Hotline: 1800 9045

Đứt gân có tự liền được không? Phương pháp áp dụng trong điều trị đứt gân

Đứt gân có thể xảy ra ở nhiều vị trí khác nhau, mức độ nguy hiểm cũng khác nhau tùy vào tình trạng đứt. Vậy đứt gân có tự liền được không? Phương pháp nào được áp dụng trong điều trị đứt gân? Cùng tìm hiểu thông tin trong bài viết sau đây.

Các vị trí dễ bị đứt gân và mức độ nguy hiểm

Đứt gân là tình trạng rách hoặc đứt hẳn dải mô liên kết giữa cơ và xương, thường là hậu quả của chấn thương do tai nạn, chơi thể thao, do vết cắt hoặc cắn. Ngoài ra, nhiều bệnh lý về xương khớp cũng sẽ khiến gân bị viêm, yếu dần và dễ bị đứt hơn.

Trong cơ thể, các bộ phận chân, tay, đùi, vai tham gia hoạt động nhiều nhất nên gân ở các vị trí này dễ bị tổn thương nhất. Các vị trí gân thường bị đứt, rách nhất bao gồm:

  • Gân gót chân: Là gân trên gót chân.
  • Gân cơ tứ đầu: Là nhóm gân ở đùi, phía trên xương bánh chè.
  • Gân cơ chóp xoay: Là nhóm gân trên vai.
  • Gân cơ nhị đầu: Là nhóm gân trên bắp tay.

Tình trạng gân đứt càng nghiêm trọng, mức độ nguy hiểm sẽ càng cao, dù là ở vị trí nào. Khi bị đứt gân, người bệnh sẽ phải chịu cơn đau nghiêm trọng và ảnh hưởng đến khả năng vận động của cơ khớp bị đứt gân.

Các ca chấn thương rách hoặc đứt gân thường sẽ dẫn đến nhiều hậu quả nặng nề nếu không được cấp cứu, điều trị kịp thời và đúng cách. Biến chứng tàn tật vĩnh viễn hoàn toàn có thể xảy ra. 

Gót chân là vị trí thường bị đứt gân

Gót chân là vị trí thường bị đứt gân (Ảnh minh họa internet)

Xem ngay: Dịch vụ khám sức khỏe tổng quát tại Bệnh viện Gia An 115

Những biểu hiện giúp nhận biết đứt gân

Khi đứt gân, người bệnh sẽ trải qua những cơn đau buốt khó chịu. Cảm giác đau dữ dội tại vị trí gân bị đứt, thường xảy ra ngay lập tức. Bên cạnh đó sẽ có những biểu hiện như:

  • Sưng và bầm tím: Vùng quanh gân có thể sưng lên và có dấu hiệu bầm tím do chảy máu.
  • Giới hạn vận động: Khó khăn trong việc cử động khớp liên quan, có thể không thể thực hiện các động tác bình thường.
  • Cảm giác “tách”: Một số bệnh nhân có thể cảm nhận được một âm thanh hoặc cảm giác như “tách” tại thời điểm gân bị đứt.
  • Yếu cơ: Yếu sức cơ ở khu vực bị ảnh hưởng, làm giảm khả năng thực hiện các hoạt động hàng ngày.
  • Cảm giác không ổn định: Cảm giác khớp không ổn định hoặc dễ bị trật khi cố gắng di chuyển.

Đứt gân có tự liền được không?

Đứt gân có tự liền được không là mối quan tâm của nhiều bệnh nhân hiện nay. Câu trả lời sẽ phụ thuộc vào tình trạng của chấn thương. Đối với những tình trạng chấn thương nhẹ, thông thường là đứt dưới 50% độ dày của gân thì các đầu gân còn lại có thể tự liền với nhau. Khi đó, bác sĩ sẽ chỉ định bó bột từ 10-12 tuần, điều trị với thuốc giảm đau, đồng thời hướng dẫn người bệnh sinh hoạt, nghỉ ngơi phù hợp. 

Ngược lại, với những trường hợp gân bị đứt hơn 50% bề dày, việc phẫu thuật là cần thiết. Nếu bệnh nhân không được điều trị kịp thời, tỷ lệ tàn tật vĩnh viễn rất cao. Khi thuộc trường hợp phải mổ, thời gian phục hồi cũng sẽ kéo dài hơn. Tuy nhiên, nếu người bệnh tuân thủ theo phác đồ điều trị và kiên trì tập vật lý trị liệu theo hướng dẫn của bác sĩ, khoảng thời gian này có thể được rút ngắn.

Đứt gân có tự liền được không?

Đứt gân có tự liền được không? (Ảnh minh họa internet)

Các phương pháp áp dụng điều trị đứt gân

Như đã đề cập trước đó về vấn đề đứt gân có tự liền được không, người bệnh cần thực hiện các kỹ thuật y tế để xác định mức độ tổn thương của gân. Sau đó, bác sĩ sẽ tiến hành xem xét, đánh giá tình hình và đưa ra phương pháp điều trị phù hợp.

