Người lớn hắt hơi sổ mũi uống thuốc gì? Nguyên nhân do đâu?
Người lớn hắt hơi sổ mũi là do nhiều nguyên nhân khác nhau, có thể là do bạn đã bị cảm lạnh, cảm cúm hoặc viêm xoang. Vậy hắt hơi sổ mũi uống thuốc gì để cải thiện tình trạng? Bài viết sẽ cung cấp thông tin chi tiết về cách điều trị triệu chứng này. Hãy cùng theo dõi!
Hắt hơi sổ mũi có nguy hiểm không?
Hắt hơi sổ mũi là triệu chứng đường hô hấp xảy ra khá phổ biến. Triệu chứng này có thể xuất hiện trên mọi đối tượng, từ trẻ sơ sinh cho đến người cao tuổi. Những cơn hắt hơi ngắt quãng hoặc hắt hơi từng tràng có thể kèm theo tình trạng chảy nước mũi trong hay nước mũi đặc quánh, màu sắc bất thường.
Hắt hơi sổ mũi không gây nguy hiểm nhưng nếu kéo dài không chỉ khiến người bệnh khó chịu, mệt mỏi mà còn ảnh hưởng đến sinh hoạt và gây mất tập trung trong công việc, học tập. Ngoài ra, nhiều người còn hoang mang lo lắng không biết mình mắc bệnh gì nghiêm trọng không.
Hắt hơi sổ mũi khiến người bệnh khó chịu và mệt mỏi (Ảnh minh họa internet)
Nếu bạn bị hắt hơi sổ mũi đi kèm những triệu chứng bất thường sau, cần đến ngay cơ sở y tế để khám và điều trị. Cụ thể:
- Sốt
- Ngứa mũi
- Đau đầu hoặc đau nhức hai bên sống mũi
- Không ngửi được mùi trong môi trường
- Ho
- Đau họng.
Nguyên nhân khiến người lớn bị hắt hơi sổ mũi
Hắt hơi là triệu chứng phổ biến của các bệnh lý nhiễm khuẩn đường hô hấp. Khi sức đề kháng của cơ thể suy giảm, hệ miễn dịch suy yếu, các chủng virus hoặc vi khuẩn dễ dàng tấn công và gây bệnh.
Một số bệnh lý gây ra triệu chứng hắt hơi sổ mũi có thể kể đến:
Cảm lạnh
Nguyên nhân hàng đầu gây hắt hơi sổ mũi ở người lớn là do cơ thể bị cảm lạnh. Bệnh do virus gây ra và thường xuất hiện nhiều vào thời điểm giao mùa thu - đông. Tác nhân gây bệnh tấn công trực tiếp vào mũi và cổ họng dẫn đến kích ứng niêm mạc mũi, họng và gây ra tình trạng viêm.
Khi bị cảm lạnh, bạn sẽ gặp tình trạng hắt hơi sổ mũi đi kèm viêm họng, mệt mỏi, ho, có thể sốt. Các dấu hiệu trên thường kéo dài trong 7 đến 10 ngày và các triệu chứng sẽ dần biến mất.
Bệnh viêm mũi xoang
Viêm mũi xoang là tình trạng niêm mạc mũi xoang bị viêm, phù nề và xuất tiết nhiều dịch nhầy. Viêm mũi xoang có 2 loại cấp tính và mạn tính phụ thuộc vào thời gian kéo dài của bệnh.
- Viêm mũi xoang cấp tính là quá trình viêm niêm mạc mũi xoang khởi phát đột ngột, diễn biến nhanh, có triệu chứng rầm rộ, có thể kéo dài đến 4 tuần và có thể khỏi.
- Viêm mũi xoang mạn tính là tình trạng viêm niêm mạc mũi kéo dài trên 12 tuần.
