Mọc mụn ở tai đau nhức có nguy hiểm không? Hướng dẫn cải thiện triệu chứng
Mụn có thể xuất hiện ở bất cứ vị trí nào trên cơ thể. Trong đó, tai là vị trí rất nhạy cảm và có thể thường xuyên bị mọc mụn. Vậy nguyên nhân mọc mụn ở tai đau nhức là gì? Thông tin giải đáp về nguyên nhân gây mọc mụn và hướng dẫn xử trí mụn hiệu quả sẽ được chia sẻ trong bài viết. Hãy cùng theo dõi!
Mụn trong tai là do đâu?
Trong ống tai của cơ thể có các tế bào biểu bì, tế bào lông và các tuyến bã nhờn. Chất bã nhờn có chức năng như lớp “lá chắn” bảo vệ da. Tuy nhiên, khi hoạt động tăng tiết bã nhờn diễn ra quá mạnh mẽ, sự tích tụ quá nhiều bã nhờn sẽ gây bít tắc lỗ chân lông, tạo điều kiện cho vi khuẩn, vi nấm và đôi khi là virus phát triển và gây ra mụn.
Mọc mụn ở tai đau nhức khó chịu (Ảnh minh họa internet)
Ngoài ra, mụn trong tai cũng sẽ hình thành khi bề mặt cấu trúc da không được vệ sinh sạch sẽ. Từ đó, lỗ chân lông bị tắc nghẽn do bã nhờn, cặn bẩn trong tai không thể thoát ra ngoài. Đây là môi trường thuận lợi cho vi khuẩn, nấm và virus phát triển, gây mụn trong tai.
Thêm vào đó, những thói quen không tốt hàng ngày cũng sẽ khiến mụn phát triển trong tai. Cụ thể:
- Thói quen dùng ngón tay để ngoáy tai, hoặc dùng dụng cụ ngoáy tai không được sát khuẩn kỹ lưỡng gây ra tình trạng viêm nhiễm
- Thường xuyên sử dụng tai nghe và tai nghe bẩn, không được vệ sinh dễ dẫn đến mụn mọc trong tai
- Sống và lao động trong môi trường bị ô nhiễm, có nhiều khói bụi, bụi bẩn
- Nội tiết của cơ thể bị rối loạn, có thể đang trong thời gian dậy thì, tuyến bã nhờn trên da hoạt động mạnh mẽ gây tắc lỗ chân lông.
Mụn trong tai có nguy hiểm không?
Mụn là vấn đề thường gặp, có thể xuất hiện ở bất kỳ ai. Tình trạng này không gây nguy hiểm đến cơ thể nếu chúng ta biết cách chăm sóc da và xử trí mụn theo hướng dẫn của bác sĩ. Khi đó, tình trạng mụn mọc trong tai sẽ nhanh chóng được giải quyết.
Tuy nhiên, trong một số trường hợp người bệnh không chăm sóc tốt cho vùng da có thể làm mụn mọc trong tai trở nên nặng nề hơn và gây ra nguy hiểm.
Nhận biết mụn mọc trong tai
Không phải bất cứ một u cục nhỏ nào xuất hiện trong tai cũng được chẩn đoán là mụn. Trong trường hợp u cục nhỏ mới xuất hiện trong thời gian ngắn, có triệu chứng viêm, gây đau nhức, bạn có thể nghi ngờ đó chính là mụn.
Mụn mọc trong tai có thể gây ra những cơn đau nhức khó chịu. Bên cạnh đó, mụn trong tai có thể kèm theo những cơn sốt làm bạn mệt mỏi và ảnh hưởng đến công việc hàng ngày. Bạn có thể trực tiếp sờ thấy mụn khi chạm vào vị trí mụn mọc trong tai. Chuyên gia khuyên rằng bạn bên nên sớm xử trí mụn trong tai để chấm dứt tình trạng đau nhức.
Trong trường hợp một u cục nhỏ xuất hiện ở trong tai mà không gây đau nhức khó chịu, bạn không nên quá lo lắng. Tuy nhiên, bạn vẫn cần thăm khám bác sĩ tai mũi họng để được chẩn đoán chính xác.
Xem thêm: Dịch vụ khám sức khỏe tổng quát tại Bệnh viện Gia An 115
Có nên tự nặn mụn trong tai không?
Bạn không nên tự nặn mụn, đặc biệt là mụn trong lỗ tai. Mặc dù nặn mụn rất dễ thực hiện nhưng lại có thể khiến tình trạng đau nhức trở nên tồi tệ hơn. Nặn mụn có thể đẩy vi khuẩn và mủ vào sâu hơn trong lỗ chân lông. Như vậy, vị trí mọc mụn có thể bị kích ứng và khiến tình trạng viêm trở nên nặng nề hơn.
Nếu bạn nặn mụn và mủ chảy ra, vùng đó sẽ đóng vảy và hình thành sẹo. Ngoài ra, trong trường hợp mụn bị nhiễm trùng, có thể gây áp xe.
Nặn mụn trong tai có thể khiến tình trạng tồi tệ hơn (Ảnh minh họa internet)
Vì vậy, dù mụn có kích thước lớn hay nhỏ, bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ và tiến hành thực hiện điều trị theo hướng dẫn. Thời gian điều trị sẽ phụ thuộc vào mức độ nghiêm trọng của mụn.
