Cảnh báo nguy hiểm của bệnh rối loạn giấc ngủ ở người trẻ
Rối loạn giấc ngủ ở người trẻ là đang có xu hướng ngày càng phổ biến và ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe thể chất và tinh thần của người bệnh. Vậy, dấu hiệu rối loạn giấc ngủ ở người trẻ là gì? Thông tin chi tiết sẽ có trong bài viết.
Như thế nào là rối loạn giấc ngủ ở người trẻ?
Rối loạn giấc ngủ ở người trẻ là tình trạng thay đổi bất thường về mặt thời lượng và chất lượng giấc ngủ ở những người trẻ tuổi. Một số thể rối loạn giấc ngủ của người trẻ thường gặp bao gồm:
Mất ngủ
Mất ngủ chiếm hơn 50% các trường hợp rối loạn giấc ngủ. Đó là tình trạng khó đi vào giấc ngủ, ngủ trằn trọc, thức giấc nhiều lần trong đêm, thường xuyên dậy sớm hoặc hôm sau cảm thấy mệt mỏi, uể oải.
Rối loạn giấc ngủ ở người trẻ với biểu hiện mất ngủ (Ảnh minh họa internet)
Ngủ quá nhiều
Đây là một thể rối loạn giấc ngủ thường gặp ở đối tượng các bạn học sinh, sinh viên. Biểu hiện của tình trạng này là thường xuyên ngủ vượt quá thời gian ngủ trung bình theo độ tuổi. Cơ thể luôn trong tình trạng buồn ngủ nhiều, thậm chí buồn ngủ vào ban ngày, cơ thể ngủ gà ngủ gật; học tập, làm việc thiếu tập trung.
Rối loạn hô hấp
Rối loạn hô hấp xảy ra khi ngủ là tình trạng rất thường gặp, còn gọi là hội chứng ngưng thở khi ngủ. Người bệnh ngưng thở tạm thời từ 10 giây và có thể lặp đi lặp lại khi ngủ do tắc nghẽn đường thở hay do tổn thương thần kinh trung ương.
Rối loạn cử động
Đây là tình trạng thường xảy ra ở các chi dưới trong khi ngủ. Người bệnh có sự phối hợp cử động duỗi ngón và gấp mu bàn chân, hoặc gấp gối, chu kỳ khoảng 30 giây mỗi lần. Khi thức dậy, người bệnh cảm thấy mỏi nhức 2 chi dưới. Một số bạn có cảm giác như kiến bò, bỏng rát 2 chi dưới khi ngủ…
Nhịp sống sôi động hiện đại khiến nhiều bạn trẻ lơ là về những triệu chứng bệnh lý của rối loạn giấc ngủ. Từ đó, bỏ qua giai đoạn điều trị kịp thời, dẫn đến rối loạn giấc ngủ mạn tính khi còn rất trẻ.
Theo nhiều chuyên gia, rối loạn giấc ngủ dễ gây áp lực lên hệ thần kinh gây đột quỵ ở người trẻ. Vì vậy, nắm rõ triệu chứng rối loạn giấc ngủ ở người trẻ là vô cùng quan trọng.
Điểm danh triệu chứng rối loạn giấc ngủ ở người trẻ
Những triệu chứng rối loạn giấc ngủ ở thanh niên hay người trẻ tuổi thường gặp, bao gồm:
- Thường xuyên thức khuya, không thể đi ngủ sớm.
- Khó khăn trong việc đi vào giấc ngủ, người bệnh thường phải mất hơn 30 phút mới có thể đi vào giấc ngủ.
- Khó ngủ suốt đêm hoặc giấc ngủ ngắn không sâu, thường xuyên tỉnh giấc vào giữa đêm và không thể quay trở lại giấc ngủ.
- Ngáy, thở hổn hển hoặc nghẹt thở khi ngủ.
- Cảm giác mệt mỏi, mất sức ngay khi thức dậy vào buổi sáng.
Vào ban ngày, các triệu chứng của bệnh lý rối loạn giấc ngủ cụ thể như sau:
- Thường xuyên ngủ nhiều vào ban ngày.