Hắt hơi sổ mũi là một triệu chứng của viêm mũi xoang dị ứng. Các triệu chứng điển hình của viêm mũi xoang là ngứa mũi, hắt hơi từng tràng, ngạt tắc mũi, chảy nước mũi trong. Nguyên nhân gây viêm mũi xoang dị ứng thường gặp là do phấn hoa và bào tử (viêm mũi xoang dị ứng theo mùa), bụi nhà (viêm mũi xoang dị ứng quanh năm).
Có nhiều nguyên nhân gây nên tình trạng hắt hơi sổ mũi (Ảnh minh họa internet)
Xem ngay: Gói khám sức khỏe tổng quát tại Bệnh viện Gia An 115
Cảm cúm gây hắt hơi sổ mũi
Cảm cúm do virus cúm (Influenza virus) gây ra và có khả năng truyền nhiễm, lây lan nhanh chóng từ người sang người.
Bệnh cảm cúm xảy ra chủ yếu vào thời điểm giao mùa, khi thời tiết đột ngột thay đổi. Nhiệt độ môi trường thay đổi đột ngột là điều kiện lý tưởng giúp các loại virus cúm phát triển và tấn công cơ thể.
Khi mắc cảm cúm, đi kèm triệu chứng hắt hơi sổ mũi, bạn có thể gặp phải một số biểu hiện sau:
- Sổ mũi, chảy nước mũi nhiều
- Hắt hơi liên tục
- Ho có đờm
- Nghẹt mũi
- Sốt
- Đau đầu
- Nhức mỏi các cơ
Người lớn hắt hơi sổ mũi uống thuốc gì?
Hắt hơi sổ mũi kéo dài khiến bạn mệt mỏi và khó chịu. Người bệnh thường băn khoăn hắt hơi sổ mũi uống thuốc gì? Thực tế, tùy vào từng nguyên nhân gây ra triệu chứng này, bác sĩ sẽ kê những loại thuốc phù hợp với người bệnh.
Người bệnh chỉ nên tham khảo thông tin về các loại thuốc điều trị hắt hơi sổ mũi để bổ sung thêm kiến thức, không nên tự ý dùng thuốc vì có thể gây ra tác dụng phụ không mong muốn.
Thông tin một số nhóm thuốc được dùng để điều trị triệu chứng hắt hơi sổ mũi bao gồm:
Nhóm thuốc kháng Histamin
Nhóm kháng histamin được dùng để giảm triệu chứng hắt hơi, sổ mũi và giảm ho. Tuy nhiên, nhóm thuốc này có tác dụng phụ là gây buồn ngủ. Ngoài ra, trong điều trị ho đờm thường không sử dụng nhóm thuốc này. Ngoài ra, một số bệnh mạn tính cần cẩn trọng khi dùng thuốc.
Người lớn bị hắt hơi sổ mũi nên uống thuốc gì? (Ảnh minh họa internet)
Thuốc giảm đau hạ sốt
Thuốc giảm đau hạ sốt mặc dù không trực tiếp giảm hắt hơi sổ mũi nhưng giúp kiểm soát các bệnh lý gây nên triệu chứng này. Tuy nhiên, chúng có thể ảnh hưởng đến gan nếu sử dụng không đúng liều lượng. Ngoài ra, người bệnh có vấn đề về dạ dày không nên sử dụng thuốc.
Thuốc giảm ho
Người lớn bị hắt hơi sổ mũi liên quan đến cảm lạnh, cảm cúm thường đi kèm triệu chứng ho. Vì vậy, nhóm thuốc này có tác dụng ức chế phản xạ ho bằng cách tác động trực tiếp vào trung tâm ho ở hệ thần kinh trung ương. Tuy nhiên khi sử dụng thuốc này có thể gây táo bón và buồn ngủ. Người bệnh có tiền sử hen và COPD cần lưu ý không tự ý sử dụng nhóm thuốc giảm ho.