Điều trị mọc mụn trong lỗ tai đau nhức
Do tai là vùng rất nhạy cảm nên xử trí mụn cần đúng kỹ thuật. Một số phương pháp giúp điều trị mụn mọc trong lỗ tai:
Biện pháp cải thiện sưng đau tại nhà
Phương pháp này sẽ giúp bạn hạn chế tình trạng đau nhức của tai. Khi kết hợp với phác đồ của bác sĩ, sẽ nâng cao hiệu quả điều trị và nhanh chóng chấm dứt tình trạng mụn trong tai.
Cụ thể:
- Chườm ấm: Bạn có thể sử dụng miếng gạc ấm hoặc miếng giữ nhiệt để làm giảm viêm và giảm kích ứng tai.
- Làm sạch mụn vỡ: Nếu mụn tự vỡ, bạn nên nhẹ nhàng lau sạch nó bằng thuốc sát khuẩn.
- Phòng ngừa nhiễm trùng: Hãy tham khảo ý kiến bác sĩ sử dụng một số loại thuốc bôi có tính chất sát khuẩn, giảm viêm và làm lành nhanh vết thương.
Điều trị mọc mụn trong tai đau nhức bằng thuốc
Nếu vị trí mọc mụn ngày càng đau nhức, có thể bạn đã gặp tình trạng nhiễm trùng. Những loại thuốc có thể được chỉ định khi bạn bị mọc mụn ở tai đau nhức bao gồm:
- Thuốc bôi ngoài da: Thuốc bôi có thể giúp bạn giảm đau và làm lành vết thương.
- Thuốc kháng sinh giúp điều trị các loại vi khuẩn gây nên tình trạng mụn phát triển trong tai.
- Dung dịch sát khuẩn: Bác sĩ sẽ hướng dẫn bạn sử dụng các dung dịch sát khuẩn đối với tình trạng mụn sưng to, mụn đã bị vỡ, vị trí mụn đang có vết thương.
- Thuốc giảm đau: Mụn mọc trong tai có nhiều mức độ khác nhau. Tuy nhiên, tình trạng này thường gây ra đau nhức, thậm chí khiến bạn ù tai, đau đầu. Vì vậy, thuốc giảm đau thường được chỉ định kèm theo các loại thuốc điều trị khác.
Bác sĩ sẽ chỉ định thuốc điều trị phù hợp khi bạn bị mọc mụn trong tai (Ảnh minh họa internet)
Khi sử dụng thuốc điều trị mọc mụn ở tai đau nhức, bạn nên lưu ý:
- Thực hiện đúng theo hướng dẫn của bác sĩ để đạt hiệu quả điều trị tốt nhất
- Không nên tự ý mua thuốc được kê đơn tại các hiệu thuốc để dùng. Tự ý sử dụng thuốc có thể gặp nhiều rủi ro cho sức khỏe
- Bạn không nên sử dụng các loại thuốc bôi trộn không rõ nguồn gốc vì có thể gây ra phản ứng viêm nặng nề.
Vì sao nên đi khám bác sĩ khi bị mọc mụn ở tai đau nhức?
Mọc mụn trong tai sẽ làm tổn thương các vùng da và thường mất nhiều thời gian để phục hồi. Những người bị mụn dai dẳng cần đến gặp bác sĩ để điều trị dứt điểm tình trạng này. Bác sĩ sẽ thực hiện các kiểm tra giúp đánh giá mức độ nghiêm trọng của mụn và đề xuất phác đồ điều trị phù hợp.
Bạn nên đi khám ngay khi gặp các vấn đề sau:
- Mụn trong tai tái đi tái lại nhiều lần
- Mọc mụn ở tai đau nhức, sưng dữ dội
- Đau nhức tai đi kèm sốt hoặc buồn nôn
Mụn mọc sẽ không gây ra nguy hiểm đến với cơ thể. Tuy nhiên, tình trạng này sẽ gây ra những phiền toái ảnh hưởng đến cuộc sống của bạn. Vì vậy, bạn nên đi khám và xử trí tình trạng này theo hướng dẫn của bác sĩ.
Phòng ngừa mụn mọc trong tai
Mụn trong tai có thể ngăn ngừa bằng một số cách sau:
- Nếu bạn có cơ địa làn da tiết nhiều dầu, hãy dùng nước muối sinh lý để làm sạch tai và loại bỏ dầu nhờn, tế bào chết trong tai hàng tuần.
- Không nên ngoáy tai bằng các vật cứng gây xước tai và tạo môi trường cho vi khuẩn phát triển.
- Không nên tắm tại những nơi có nước bị ô nhiễm.
Hạn chế ngoáy tai bằng các vật cứng có thể gây xước tai (Ảnh minh họa internet)
Xem thêm: Chủ nhật có khám tổng quát không? Bác sĩ giải đáp mới nhất
Mọc mụn ở tai đau nhức không chỉ gây khó chịu, gây ảnh hưởng đến cuộc sống mà còn tiềm ẩn nhiều nguy cơ. Trong bài viết đã cung cấp thông tin về nguyên nhân và cách xử trí khi bị mọc mụn ở tai. Tuy nhiên, tốt nhất bạn nên đi khám khi gặp phải tình trạng này. Bác sĩ sẽ giúp bạn có phác đồ điều trị hiệu quả và kết hợp thêm các phương pháp giảm đau để chấm dứt tình trạng này.