- Lịch sinh hoạt, nghỉ ngơi bị rối loạn.
- Khó tập trung, giảm khả năng ghi nhớ và xử lý thông tin.
- Dễ bị kích thích, cảm thấy khó chịu và cáu gắt.
- Hiệu suất làm việc, học tập giảm.
Rối loạn giấc ngủ ở người trẻ khiến não bộ mất tập trung làm việc (Ảnh minh họa internet)
Xem thêm: Khám sức khỏe tổng quát ở Hồ Chí Minh tại Bệnh viện Gia An 115
Như vậy có thể thấy, rối loạn giấc ngủ ở người trẻ ảnh hưởng lớn đến sức khỏe và cuộc sống của người bệnh. Do đó, bạn không nên chủ quan khi gặp những dấu hiệu này.
Rối loạn giấc ngủ ở người trẻ có nguy hiểm không?
Rối loạn giấc ngủ ảnh hưởng rất lớn đến khả năng học tập, lao động. Bởi giấc ngủ kém chất lượng, ngủ ít khiến bạn mệt mỏi khi thức dậy để học tập và làm việc. Không chỉ vậy, rối loạn giấc ngủ ở người trẻ về lâu dài còn có thể dẫn đến các bệnh lý nguy hiểm.
Ảnh hưởng đến huyết áp
Tăng huyết áp xảy ra khi bạn bị rối loạn mất ngủ trầm trọng, khiến hệ thần kinh căng thẳng, nhịp tim nhanh. Những người mất ngủ kéo dài có thể mắc bệnh tăng huyết áp mạn tính. Khi đó nguy cơ nhồi máu cơ tim, tai biến mạch máu não (đột quỵ) là rất cao.
Gia tăng nguy cơ bệnh trầm cảm
Trầm cảm là bệnh lý đáng báo động xuất hiện nhiều ở giới trẻ. Nhiều nghiên cứu đã chỉ rõ, nguyên nhân của trầm cảm có thể đến từ bệnh lý rối loạn giấc ngủ. Bởi lẽ, chỉ cần bạn có giấc ngủ kém chất lượng có thể làm thay đổi chức năng hoạt động cảm xúc của não. Nếu tình trạng này kéo dài, có thể gây rối loạn tâm thần.
Rối loạn giấc ngủ ở người trẻ làm tăng nguy cơ trầm cảm (Ảnh minh họa internet)
Nguy cơ béo phì cao
Béo phì xuất hiện trên nhiều người trẻ bị rối loạn giấc ngủ. Thiếu ngủ làm chậm quá trình trao đổi chất. Hệ quả là làm tăng lượng đường trong máu, từ đó gia tăng nguy cơ béo phì.
Tăng nguy cơ mắc ung thư
Có mối liên hệ giữa giấc ngủ và bệnh ung thư nên đây là điều rất đáng quan tâm với những người trẻ bị rối loạn giấc ngủ. Khi ngủ, cơ thể sản xuất ra hormone melatonin giúp chống lại sự tăng trưởng của các tế bào khối u ác tính. Ở những người rối loạn giấc ngủ, đặc biệt là mất ngủ, hormone này sẽ giảm đi rất nhiều, làm tăng nguy cơ hình thành tế bào ung thư.
Vậy nguyên nhân gây rối loạn giấc người trẻ là gì? Đây là vấn đề được nhiều người bệnh quan tâm. Khi biết được nguyên nhân gây bệnh sẽ hỗ trợ quá trình điều trị và cải thiện giấc ngủ.
Nguyên nhân gây rối loạn giấc ngủ ở người trẻ
Ngủ rất quan đối với mọi lứa tuổi, đặc biệt là những bạn trẻ - khi cơ thể đang trong thời gian lý tưởng để phát triển. Một số yếu tố gây rối loạn giấc ngủ ở người trẻ bao gồm:
- Áp lực học tập và làm việc: Cuộc sống hiện đại kéo theo nhiều áp lực từ quá trình học tập, làm việc, các mối quan hệ xã hội, cơ hội thăng tiến đạt các vị trí xã hội mong muốn… Hậu quả khiến người trẻ dễ bị căng thẳng, lo âu. Lâu dần, tình trạng này có thể ảnh hưởng đến hệ thần kinh và tác động nghiêm trọng đến chất lượng giấc ngủ.