Nhóm thuốc thông mũi
Người lớn bị hắt hơi sổ mũi thường đi kèm triệu chứng ngạt mũi rất khó chịu. Nhóm thuốc thông mũi có tác dụng gây co mạch, giảm sưng niêm mạc mũi và giảm khó thở. Tuy nhiên, khi sử dụng thuốc có thể gây tác dụng phụ như tăng áp, nhịp tim và gây buồn ngủ vào cuối ngày. Người bệnh có tiền sử tăng huyết áp và tăng nhãn áp cần cẩn trọng khi sử dụng thuốc.
Không tự ý sử dụng thuốc điều trị
Hắt hơi sổ mũi là những triệu chứng phổ biến. Khi vừa xuất hiện triệu chứng, nhiều người bệnh không đi khám để xác định nguyên nhân mà tự ý sử dụng thuốc điều trị mua tại nhà thuốc.
Tuy nhiên, tự ý sử dụng thuốc mà không có hướng dẫn, chỉ định của bác sĩ tiềm ẩn nhiều nguy hiểm. Một số rủi ro của việc tự ý sử dụng thuốc bao gồm:
- Điều trị sai tình trạng bệnh
- Gặp phản ứng sốc phản vệ nếu bị dị ứng
- Dùng thuốc không đúng ảnh hưởng đến chức năng gan
- Nguy cơ lệ thuộc nếu lạm dụng thuốc
- Việc giảm nhẹ các triệu chứng trong thời gian ngắn có thể che giấu căn bệnh tiềm ẩn.
Bác sĩ khuyến cáo người bệnh không nên tự ý sử dụng thuốc (Ảnh minh họa internet)
Nếu bạn bị hắt hơi sổ mũi tái phát nhiều lần hoặc đi kèm các triệu chứng bất thường, hãy nhanh chóng thăm khám bác sĩ. Từ đó, bạn sẽ tìm được nguyên nhân gây nên triệu chứng và điều trị hiệu quả.
Nên khám hắt hơi sổ mũi kéo dài ở đâu?
Hắt hơi sổ mũi kéo dài là dấu hiệu cảnh báo cơ thể của bạn đang gặp bất thường. Tốt nhất, người bệnh nên thăm khám bác sĩ. Vậy, bị hắt hơi sổ mũi kéo dài nên khám ở cơ sở nào uy tín?
Tại TP.HCM, bạn có thể lựa chọn Bệnh viện Gia An 115. Bệnh viện cung cấp các dịch vụ khám chữa bệnh uy tín và chất lượng cao. Đội ngũ chuyên gia, bác sĩ sẽ khám, tư vấn và hỗ trợ bạn lựa chọn được gói khám phù hợp.
Bệnh viện được trang bị hệ thống trang thiết bị hiện đại theo chuẩn quốc tế giúp bác sĩ có chẩn đoán chính xác và điều trị hiệu quả. Quy trình quản lý mẫu bằng hệ thống ống nghiệm vận chuyển tự động, hạn chế tối đa lây nhiễm, đưa ra kết quả nhanh chóng và chính xác, bảo đảm an toàn trong suốt quá trình thực hiện. Xét nghiệm đạt tiêu chuẩn quốc tế ISO 15189:2022.
Bác sĩ đọc kết quả, tư vấn cho bạn là các chuyên gia, bác sĩ giỏi đã có nhiều năm kinh nghiệm làm việc. Tất cả các kiểm tra sẽ giúp bạn tìm ra nguyên nhân gây nên triệu chứng hắt hơi sổ mũi kéo dài. Bác sĩ sẽ giúp bạn điều trị hiệu quả tình trạng này.
Bệnh viện Gia An 115 quy tụ đội ngũ chuyên gia, bác sĩ chuyên môn cao
Xem thêm: Gói khám sức khỏe cho người cao tuổi tại Bệnh viện Gia An 115
Người lớn hắt hơi sổ mũi uống thuốc gì? Trong bài viết đã cung cấp thông tin về các nhóm thuốc điều trị hắt hơi sổ mũi. Người bệnh nên lưu ý, chỉ nên tham khảo thông tin để bổ sung kiến thức. Để điều trị hiệu quả tình trạng này, bạn nên đi khám và tham khảo ý kiến bác sĩ.