Hotline: 1800 9045

Nguyên nhân đục thủy tinh thể và thông tin tổng quan về bệnh lý

Đục thủy tinh thể là nguyên nhân hàng đầu gây ra tình trạng mù lòa và suy giảm thị lực tại Việt Nam. Do đó, mỗi người nên tìm hiểu nguyên nhân đục thủy tinh thể để phòng tránh bệnh. Trong bài viết sẽ cung cấp thông tin tổng quan về bệnh lý. Hãy cùng theo dõi!

Đục thủy tinh thể là gì?

Thể thủy tinh là một thấu kính trong suốt hai mặt lồi trong nhãn cầu. Chức năng của thể thủy tinh là tham gia vào quá trình điều tiết và hội tụ các tia sáng trên võng mạc, giúp mắt nhìn rõ vật.

Bệnh đục thủy tinh thể là hiện tượng mờ đục của thể thủy tinh. Từ đó tia sáng bị cản trở không thể hội tụ trên võng mạc, làm cho thị lực của người bệnh bị suy giảm và dẫn đến mù lòa.

Mắt bị đục thủy tinh thể có thể dẫn đến mù lòa

Mắt bị đục thủy tinh thể có thể dẫn đến mù lòa (Ảnh minh họa internet)

Nguyên nhân đục thủy tinh thể là gì?

Bệnh lý đục thủy tinh thể là bệnh lý phổ biến và gây ra các triệu chứng gây suy giảm thị lực. Một số nguyên nhân đục thủy tinh thể bao gồm:

Đục thủy tinh thể do quá trình lão hóa

Thủy tinh thể là một phần quan trọng của hệ thống thị giác, trong suốt và nằm ngay sau mống mắt. Bộ phận này có giúp chúng ta nhìn rõ các vật. Tuy nhiên, với sự lão hóa tự nhiên của cơ thể, thủy tinh thể có thể dần trở nên đục và mờ đi, gây ảnh hưởng rõ rệt đến thị giác.

Quá trình lão hóa do tuổi tác là nguyên nhân chính gây bệnh đục thủy tinh thể. Theo thời gian, các protein trong thủy tinh thể bị biến đổi và kết tụ lại, dẫn đến sự đục và cứng hóa của thủy tinh thể. Tại Việt Nam, đối tượng trên 50 tuổi chiếm phần lớn tỷ lệ bệnh nhân mắc bệnh đục thủy tinh thể.

Với sự gia tăng của tuổi tác, nguy cơ mắc bệnh có thể tăng lên đáng kể. Đây được xem là quá trình tự nhiên, không thể tránh khỏi. Tuy nhiên, bạn có thể kiểm soát và điều trị kịp thời bằng hoạt động thăm khám mắt định kỳ.

Đục thủy tinh thể liên quan đến các bệnh về mắt

Một số bệnh lý tại mắt gây ra tình trạng đục thủy tinh thể bao gồm:

  • Người bệnh trước đó đã mắc một số bệnh về mắt như bệnh giác mạc, viêm kết mạc... không điều trị dứt điểm và tái phát nhiều lần.
  • Cận thị: Mắt của người cận thị sẽ lồi hơn mắt bình thường, khiến cho thủy tinh thể bị thay đổi vị trí. Lâu dần thủy tinh thể có xu hướng dày lên, ánh sáng khó đi qua và không hội tụ tại võng mạc.
  • Viêm màng bồ đào: Đục thủy tinh thể là một hậu quả nghiêm trọng của tình trạng mống mắt bị viêm. Ở giai đoạn đầu rất khó phát hiện biến chứng, người bệnh chỉ cảm thấy như có một đám mây che trước mắt.
  • Sau phẫu thuật Glocom: Mục đích trong điều trị glocom là bảo tồn chức năng thị giác của bệnh nhân. Tuy nhiên, sau phẫu thuật vẫn có nhiều trường hợp mắt bị tổn thương dẫn đến đục thủy tinh thể và mù lòa.
  • Sau phẫu thuật nội nhãn biến chứng có thể gặp phải là đục thủy tinh thể. 

