Hotline: 1800 9045

Hạ đường huyết không triệu chứng

 Hạ đường huyết ở người đái tháo đường là một biến chứng nguy hiểm cần được phát hiện và xử lý kịp thời để tránh những biến cố đáng tiếc xảy ra.

Hạ đường huyết không triệu chứng

Triệu chứng hạ đường huyết thường bao gồm các dấu hiệu sau đây:

  • Run tay
  • Đổ mồ hôi
  • Lo lắng
  • Chóng mặt
  • Đói
  • Tim đập nhanh
  • Nhìn mờ
  • Mệt mỏi
  • Đau đầu
  • Cáu gắt...

Triệu chứng hạ đường huyết

Triệu chứng hạ đường huyết thường gặp

Thông thường một giai đoạn hạ đường huyết có thể được báo trước hoặc gợi ý bằng những triệu chứng điển hình như run, vã mồ hôi, hồi hộp đánh trống ngực… Tuy nhiên điều này không phải luôn luôn xảy ra trong tất cả các trường hợp. Khi hạ đường huyết mà không có những triệu chứng như vậy được gọi là hạ đường huyết không nhận biết được. Do mất triệu chứng thần kinh giao cảm, người bệnh không có biểu hiện nào khi bị hạ đường huyết nhẹ ở giai đoạn “triệu chứng giao cảm”. Biểu hiện đầu tiên của hạ đường huyết là triệu chứng thần kinh trung ương. Hậu quả của hạ đường huyết không nhận biết là bệnh nhân thường bị phát hiện muộn, khi đường huyết đã hạ lâu và hạ thấp.

Khi mất khả năng nhận biết, nguy cơ hạ đường huyết tăng gấp 10 lần. Đây là tình trạng nguy hiểm cho bệnh nhân.

Các bệnh nhân đái tháo đường tuýp 1 diễn tiến lâu và đường huyết kiểm soát gần mức bình thường rất dễ xảy ra hạ đường huyết không nhận biết. Thông thường, khi đường huyết bị hạ thấp, mức insulin (hormon gây hạ đường huyết) sẽ giảm đi và mức glucagon (hormon gây tăng đường huyết) sẽ tăng lên nhằm mục đích đưa đường huyết tăng trở lại mức bình thường. Khi ngưỡng đường huyết xuống thấp ở các bệnh nhân mắc đái tháo đường tuýp 1 đã lâu, mức insulin không giảm như thông lệ và mức glucagon cũng không tăng, nghĩa là cơ chế ngăn cản hạ đường huyết không còn. Đáp ứng epinephrin bị suy giảm rõ, vì thế đáp ứng epinephrin đối với hạ đường huyết xảy ra ở nồng độ đường huyết thấp hơn nữa. Điều này càng trầm trọng hơn nếu hạ đường huyết xảy ra nhiều lần trước đó.

Các biến chứng mãn tính là những yếu tố góp phần làm hạ đường huyết không nhận biết như bệnh lý thần kinh tự chủ, não có lẽ trở nên tê liệt đối với hạ đường huyết và bệnh nhân có thể sử dụng những thuốc làm lu mờ những triệu chứng của hạ đường huyết.

Bệnh lý thần kinh tự chủ, cũng như tình trạng “quen” của não với tình trạng đường huyết thấp, các nhóm thuốc ức chế beta góp phần gây ra hạ đường huyết không nhận biết.

Biến chứng thần kinh tự chủ

Khi đường huyết hạ, cơ thể phóng thích Epinephrin và những chất liên quan, nhằm mục đích làm xuất hiện triệu chứng thần kinh tự chủ, báo động cho bệnh nhân biết rằng đường huyết đang hạ và kích thích gan phóng thích đường qua con đường tân tạo đường và phân hủy glycogen.

