Khó thở và những lưu ý khi gặp phải
Khó thở thường được miêu tả là cảm giác khó chịu ở đường hô hấp đến từ cảm nhận của người bệnh (1). Có nhiều định nghĩa về khó thở, bao gồm: “thở khó khăn, nặng nhọc, không thoải mái” (2), “ nhận thức có tình trạng suy hô hấp diễn ra”(3), “cảm giác khó thở và thiếu không khí” (4), hoặc “cảm giác không thoải mái khi thở” (5). Cần kết hợp giữa triệu chứng thực sự mà bệnh nhân cảm thấy và dấu hiệu thực thể quan sát được.
Bạn cần lưu ý khi bị khó thở, mòi bạn xem chi tiết nhé!
Người bệnh phải đặc biệt lưu ý khi gặp tình trạng khó thở, đây là một trong những nguyên nhân cấp cứu phổ biến, có thể xuất phát từ bệnh lý về tim hoặc phổi và là một yếu tố để tiên lượng tử vong độc lập (6).
Phân loại
- Khó thở cấp tính: Diễn ra nhanh chóng và không kéo dài. Có thể gây ra bởi vận động quá sức, dị ứng, lo lắng và các bệnh cúm hoặc cảm lạnh hoặc từ các bệnh lý nghiêm trọng như đau tim, thuyên tắc phổi, hẹp đường thở đột ngột...
- Khó thở mãn tính: là tình trạng khó thở kéo dài (kéo dài trên một tháng) hoặc tái phát liên tục. Các bệnh có thể gây ra khó thở mãn tính gồm hen suyễn, suy tim, COPD, ung thư...
Chẩn đoán
Có nhiều phương thức để chẩn đoán tình trạng khó thở ở một bệnh nhân. Cơ bản nhất là đánh giá thông qua bệnh sử, quan sát biểu hiện thở của bệnh nhân và các triệu chứng thực thể đi kèm (7). Có thể bao gồm:
- Thở khò khè/ thở rít
- Tím tái
- Ho (ra máu)
- Nhịp tim chậm
- Tiếng thở giảm dần hoặc không có
- Khàn tiếng
- Tăng hoặc hạ huyết áp
- Phù ngoại vi...
Tuy nhiên trong nhiều trường hợp cần có thêm các xét nghiệm bổ sung và ảnh chụp X-quang, CT để xác định nguyên nhân tiềm ẩn và phương hướng điều trị. Việc chẩn đoán có thể gặp khó khăn hơn khi nhiều bệnh nền diễn ra cùng lúc.
Đội ngũ y bác sĩ Khoa cấp cứu - Bệnh viện Gia An 115
Các nguyên nhân gây tình trạng khó thở?
Chứng khó thở có thể là kết quả của sự kết hợp nhiều yếu tố và có nhiều nguyên nhân khác nhau có thể gây ra tình trạng khó thở như dị vật đường hô hấp hoặc bệnh lý được chia thành bốn nhóm sau:
Căn nguyên từ tim |
Căn nguyên từ phổi |
Căn nguyên từ tim/ phổi kết hợp | Căn nguyên không phải đến từ tim hoặc phổi |
- Suy tim sung huyết - Bệnh động mạch vành - Nhồi máu cơ tim - Bệnh cơ tim - Phì đại thất trái - Viêm màng ngoài tim - Loạn nhịp tim |
- COPD - Hen suyễn - Tràn khí màn phổi - Xơ phổi kẽ |
- Tắc động mạch phổi mãn tính - COPD kèm tăng áp phổi - Chứng giảm hoạt động sinh lý do không vận động lâu ngày |
- Nhiễm toan - Rối loạn thần kinh/cơ - Rối loạn tai mũi họng - Rối loạn lo âu |
Bảng 1. Phân loại các nguyên nhân gây khó thở (8)
Sự cấp thiết của điều trị tình trạng khó thở
Khó thở có thể là triệu chứng biểu hiện của nhiều bệnh lý nguy hiểm, vì vậy cần xử trí kịp thời. Não gặp tổn thương vĩnh viễn xảy ra sau 4 phút không được cung cấp oxy và có thể tử vong ngay sau 4-6 phút sau đó. Vì vậy đảm bảo cung cấp đủ oxy và thông khí cũng như giảm triệu chứng khó thở là mục tiêu đầu tiên trong điều trị cấp cứu khó thở trước khi tìm và điều trị nguyên nhân.