Phương pháp chẩn đoán đứt gân

Với sự phát triển của công nghệ trong y khoa, việc chẩn đoán đứt gân diễn ra khá nhanh chóng với độ chính xác cao. Quá trình này được thực hiện bằng các công cụ như:

  • Chụp X-quang: Thường được áp dụng giúp xác định được vị trí đứt gân nhanh chóng.
  • Chụp cộng hưởng MRI: Có thể được đề xuất nhằm xác định chính xác vị trí và mức độ đứt hay rách gân.
  • Xét nghiệm Thompson: Là loại xét nghiệm được áp dụng khi có nghi ngờ đứt gân tại gân gót chân. Cách thực hiện như sau: Người bệnh quỳ trên ghế, bàn chân đặt ngoài mép ghế. Gân được xác định là có thể đã bị đứt khi bác sĩ siết chặt chân người bệnh và các ngón chân không hướng thẳng xuống sàn.
  • Liệu pháp cánh tay: Là cách để bác sĩ xác định gân cơ chóp xoay có bị đứt hay không. Người bệnh sẽ dang ngang tay và duy trì một khoảng thời gian nhất định. Khi không thực hiện được, gân có thể đã bị đứt.
  • Kiểm tra dấu hiệu “dị dạng popeye”: Là cách thức thường được áp dụng để chẩn đoán đứt gân cơ nhị đầu.

Nhiều kỹ thuật hiện đại giúp chẩn đoán và điều trị đứt gân

Nhiều kỹ thuật hiện đại giúp chẩn đoán và điều trị đứt gân (Ảnh minh họa)

Phương pháp điều trị đứt gân

Trước hết, sơ cứu trong thời gian đưa người bị thương đến cơ sở y tế khi nghi ngờ bị đứt gân là điều cần thiết. Điều này có vai trò quan trọng, ảnh hưởng đến quá trình điều trị về sau. Sơ cứu có thể thực hiện bằng cách chườm lạnh và băng bó khu vực bị chấn thương đúng cách.

Đối với phương pháp điều trị khi đã được xác định là đứt gân, bác sĩ sẽ cân nhắc vào mức độ để quyết định tiến hành điều trị nội khoa hoặc phẫu thuật. Trong trường hợp phải phẫu thuật, kỹ thuật nối gân hoặc ghép gân sẽ được áp dụng. Việc phẫu thuật cần được thực hiện càng sớm càng tốt để đảm bảo tỷ lệ hồi phục cao.

Đứt gân có tự liền được không? Nhiều trường hợp bệnh nhân cần được phẫu thuật để nối hoặc ghép gân

Đứt gân có tự liền được không? Nhiều trường hợp bệnh nhân cần được phẫu thuật để nối hoặc ghép gân (Ảnh minh họa internet)

Phương pháp phục hồi

Dù người bệnh có trải qua phẫu thuật hay không, việc áp dụng các phương pháp phục hồi chức năng là vô cùng quan trọng để khôi phục sức khỏe và chức năng của gân về trạng thái ban đầu. Bác sĩ sẽ chỉ định cho bệnh nhân những bài tập vật lý trị liệu – phục hồi chức năng phù hợp với từng giai đoạn, yêu cầu thực hiện theo đúng kỹ thuật để đảm bảo hiệu quả phục hồi tối ưu.

Hiện nay, tại TP. Hồ Chí Minh, Bệnh viện Gia An 115 đang được nhiều bệnh nhân tin tưởng lựa chọn làm nơi điều trị vật lý trị liệu – phục hồi chức năng. Tại đây, bệnh nhân sẽ được hỗ trợ bởi đội ngũ bác sĩ, kỹ thuật y dày dạn kinh nghiệm, cùng với hệ thống trang thiết bị và cơ sở vật chất hiện đại, đảm bảo quá trình tập luyện diễn ra suôn sẻ và phục hồi sớm.

Phòng ngừa đứt gân trong vận động và tập luyện hằng ngày

Đứt gân mang lại hậu quả nghiêm trọng nếu không được điều trị. Do đó, thực hiện đúng các lưu ý trong vận động và tập luyện hằng ngày là điều cần thiết để giảm thiểu nguy cơ bị đứt gân, đặc biệt là nhóm đối tượng vận động viên thi đấu thể thao chuyên nghiệp, người lao động thường xuyên phải mang vác đồ vật nặng. Dưới đây là các lời khuyên mà dành cho bạn:

  • Khởi động, giãn cơ đúng kỹ thuật, thời lượng trước và sau khi tập luyện.
  • Không cố mang vác đồ vật nặng hơn sức của bản thân.
  • Thay đổi thói quen sinh hoạt, làm việc có thể sẽ ảnh hưởng đến gân của các bộ phận trên cơ thể.
  • Tập luyện, làm việc cần chú ý nghỉ ngơi, không thực hiện quá sức.
  • Đến cơ sở y tế thăm khám ngay khi có các dấu hiệu đau, sưng và nghi ngờ rách, đứt gân.

Xem thêm: Khám sức khỏe tổng quát bao nhiêu tiền? Chi tiết

Như vậy, vấn đề đứt gân có tự liền được không đã phần nào được giải đáp thông qua bài viết trên đây. Tham khảo những thông tin hữu ích trong bài sẽ giúp bệnh nhân và người thân biết cách phòng ngừa, nhận biết sớm dấu hiệu cũng như phương hướng điều trị phù hợp, giúp việc hồi phục diễn ra thuận lợi và nhanh chóng.

Đặt lịch khám ngay, Chúng tôi sẽ liên hệ hỗ trợ bạn!

Vui lòng điền thông tin đặt lịch khám để được phục vụ tốt nhất và rút ngắn thời gian khám bệnh!

028 62 885 886