ dày. Chụp CT, MRI được sử dụng chủ yếu để xác định giai đoạn, tổn thương u cũng như mức độ xâm lấn và di căn.

Nội soi ống soi mềm kết hợp với sinh thiết là cũng biện pháp quan trọng trong chẩn đoán ung thư dạ dày, cho biết vị trí và tính chất của khối u với độ chính xác cao. Trong khi đó, nội soi ổ bụng giúp xác định chính xác tình trạng xâm lấn u vào cơ quan lân cận, di căn gan, di căn phúc mạc. Ngoài ra, bác sĩ có thể chỉ định siêu âm qua thành bụng hoặc kết hợp nội soi tiêu hoá và siêu âm có đầu dò tần số cao.

Điều trị ung thư dạ dày và các phương pháp chẩn đoán bệnh

Nội soi tiêu hóa giúp chẩn đoán ung thư dạ dày (Ảnh minh họa)

Xem thêm: Nội soi tiêu hóa và những vấn đề cần lưu ý

Xét nghiệm máu

Bác sĩ có thể yêu cầu xét nghiệm máu để đánh giá tình trạng sức khỏe chung và hỗ trợ chẩn đoán ung thư dạ dày, bao gồm: xét nghiệm công thức máu, xét nghiệm dấu ấn ung thư, xét nghiệm chức năng gan, thận…

Phương pháp điều trị bệnh ung thư dạ dày

Tùy vào giai đoạn bệnh và thể trạng bệnh nhân, bác sĩ sẽ lựa chọn phương pháp điều trị phù hợp theo phác đồ điều trị ung thư dạ dày Bộ Y tế. Trong đó, phẫu thuật có vai trò quan trọng và chủ đạo trong điều trị ung thư dạ dày; hóa trị, xạ trị đóng vai trò điều trị bổ trợ, tân bổ trợ trong giai đoạn còn chỉ định điều trị triệt căn và vai trò giảm nhẹ khi bệnh ở giai đoạn muộn.

  • Phẫu thuật: Cắt bỏ một phần hoặc toàn bộ dạ dày bị ung thư cùng các hạch lympho xung quanh. Phẫu thuật có thể thực hiện bằng phương pháp mổ mở, nội soi hoặc robot.
  • Xạ trị: Xạ trị đơn thuần chủ yếu điều trị triệu chứng như hẹp môn vị, chảy máu... hoặc phối hợp với hoá trị trong điều trị bổ trợ (sau mổ), tân bổ trợ (trước mổ).
  • Hóa trị: Sử dụng thuốc điều trị ung thư dạ dày đường tiêm, truyền tĩnh mạch hoặc uống để tiêu diệt tế bào ung thư, có thể kết hợp với xạ trị hoặc phẫu thuật.
  • Liệu pháp nhắm trúng đích: Dành cho bệnh nhân ung thư tiến triển hoặc di căn, giúp ức chế sự phát triển của tế bào ung thư.
  • Chăm sóc giảm nhẹ: Khi ung thư ở giai đoạn cuối, bác sĩ sẽ tập trung kiểm soát triệu chứng và nâng cao chất lượng sống cho bệnh nhân.

Điều trị ung thư dạ dày và các phương pháp chẩn đoán bệnh

Phẫu thuật tại Bệnh viện Gia An 115 (Ảnh minh họa)

Cắt ung thư dạ dày sống được bao lâu?

Một trong những câu hỏi thường gặp khi điều trị ung thư dạ dày là ung thư dạ dày sống được bao lâu và sau khi cắt ung thư dạ dày sống được bao lâu. Thực ra, thời gian sống sau phẫu thuật cắt ung thư dạ dày phụ thuộc vào giai đoạn bệnh, thể trạng của bệnh nhân và phương pháp điều trị sau phẫu thuật. Nếu phát hiện và điều trị sớm, người bệnh có thể sống khỏe mạnh nhiều năm sau phẫu thuật. Chi phí điều trị ung thư dạ dày khi đó cũng thấp hơn.

Trong các trường hợp phát hiện muộn, khi ung thư đã di căn, tỷ lệ sống sẽ thấp hơn. Tuy nhiên, nhờ vào các phương pháp điều trị hiện đại như hóa trị, xạ trị, liệu pháp nhắm trúng đích, người bệnh vẫn có thể kéo dài thời gian sống và cải thiện chất lượng cuộc sống.

Điều quan trọng là việc phát hiện ung thư dạ dày ở giai đoạn đầu sẽ giúp cơ hội sống sót tăng lên rất nhiều. Những người phát hiện bệnh muộn sẽ phải đối mặt với nhiều khó khăn trong việc điều trị và tiên lượng sống sẽ phụ thuộc vào mức độ di căn của ung thư.

Xem thêm: Ung thư dạ dày là gì? 7 dấu hiệu ung thư dạ dày

Đặt lịch khám ngay, Chúng tôi sẽ liên hệ hỗ trợ bạn!

Vui lòng điền thông tin đặt lịch khám để được phục vụ tốt nhất và rút ngắn thời gian khám bệnh!

028 62 885 886