Cấp cứu 24/7 Bệnh viện Gia An 115 liên hệ: 028 62 655 115
Khi nào cần tìm đến cơ sở y tế?
Liên hệ ngay với Bệnh viện Gia An 115 nếu gặp tình trạng khó thở kèm theo:
- Khó thở đột ngột và nghiêm trọng
- Khó thở khi nằm thẳng
- Khó chịu hoặc đau tức ngực
- Hít phải thức ăn hoặc đồ vật ảnh hưởng đến đường hô hấp
- Buồn nôn, mất sức
- Ho ra máu
- Sưng ở bàn chân và mắt cá chân
- Tím tái Sốt cao, ớn lạnh và ho
- Tình trạng khó thở từ trước trở nên trầm trọng hơn hoặc đã có tiền sử viêm phế quản, viêm phổi, hen suyễn hoặc một tình trạng hô hấp khác
BS. Võ Thị Thu Cúc - Khoa Cấp cứu, Bệnh viện Gia An 115
Phòng cấp cứu Bệnh viện Gia An 115
Bệnh viện Gia An 115 là bệnh viện đa khoa tập trung vào các chuyên khoa sâu: Tim mạch, Hô hấp, Thần kinh, Ung bướu, Nội tiết, Tiêu hóa, Thận - Tiết niệu, Lọc máu - Thay huyết tương, Chấn thương chỉnh hình, Vật lý trị liệu - Phục hồi chức năng.
Bệnh viện tọa lạc tại khu vực cửa ngõ miền Tây, là nơi ứng dụng các phương pháp chẩn đoán và điều trị hiện đại, mang đến cho cộng đồng một dịch vụ y tế chuẩn mực cao.
Bệnh viện thực hiện nhiều kỹ thuật cao như can thiệp tim mạch và bệnh lý mạch máu não, điều trị ung thư với kỹ thuật tiên tiến, phẫu thuật nội soi, can thiệp xâm lấn tối thiểu bệnh lý Gan - Mật - Tụy, chấn thương chỉnh hình, siêu lọc máu… đồng thời không ngừng nâng cao chất lượng dịch vụ để mang đến sự hài lòng cao nhất cho bệnh nhân và người thân.
Bệnh viện đã thông tuyến Bảo hiểm y tế, tất cả thẻ BHYT không phân biệt nơi khám chữa bệnh ban đầu đều được hưởng đúng tuyến trong mọi trường hợp khám bệnh ngoại trú và điều trị nội trú.
Địa chỉ: Số 05, Đường 17A, Khu phố 11, P. Bình Trị Đông B, Q. Bình Tân, TP. HCM
Tổng đài tư vấn: (028) 62 885 886 - 0898 333 115
Cấp cứu: (028) 62 655 115
Nguồn tài liệu:
(1): American Thoracic Society, Dyspnea,July 1998, Mechanisms, Assessment, and Management: A Consensus Statement.
(2): Wright G. W., Branscomb B. V.Origin of the sensations of dyspnea. Trans. Am. Clin. Climatol. Assoc19661954116125
(3): Wasserman K., Cassaburi R.Dyspnea: physiological and pathophysiological mechanisms. Ann. Rev. Med391988503515
(4): Simon P. M., Schwartzstein R. M., Weiss J. W., LaHive K., Fencl V., Teghtsoonian M., Weinberger S. E.Distinguishable sensations of breathlessness in normal volunteers. Am. Rev. Respir. Dis140198910211027
(5): Schwartzstein, R. M., and L. M. Cristiano. 1996. Qualities of respiratory sensation. In L. Adams and A. Guz, editors. Lung Biology in Health and Disease, Vol. 90: Respiratory Sensation. Marcel Dekker, New York. Page 125–154.
(6): Joanna C. Porter,2008, Dyspnea in Clinical Respiratory Medicine (Third Edition)
(7): Dominik Berliner, Nils Schneider, Tobias Welte, Johann Bauersachs, 2016, The Differential Diagnosis of Dyspnea
(8): Walter C. Morgan, M.D., And Heidi L. Hodge, M.D,1998, Diagnostic Evaluation of Dyspnea. Page 711