- Lạm dụng thiết bị điện tử: Sử dụng quá nhiều điện thoại, tivi, laptop… vào ban ngày và trước khi ngủ là thói quen không tốt của nhiều bạn trẻ. Ánh sáng xanh và sóng từ phát ra từ các thiết bị công nghệ gây kích thích thần kinh, mệt mỏi nhức mắt khiến bạn khó đi vào giấc ngủ.
- Sử dụng chất kích thích: Thuốc lá, rượu, bia, cà phê và các chất kích thích... với mục đích giải trí và tăng sự tỉnh táo là nguyên nhân phổ biến gây rối loạn giấc ngủ ở người trẻ. Chúng sẽ khiến não bộ bị kích thích khiến bạn khó đi vào giấc ngủ, mất ngủ.
Nguyên nhân rối loạn giấc ngủ có thể là sử dụng nhiều thiết bị điện tử trước khi đi ngủ (Ảnh minh họa internet)
Nguyên nhân gây rối loạn giấc ngủ thường xuất phát từ những vấn đề trong cuộc sống và thói quen sinh hoạt hằng ngày của người trẻ. Biết rõ điều đó, bạn nên chủ động phòng tránh bệnh để giữ gìn sức khỏe.
Biện pháp phòng tránh rối loạn giấc ngủ ở người trẻ
Dưới đây là một số biện pháp cải thiện giấc ngủ và bảo vệ sức khỏe của bạn:
- Thiết lập lịch trình sinh hoạt khoa học là điều rất cần thiết. Bạn cần xây dựng và duy trì lịch trình ngủ - thức vào khung giờ cụ thể để tránh tình trạng rối loạn giấc ngủ
- Hạn chế sử dụng rượu bia, thuốc lá và chất kích thích để giảm bớt căng thẳng cho não bộ
- Hạn chế sử dụng các thiết bị công nghệ trước khi đi ngủ ít nhất 30 phút để có một giấc ngủ ngon
- Thực hiện thư giãn trước khi đi ngủ bằng cách đọc sách, nghe nhạc thiền để giải tỏa căng thẳng
- Rèn luyện thể chất: Tập thể dục tối thiểu 30 phút mỗi ngày với tần suất khoảng từ 3 lần/tuần giúp nâng cao sức đề kháng, cải thiện tuần hoàn máu và ngăn ngừa các triệu chứng rối loạn giấc ngủ ở người trẻ. Lưu ý, bạn không nên tập thể dục trong 4 giờ trước khi đi ngủ vì điều này có thể gây khó ngủ.
- Dinh dưỡng khoa học đóng vai trò rất quan trọng ngăn chặn chứng rối loạn giấc ngủ ở người trẻ. Duy trì chế độ dinh dưỡng khoa học, đầy đủ và cân bằng các nhóm chất là điều bạn nên làm. Hãy hạn chế thức ăn giàu đạm và đồ chiên rán vào bữa tối, thay vào đó hãy bổ sung nhiều rau củ.
- Tạo môi trường ngủ thoải mái: Đảm bảo phòng ngủ luôn sạch sẽ, yên tĩnh. Nếu môi trường ngủ bị nhiều tiếng ồn ảnh hưởng, bạn hãy thử bật tiếng ồn trắng và dần chìm vào giấc ngủ.
Thay đổi lối sống lành mạnh cải thiện rối loạn mất ngủ (Ảnh minh họa internet)
Rối loạn giấc ngủ ở người trẻ ngày càng gia tăng và gây ra nhiều ảnh hưởng đến sức khỏe, cuộc sống của bạn. Vì vậy, hiểu rõ thông tin về bệnh lý này là điều cần thiết. Hãy ghi nhớ những thông tin trên để cải thiện giấc ngủ của bản thân.
Xem ngay: Khám sức khỏe theo Thông tư 14 - Cập nhật Thông tư 32 BYT