Người bệnh suy thận mạn nên ăn gì? Thận yếu không nên ăn gì?

Thận yếu không nên ăn gì để giảm áp lực cho thận và giúp cơ thể mau chóng phục hồi. Ăn gì tốt cho thận? Đây là vấn đề mà rất nhiều người quan tâm, khi mà tỉ lệ người mắc suy thận ở nước ta đang ngày một tăng cao. Bài viết dưới đây sẽ giúp các bạn có thể tự mình xây dựng chế độ ăn cho người suy thận hợp lý nhất. 

Người bệnh suy thận mạn nên ăn gì tốt cho thận? Kiêng gì?

Nguyên tắc chung: ĂN NHẠT, GIẢM ĐẠM.

  • Các bữa ăn phải đảm bảo đủ năng lượng và các dưỡng chất cần thiết.
  • Ăn ít đạm. Lượng đạm được ăn hàng ngày tùy thuộc vào giai đoạn bệnh. Ưu tiên sử dụng các loại thực phẩm giàu đạm từ động vật có giá trị sinh học cao như thịt, cá, trứng,…
  • Hạn chế thực phẩm giàu Natri, Kali, Phospho.
  • Sử dụng các thực phẩm có nhiều Canxi.
  • Đảm bảo cân bằng điện giải, nước; uống nước theo chỉ định của bác sĩ.
  • Kiểm soát cân nặng ở người thừa cân, béo phì.

Xem ngay: Khám sức khỏe hết bao nhiêu tiền?

Chủ nhật có khám tổng quát không? Thông tin chi tiết nhất

Suy thận mạn nên ăn gì tốt cho thận?

  1. Lòng trắng trứng

Nếu bạn đang bị suy thận, đặc biệt là những người chạy thận nhân tạo, lòng trắng trứng sẽ là 1 nguồn thực phẩm thích hợp cho bạn. Với hàm lượng protein cao cùng với Phospho thấp (không giống như lòng đỏ trứng có chứa hàm lượng Phospho cao), lòng trắng trứng phù hợp với những ai chế độ ăn cần cung cấp thêm protein nhưng cũng cần kiểm soát lượng Phospho ăn vào.

Trung bình 1 lòng trắng trứng (30 – 33gram) chứa: 3,6g protein, 55mg Natri, 54mg Kali, 5mg Phospho.

  1. Thịt ức gà bỏ da

Những bệnh nhân suy thận thường được khuyên phải giảm đạm trong chế độ ăn, nhưng đạm vẫn rất cần thiết vì những giá trị mà nó mang đến đối với cơ thể con người.

Thịt ức gà bỏ da là thực phẩm chứa nhiều protein có giá trị sinh học cao, đồng thời có hàm lượng Kali, Phospho và Natri thấp hơn so với thịt gà có da. Tuy nhiên, khi sử dụng thịt gà, ưu tiên chọn thịt gà tươi thay vì thịt gà chế biến sẵn hoặc gà đông lạnh, vì chúng thường chứa một lượng lớn Natri và Phospho.

Trung bình 1 phần ức gà không da (84 gram) chứa: 63mg Natri, 216mg Kali, 192mg Phospho.

  1. Ớt chuông

Ăn gì tốt cho thận? Những quả ớt chuông đủ màu thường chứa rất nhiều vitamin C cũng như các chất chống oxy hóa, và hàm lượng Kali thấp thích hợp cho bệnh nhân suy thận.

Trung bình 1 quả ớt chuông nhỏ (74 gram) chứa đến 105% so với lượng vitamin C mà cơ thể được khuyến nghị cần nạp vào mỗi ngày. Ngoài ra, trong ớt chuông còn chứa vitamin A giúp tăng cường hệ miễn dịch cho cơ thể.

1 quả ớt chuông nhỏ (74 gram) trung bình chứa: 3mg Natri, 156mg Kali, 19mg Phospho.

  1. Súp lơ

Người suy thận nên an rau gì? Súp lơ thường được biết đến là loại rau củ chứa nhiều chất xơ và các vitamin cần thiết cho cơ thể như vitamin C, vitamin K, folate cũng như chứa hàm lượng Kali thấp, thích hợp với bệnh nhân suy thận – những người cần lưu ý về chế độ ăn giảm Kali.

1 cup (124g) súp lơ luộc thường chứa: 19mg Natri, 176mg Kali, 40mg Phospho.