Mắt bị đục thủy tinh thể khiến thị lực suy giảm dẫn đến mù lòa

Mắt bị đục thủy tinh thể khiến thị lực suy giảm dẫn đến mù lòa (Ảnh minh họa internet)

Xem thêm: Gói khám tổng quát tại Bệnh viện Gia An 115

Đục thủy tinh thể liên quan đến các bệnh lý toàn thân

Một số bệnh lý toàn thân có thể gây ra đục thủy tinh thể:

  • Bệnh đái tháo đường
  • Tăng huyết áp
  • Các bệnh lý có hội chứng giả bong bao
  • Các bệnh lý cần sử dụng corticoid dài ngày

Nguyên nhân gây đục thủy tinh thể bẩm sinh

Rất hiếm trẻ em bị đục thủy tinh thể bẩm sinh, một số nguyên nhân gây bệnh bao gồm:

  • Nguyên nhân di truyền: Nếu trong gia đình có tiền sử mắc bệnh đục thủy tinh thể thì khả năng trẻ sinh ra bị đục thủy tinh thể sẽ tăng so với những đối tượng bình thường.
  • Dị tật bẩm sinh: Một số dị tật do sự bất thường ở trên nhiễm sắc thể có thể gây ra bệnh lý đục thủy tinh thể
  • Các bệnh lý trong khi mang thai có thể làm nguy cơ trẻ bị đục thủy tinh thể khi sinh ra. Một số bệnh lý bao gồm: bệnh giang mai, HIV, bệnh rubella, sởi, thủy đậu...

Phân loại đục thủy tinh thể

Phân loại đục thủy tinh thể hỗ trợ chẩn đoán và lựa chọn phương pháp điều trị. Một số cách phân loại đục thủy tinh thể hiện nay bao gồm:

Phân loại đục thủy tinh thể theo hình thái đục

Phân loại dựa vào tiến triển của đục, độ cứng màu sắc của nhân, vị trí đục, cụ thể gồm 3 loại:

  • Đục nhân: Tình trạng đục nhân xảy ra do khi tình trạng xơ cứng và chuyển màu vàng của nhân thủy tinh thể vượt mức ở vùng trung tâm. Đây được gọi là tình trạng đục nhân thể thủy tinh. Ở giai đoạn đầu, 2 yếu tố này gây ra một số tật khúc xạ mắt dẫn đến những triệu chứng như nhìn xa mờ. Đục nhân có thể xảy ra ở một bên mắt.
  • Đục vỏ: Dạng đục vỏ này có thể to ra và nhập vào nhau để tạo thành các vùng đục vỏ lớn hơn. Khi toàn bộ vỏ từ bao tới nhân trở thành đục trắng gọi là đục chín. Tình trạng này xảy ra ở hai mắt và thường không cân xứng.
  • Đục bao là vết đục nhỏ ở biểu mô và bao trước thể thủy tinh nhưng không gây ảnh hưởng đến lớp vỏ. 

Hình thái đục thủy tinh thể

Hình thái đục thủy tinh thể (Hình ảnh minh họa internet)

Phân loại đục thủy tinh thể theo độ cứng của nhân

Phân loại đục thủy tinh thể theo độ cứng của nhân giúp tiên lượng cuộc phẫu thuật và có phương án chuẩn bị phù hợp

  • Độ I: nhân mềm, còn trong hoặc xám nhạt, đục vỏ hoặc dưới bao
  • Độ II: Nhân mềm vừa phải, có màu xám hay vàng nhẹ, đục dưới bao sau
  • Độ III: Nhân cứng trung bình, đục nhân màu vàng hổ phách hoặc đục nhân dưới bao sau
  • Độ IV: Nhân cứng, đục nhân màu nâu vàng hổ phách
  • Độ V: Nhân quá cứng, màu nâu đen.

Triệu chứng bệnh lý đục thủy tinh thể

Bệnh thường diễn tiến chậm, không gây đau đớn cho người bệnh. Ở những giai đoạn đầu, người bệnh gần như không thấy bất kỳ dấu hiệu nào. Khi bệnh đến giai đoạn nặng hơn thấy các biểu hiện rõ rệt như:

  • Nhìn mờ là triệu chứng chính, lúc đầu nhìn xa mờ nhưng nhìn gần vẫn rõ, về sau nhìn xa và nhìn gần đều mờ, cuối cùng là mù lòa
  • Tăng nhạy cảm với ánh sáng, hay lóa mắt. Nhìn ở ngoài sáng khó hơn nhìn ở nơi có bóng râm. Do khi có ánh sáng đồng tử co lại làm hạn chế ánh sáng có thể tới được võng mạc.
  • Nhìn một vật thành hai hoặc nhiều hình.
  • Người bệnh thường xuyên phải thay đổi độ kính, do thể thủy tinh đục và tăng kích.