Khi hệ thống thần kinh tự chủ bị tổn thương, sự phóng thích Epinephrin sẽ bị ảnh hưởng. Biến chứng thần kinh tự chủ rất thường gặp trên bệnh đái tháo đường diễn tiến lâu nhất là bệnh nhân đái tháo đường tuýp 1, vì vậy hạ đường huyết không nhận biết được có thể là một dấu hiệu của bệnh lý thần kinh tự chủ. Mặc dù vậy, ở bệnh nhân đái tháo đường tuýp 1 không có bệnh lý thần kinh tự chủ, đáp ứng thần kinh tự chủ đối với hạ đường huyết cũng giảm gây ra hạ đường huyết không triệu chứng.

Khi epinephrin không được phóng thích hoặc giảm trong giai đoạn hạ đường huyết, bệnh nhân không được báo động mức đường huyết thấp và đáp ứng tân tạo đường của gan và phân hủy glycogen có thể mất hoặc bị lu mờ khiến người bệnh không nhận biết được hạ đường huyết.

Não “tê liệt” phản ứng đối với hạ đường huyết

Khi hạ đường huyết xảy ra thường xuyên, não trở nên quen với mức đường huyết thấp. Sự chuyên chở đường trong tế bào thần kinh sẽ tăng về số lượng nếu đáp ứng đối với hạ đường huyết lặp đi lặp lại nhiều lần. Cơ chế này giúp não được cung cấp đều đặn đường ngay cả trong lúc đường huyết bị hạ. Dần dần, ngưỡng phóng thích Epinephrin của não trở nên thấp dần khi đường huyết hạ. Epinephrin không được phóng thích cho đến khi ngưỡng đường huyết rơi xuống đến ngưỡng thấp hơn ngưỡng hạ đường huyết bình thường và gây ra hạ đường huyết không triệu chứng.

Đối với những bệnh nhân này, nên đưa ra mục tiêu kiểm soát đường huyết không quá chặt chẽ, nhằm làm giảm tần suất các đợt hạ đường huyết, hy vọng hạ đường huyết không nhận biết được sẽ cải thiện. 

Thuốc ức chế beta

Bệnh nhân đái tháo đường sử dụng thuốc ức chế beta để điều trị cao huyết áp, các bệnh tim mạch có thể không xuất hiện những triệu chứng cảnh báo của hạ đường huyết điển hình và gây ra hạ đường huyết không nhận biết, vì thuốc làm lu mờ đáp ứng beta của Epinephrin.

 

Bệnh viện Gia An 115 là bệnh viện đa khoa tập trung vào các chuyên khoa sâu: Tim mạch, Hô hấp, Thần kinh, Ung bướu, Nội tiết, Tiêu hóa, Thận - Tiết niệu, Lọc máu - Thay huyết tương, Chấn thương chỉnh hình, Vật lý trị liệu - Phục hồi chức năng.

Bệnh viện tọa lạc tại khu vực cửa ngõ miền Tây, là nơi ứng dụng các phương pháp chẩn đoán và điều trị hiện đại, mang đến cho cộng đồng một dịch vụ y tế chuẩn mực cao.

Bệnh viện thực hiện nhiều kỹ thuật cao như can thiệp tim mạch và bệnh lý mạch máu não, điều trị ung thư với kỹ thuật tiên tiến, phẫu thuật nội soi, can thiệp xâm lấn tối thiểu bệnh lý Gan - Mật - Tụy, chấn thương chỉnh hình, siêu lọc máu… đồng thời không ngừng nâng cao chất lượng dịch vụ để mang đến sự hài lòng cao nhất cho bệnh nhân và người thân.

Bệnh viện đã thông tuyến Bảo hiểm y tế, tất cả thẻ BHYT không phân biệt nơi khám chữa bệnh ban đầu đều được hưởng đúng tuyến trong mọi trường hợp khám bệnh ngoại trú và điều trị nội trú.

Địa chỉ: Số 05, Đường 17A, Khu phố 11, P. Bình Trị Đông B, Q. Bình Tân, TP. HCM

Tổng đài tư vấn: (028) 62 885 886

Cấp cứu: (028) 62 655 115

Website: www.giaan115.com

 

Đặt lịch khám ngay, Chúng tôi sẽ liên hệ hỗ trợ bạn!

Vui lòng điền thông tin đặt lịch khám để được phục vụ tốt nhất và rút ngắn thời gian khám bệnh!

028 62 885 886