Đối mặt biến chủng Omicron - Người bệnh tăng huyết áp cần lưu ý gì?

 

Ảnh hưởng từ Covid-19 đến người bệnh tăng huyết áp? Theo hướng dẫn của Bộ Y tế, có 20 bệnh nền có nguy cơ cao khi mắc Covid-19. Tăng huyết áp đều nằm trong nhóm này, trong đó tiểu đường ở vị trí đầu tiên. Những người bệnh tăng huyết áp có thể gặp những biến chứng nghiêm trọng hơn và tăng nguy cơ tử vong khi nhiễm Covid-19.

Vì sao người tăng huyết áp mắc Covid-19 có nguy cơ  diễn biến nặng?

- Các nghiên cứu cho thấy người mắc Covid-19 có bệnh nền Tăng huyết áp, thường khó kiểm soát huyết áp hơn. Khi huyết áp khó kiểm soát thì nguy cơ đột quỵ và tử vong cao hơn.

- Tăng huyết áp thúc đẩy nhanh quá trình xơ vữa động mạch, tỷ lệ làm lão hóa hệ thống mạch máu sớm hơn người không TĂNG HUYẾT ÁP, do đó khi nhiễm Covid-19 sẽ làm tăng mức độ nghiêm trọng và tỉ lệ tử vong.

- Tăng huyết áp vẫn là yếu tố nguy cơ có thể thay đổi lớn nhất đối với bệnh tim mạch do xơ vữa động mạch. Bệnh nhân nên tiếp tục tuân theo sự hướng dẫn điều trị và thay đổi lối sống của bác sĩ để giảm nguy cơ tim mạch lâu dài liên quan đến tăng huyết áp.

- Người tăng huyết áp thường là người cao tuổi có sức đề kháng suy giảm nên khi nhiễm covid thì khả năng hồi phục kém.

- Người tăng huyết áp lâu ngày thường mắc các biến chứng như suy thận mạn, bệnh tim thiếu máu cục bộ, suy tim, thiếu máu não hoặc nhồi máu não. Khi có nhiễm covid-19 đi kèm là một tình trạng stress khiến các biến chứng này trở nên nghiêm trọng, thậm chí ảnh hưởng tính mạng.

- Nhiễm covid-19 có thể gây viêm cơ tim. Nếu người nhiễm covid-19 có tăng huyết áp, bệnh tim thiếu máu cục bộ thì tình trạng viêm cơ tim có thể dẫn đến hậu quả nặng nề.

- Tình trạng tăng đông ở người tăng huyết áp nhiễm covid-19 dẫn đến nguy cơ huyết khối, tắc mạch và gây nên biến chứng nghiêm trọng thậm chí tử vong nếu không được can thiệp kịp thời.

Lưu ý dinh dưỡng và thay đổi lối sống cho người bệnh tăng huyết áp

1. Chế độ ăn cung cấp đủ năng lượng, vitamin và khoáng chất (đặc biệt là acid folic, vitamin B12, vitamin B6, vitamin D), giàu kali, giàu chất xơ, ít natri, giảm lượng acid béo bão hòa và tổng lượng chất béo

2. Năng lượng do protein nên đạt 15-20%, chất béo nên 20 - 25%, còn lại là chất bột đường tỷ lệ phù hợp với tổng năng lượng

3. Lượng natri được các nhà khoa học khuyến cáo nên thấp hơn 1500mg/ngày.

4. Chọn thực phẩm tốt cho hệ tim mạch, khuyến khích ăn nhóm thực phẩm giàu chất xơ: gạo lứt, rau xanh, quả chín dạng miếng/múi, không ép/xay hay vắt lấy nước để tăng cường chất xơ.

5. Nên ăn các loại thực phẩm nhiều acid béo omega 3: cá hồi, cá thu, thịt gia cầm, các loại thực phẩm từ sữa ít béo.

6. Không nên ăn mỡ, nội tạng động vật, các loại sản phẩm chế biến sẵn: cá hộp, thịt muối, dưa cà muối, các món kho, rim, các loại nước sốt, nước chấm mặn…

7. Hạn chế uống các loại đồ uống có cồn và chất kích thích: bia, rượu, thuốc lá…

8. Thường xuyên hoạt động thể lực: tập thể dục, chơi thể thao giúp giảm huyết áp, giảm cân và giảm căng thẳng

 

Những điều cần lưu ý

Để phòng chống bệnh covid-19, đặc biệt trong bối cảnh chủng Omicron đang xâm nhập Việt Nam với khả năng lây lan nhanh và không triệu chứng, người tăng huyết áp  cần lưu ý:

Kết luận

Theo các nghiên cứu ở Châu Âu, 65% người mắc biến chủng Omicron đã từng nhiễm covid trước đó, và người đã mắc Omicron vẫn có nguy cơ tái nhiễm cao. Hơn nữa, biến chủng Omicron có tốc độ lây lan nhanh, ước tính vào cuối tháng 2/ 2022 khoảng 50% dân số Châu Âu sẽ mắc biến chủng Omicron. Mặc dù người mắc biến chủng này đa phần có triệu chứng nhẹ hoặc không triệu chứng, nhưng vẫn có nhiều ca tử vong liên quan đến biến chủng Omicron, đặc biệt là người có bệnh nền.

Omicron là một biến chủng mới, do đó chưa được hiểu biết đầy đủ về các hậu quả trước mắt cũng như các di chứng lâu dài trên người mắc bệnh, do đó người mắc Omicron không nên chủ quan, nhất là người có bệnh nền.

Tiêm chủng đầy đủ và tuân thủ 5K là biện pháp tốt nhất hiện nay để giảm nguy cơ mắc bệnh và tử vong. Đối vói người có bệnh nền, khi mắc Covid-19 cần tuân thủ đầy đủ phác đồ điều trị trước đây. Ngoài ra, người tăng huyết áp cần có sự giám sát y tế chặt chẽ và cần liên hệ với bác sĩ điều trị bệnh nền và hệ thống y tế để được giúp đỡ, không nên tự điều trị dễ dẫn đến hậu quả đáng tiếc.

 

- Đái tháo đường

- Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính và các bệnh phổi khác

- Ung thư (đặc biệt là các khối u ác tính về huyết học, ung thư phổi và bệnh ung thư di căn khác)

- Bệnh thận mạn tính

- Ghép tạng hoặc cấy ghép tế bào gốc tạo máu

- Béo phì, thừa cân

- Bệnh tim mạch (suy tim, bệnh động mạch vành hoặc bệnh cơ tim)

- Bệnh lý mạch máu não

- Hội chứng Down

- HIV/AIDS

- Bệnh lý thần kinh (bao gồm cả chứng sa sút trí tuệ)

- Bệnh hồng cầu hình liềm, bệnh thalassemia, bệnh huyết học mạn tính khác

- Hen phế quản

- Tăng huyết áp

- Thiếu hụt miễn dịch

- Bệnh gan

- Rối loạn do sử dụng chất gây nghiện

- Đang điều trị bằng thuốc corticosteroid hoặc các thuốc ức chế miễn dịch khác

- Các bệnh hệ thống

- Bệnh lý khác đối với trẻ em: Tăng áp phổi nguyên hoặc thứ phát, bệnh tim bẩm sinh, rối loạn chuyển hóa di truyền bẩm sinh, rối loạn nội tiết bẩm sinh-mắc phải.

 

 


TIN LIÊN QUAN