Nhìn mờ là triệu chứng điển hình của đục thủy tinh thể

Nhìn mờ là triệu chứng điển hình của đục thủy tinh thể (Hình ảnh internet)

Phòng ngừa bệnh lý đục thủy tinh thể

Bạn có thể áp dụng một số phương pháp phòng ngừa bệnh lý đục thủy tinh thể sau:

  • Khám sức định kỳ về mắt có thể giúp phát hiện các vấn đề bất thường về nhãn khoa và bệnh lý đục thủy tinh thể ở giai đoạn sớm.
  • Người mắc các bệnh lý về mắt cần thực hiện khám và điều trị dứt điểm, tránh tái phát nhiều lần làm tăng nguy cơ mắc bệnh.
  • Người mắc các bệnh lý toàn thân như cao huyết áp, đái tháo đường... cần kiểm soát tốt bệnh lý và điều trị hiệu quả theo phác đồ của bác sĩ để hạn chế biến chứng.
  • Thực hiện chế độ ăn uống lành mạnh, thực đơn giàu chất chống oxy hóa sẽ có tác dụng giúp phòng ngừa bệnh. Người bệnh bị đục thủy tinh thể có khuynh hướng thiếu vitamin C, đồng, mangan, kẽm. Vì vậy, bạn nên bổ sung đầy đủ nhóm chất trong thực đơn của mình.
  • Hạn chế các yếu tố nguy cơ khác: Ánh sáng tia cực tím từ mặt trời có thể làm tăng các bệnh lý về mắt. Vì vậy khi tiếp xúc với các ánh sáng, bạn nên đeo kính bảo vệ mắt.

Thực hiện khám nhãn khoa ở đâu uy tín?

Bệnh lý đục thủy tinh thể không gây nguy hiểm đến tính mạng người bệnh nhưng có thể dẫn đến mù lòa. Từ đó, cuộc sống của người bệnh sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Vì vậy, hoạt động khám nhãn khoa định kỳ là rất quan trọng. Bạn có thể kết hợp khám sức khỏe nhãn khoa cùng khám sức khỏe định kỳ hàng năm để có được kết quả đánh giá tốt nhất.

Khám sức khỏe ở đâu uy tín là vấn đề băn khoăn của nhiều người bệnh. Bệnh viện Gia An 115 trong những năm gần đây luôn nhận được nhiều đánh giá cao từ người dân sống tại khu vực TP. Hồ Chí Minh và các tỉnh thành phố phía Nam. Bệnh viện là đơn vị y tế uy tín, nhận được nhiều sự tin tưởng của người dân tại khu vực phía Nam và cửa ngõ các tỉnh miền Tây.

  • Bệnh viện Gia An 115 có đội ngũ bác sĩ có chuyên môn cao
  • Giá cả hợp lý với các gói khám sức khỏe tổng quát chỉ từ khoảng 2 triệu đồng
  • Thời gian khám nhanh chóng nhờ quy trình tối ưu
  • Các công nghệ hiện đại như: hệ thống xét nghiệm tự động, máy chụp CT, siêu âm màu, máy chụp MRI...
  • Đội ngũ tư vấn viên làm việc chuyên nghiệp, thái độ tận tình
  • Khuôn viên xanh sạch, thoáng mát

Khám mắt tại Bệnh viện Gia An 115

Khám mắt tại Bệnh viện Gia An 115

Bạn hãy đặt lịch khám qua tổng đài tư vấn 028 62 885 886 của Gia An 115 để trải nghiệm ngay quy trình khám sức khỏe thuận tiện nhất.

Xem thêm: Khi nào cần khám sức khỏe tổng quát cho trẻ em? Bác sĩ giải đáp

Trong bài viết đã cung cấp các thông tin về nguyên nhân đục thủy tinh thể. Đồng thời, bài viết đã chia sẻ thêm các triệu chứng và cách phòng tránh bệnh hiệu quả. Chuyên gia khuyên rằng bạn nên đi khám sức khỏe nhãn khoa định kỳ để có thể phát hiện sớm và điều trị hiệu quả các bệnh lý về mắt.

Đặt lịch khám ngay, Chúng tôi sẽ liên hệ hỗ trợ bạn!

Vui lòng điền thông tin đặt lịch khám để được phục vụ tốt nhất và rút ngắn thời gian khám bệnh!

028 62 885 886