  1. Hành tây

Người suy thận nên an rau gì? Hành tây là nguồn thực phẩm tuyệt vời, hầu như không chứa Natri (rất thấp) hoàn toàn phù hợp trong chế độ ăn của người suy thận.  Người ta thường dùng hành tây như một gia vị mặn, phần nào thay thế cho muối ăn để tạo hương vị trong chế biến món ăn cho bệnh nhân suy thận.

Hơn nữa, hành tây còn chứa 1 lượng lớn vitamin C, các vitamin nhóm B, Magie và chất xơ hòa tan cùng nhiều lợi khuẩn giúp cải thiện hệ tiêu hóa của bạn.

1 củ hành tây nhỏ (70gram) chứa: 3mg Natri, 102 mg Kali, 20mg Phospho.

  1. Dầu olive

Ăn gì tốt cho thận? Kiểm soát cân nặng là một trong những điều cần thiết đối với người bệnh suy thận. Và dầu olive là sự lựa chọn hợp lý đối với chế độ ăn suy thận bởi những chất dinh dưỡng mà nó mang lại.

Thành phần chất béo chủ yếu có trong dầu olive là chất béo không bão hòa có lợi cho sức khỏe, đồng thời có đặc tính kháng viêm giúp tăng cường hệ miễn dịch của cơ thể.

1 muỗng cà phê dầu olive chứa: 0,1mg Natri, 0,04mg Kali, và không chứa Phospho.

  1. Nho

Nho tuy nhỏ nhưng lại là loại trái cây chứa rất nhiều chất dinh dưỡng như vitamin C, flavonoids – chất kháng viêm hỗ trợ sức khỏe tim mạch, ngăn ngừa các biến chứng đái tháo đường và hoàn toàn phù hợp với người suy thận.

1 phần nho (10 – 12 trái) 80gram trung bình chứa: 1,6mg Natri, 153mg Kali, 16mg Phospho.

  1. Thơm

Các loại trái cây nhiệt đới như cam, chuối,… thường chứa rất nhiều Kali. Nhưng thơm là loại trái cây nhiệt đới giải quyết được vấn đề cần kiểm soát lượng Kali cho những người gặp vấn đề về thận với hàm lượng Kali thấp.

Ngoài ra, thơm còn là loại thực phẩm giàu chất xơ, vitamin C, và các chất chống oxy hóa và đặc biệt là bromelian, một loại enszyme có tính kháng viêm.

¼ trái thơm (80gram) thường chứa: 0,9mg Natri, 87mg Kali, 6mg Phospho.

Suy thận mạn nên kiêng gì?

1. Giảm Natri

Thận yếu không nên ăn gì? Chế độ ăn giảm muối rất quan trọng đối với các bệnh nhân suy thận. Ở cơ thể người bình thường, thận có chức năng đào thải Natri (thành phần chính trong muối) thông qua nước tiểu. Khi chức năng thận bị suy giảm, ứ đọng Natri trong cơ thể dễ dẫn đến tăng huyết áp. Áp dụng chế độ ăn giảm muối hàng ngày sẽ giúp bạn kiểm soát huyết áp và làm chậm tiến triển của bệnh. Hạn chế sử dụng:

  • Các gia vị chứa Natri (muối, nước mắm, nước tương, bột nêm, bột ngọt…) trong chế biến thức ăn.
  • Các loại thực phẩm đóng hộp/ chế biến sẵn: thịt hộp, thịt xông khói, xúc xích,
  • Các loại thực phẩm chứa nhiều muối: các món muối: cà muối, dưa muối, thịt cá muối, các thực phẩm ngâm,…
  • Các loại thức ăn nhanh: khoai tây chiên, snack,…

Hàm lượng Natri trong một số loại thực phẩm:

 
Thực phẩm Hàm lượng Natri (mg/100g)
Mực khô 2019
Lạp xưởng 1600
Xúc xích 1600
Mì gói 1600
Tôm khô 1200
Thịt heo muối xông khói 860
Pate 790
Bánh mì 630
Khoai tây chiên 400
Bánh su kem 100

2. Giảm Kali

Người thận yếu nên ăn thực phẩm chứa ít Kali. Kali là khoáng chất bổ sung giúp dây thần kinh và cơ hoạt động hiệu quả. Khi lượng Kali trong cơ thể quá nhiều nhưng thận lại không thể đào thải hết, dẫn đến tình trạng làm tăng hàm lượng Kali trong máu, khi tăng quá cao có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm cho tim và cơ.

Kali có trong hầu hết các loại thực phẩm, đặc biệt là các loại rau củ và hoa quả. Việc lựa chọn các loại thực phẩm khi ăn vào hoàn toàn có thể giúp bạn kiểm soát được lượng Kali phù hợp với tình trạng bệnh.

Một số thực phẩm giàu Kali cần hạn chế sử dụng:

  • Các loại trái cây khô (nhãn khô, vải khô,…),
  • Các loại trái cây: chuối, mít, sầu riêng, lựu, kiwi, cam, chanh, bưởi, dâu,…
  • Các loại rau có màu đậm: rau muống, rau dền, rau mồng tơi, rau ngót, rau đay,….
  • Các loại hạt khô: chocolate, ca cao, cà phê, đậu phộng, hạt điều, hạt dẻ, hạt sen,…
  • Ngoài ra còn có một số loại rau củ khác như: bắp cải, củ cải trắng, hoa chuối, măng tre, nấm rơm, đậu cove, su hào,…

Hàm lượng Kali trong một số loại thực phẩm:

 
Thực phẩm Hàm lượng Kali (mg/100g)
Bông cải xanh 530
Rau dền 476
Súp lơ 349
Rau muống 331
Khổ qua 260
Mít 457
Thanh long 444
Dâu tây 331
Bưởi 266
Dứa 260

 

3. Giảm Phospho

Thận yếu không nên ăn gì? Đây là khoáng chất giúp cho hệ xương chắc khỏe cũng như những bộ phận khác trong cơ thể khỏe mạnh. Cũng giống như Natri và Kali, thận bình thường sẽ đào thải lượng Phospho không cần thiết ra khỏi cơ thể. Nhưng khi bị tổn thương và suy giảm chức năng, Phospho không đào thải hết sẽ bị tích tụ trong máu. Hàm lượng Phospho trong máu quá nhiều vô tình đẩy Canxi ra khỏi xương, khiến cho xương của bạn yếu đi và dễ gãy. Thậm chí trong một vài trường hợp còn gây ngứa da, đau xương, đau khớp,…

Các loại thực phẩm chứa nhiều Phospho mà người bệnh cần lưu ý:

  • Các loại trái cây khô, thức ăn khô
  • Các chế phẩm từ sữa như yogurt, phô mai
  • Các loại thức ăn nhanh chế biến sẵn, thực phẩm đóng hộp
  • Lòng đỏ trứng, nội tạng động vật
  • Các loại nước uống giải khát: nước ngọt, rượu bia,…

Bs. Võ Thị Tố Hi – Phụ trách Khoa dinh dưỡng - tiết chế

 

Bệnh viện Gia An 115 là bệnh viện đa khoa tập trung vào các chuyên khoa sâu: Tim mạch, Hô hấp, Thần kinh, Ung bướu, Nội tiết, Tiêu hóa, Thận - Tiết niệu, Lọc máu - Thay huyết tương, Chấn thương chỉnh hình, Vật lý trị liệu - Phục hồi chức năng.

Bệnh viện tọa lạc tại khu vực cửa ngõ miền Tây, là nơi ứng dụng các phương pháp chẩn đoán và điều trị hiện đại, mang đến cho cộng đồng một dịch vụ y tế chuẩn mực cao.

Bệnh viện thực hiện nhiều kỹ thuật cao như can thiệp tim mạch và bệnh lý mạch máu não, điều trị ung thư với kỹ thuật tiên tiến, phẫu thuật nội soi, can thiệp xâm lấn tối thiểu bệnh lý Gan - Mật - Tụy, chấn thương chỉnh hình, siêu lọc máu… đồng thời không ngừng nâng cao chất lượng dịch vụ để mang đến sự hài lòng cao nhất cho bệnh nhân và người thân.

Bệnh viện đã thông tuyến Bảo hiểm y tế, tất cả thẻ BHYT không phân biệt nơi khám chữa bệnh ban đầu đều được hưởng đúng tuyến trong mọi trường hợp khám bệnh ngoại trú và điều trị nội trú.

Địa chỉ: Số 05, Đường 17A, Khu phố 11, P. Bình Trị Đông B, Q. Bình Tân, TP. HCM

Tổng đài tư vấn: (028) 62 885 886 - 0898 333 115

Cấp cứu: (028) 62 655 115

Xem ngay: Gói khám sức khỏe tổng quát, tầm soát tại bệnh viện Gia An 115

Đặt lịch khám ngay, Chúng tôi sẽ liên hệ hỗ trợ bạn!

Vui lòng điền thông tin đặt lịch khám để được phục vụ tốt nhất và rút ngắn thời gian khám bệnh!

028 62 885 886