Hotline: 1800 9045

Rụng tóc do nấm có mọc lại không? Khắc phục tình trạng này như thế nào?

Rụng tóc do nấm có mọc lại không là nỗi băn khoăn của nhiều người bệnh. Rụng tóc quá nhiều do nấm gây ra không chỉ ảnh hưởng đến tính thẩm mỹ mà còn có tác động đến sức khỏe và tinh thần. Vậy điều trị như thế nào để tóc mau mọc lại và nên lưu ý những gì trong quá trình điều trị?

Rụng tóc do nấm có triệu chứng như thế nào? Có nguy hiểm không?

Nấm da đầu là vấn đề thường gặp ở nhiều người. Nấm hình thành và phát triển trên da đầu không chỉ gây ngứa, khó chịu mà còn gây rụng tóc, ảnh hưởng đến tính thẩm mỹ. Bệnh nấm tóc có hai dạng: nấm tóc sinh mủ và nấm tóc khô.

Trong đó, nấm tóc sinh mủ do loại nấm Trichophyton mentagrophytes và Trichophyton verrucosum gây ra, có các biểu hiện là vùng da đỏ hình tròn, có vảy, sưng lên và hình thành mủ. Tại các vị trí này, tóc dần rụng đi, từ đó lỗ chân tóc nở rộng  và mủ chảy ra.

Nấm khô cũng gây ra tình trạng rụng tóc tại các vùng da bị nhiễm nấm. Tác nhân gây nấm khô là nấm Microsporum, hay gặp là chủng loại Microsporum canis, tiếp theo đó là Mycobacterium ferrugineum. Khác với nấm tóc sinh mủ, nấm tóc khô làm tổn thương với vài ba đốm tóc bị rụng. Da đầu ở vị trí này có màu xám của những vảy da. Cọng tóc bị gãy rất gần với da đầu. Khi rọi đèn chiếu ánh sáng cực tím như đèn Wood, thấy các cọng tóc bị nấm ký sinh sẽ phát quang màu xanh.

Nấm da đầu không gây nguy hiểm đến tính mạng, không phải là bệnh nguy hiểm. Bệnh có thể điều trị bằng nhiều phương pháp khác nhau để cải thiện triệu chứng.

Rụng tóc do nấm có mọc lại được không?

Rụng tóc do nấm có mọc lại được không? (Ảnh minh họa Internet)

Xem thêm: Gói khám sức khỏe tổng quát chuyên sâu tại Hồ Chí Minh

Rụng tóc do nấm có mọc lại không?

Rụng tóc do nấm có mọc lại không? Câu trả lời là CÓ. Tóc sẽ mọc lại tại vị trí nhiễm nấm nếu được điều trị đúng cách. Tuy nhiên, thời gian tóc mọc lại sớm hay muộn còn phụ thuộc vào tính hiệu quả trong cách điều trị cũng như việc phòng ngừa nấm có tái lại hay không.

Có là câu trả lời cho việc rụng tóc do nấm có mọc lại không

Có là câu trả lời cho việc rụng tóc do nấm có mọc lại không (Ảnh minh họa internet)

Điều trị rụng tóc do nấm như thế nào?

Rụng tóc do nấm có mọc lại không đã phần nào được giải đáp. Điều trị nấm da đầu không khó, cải thiện vẻ đẹp của mái tóc sau điều trị nấm cũng hoàn toàn có thể.

Trong điều trị rụng tóc do nấm gây ra, người bệnh cần áp dụng đồng thời cả thuốc uống, thuốc bôi và gội đầu với sản phẩm đặc trị nấm da đầu. Đối với thuốc uống, sử dụng những loại thuốc chống nấm toàn thân, không riêng ở vùng da đầu. Thường dùng các loại thuốc như: ketoconazol, griseofulvin…

Đối với thuốc bôi tại chỗ, các loại kem trị nấm thường dùng như: nizoral, clotrimazol, dung dịch BSI… Riêng với bệnh nấm tóc sinh mủ, phải chích rạch mủ, bôi thuốc chống nhiễm khuẩn, phối hợp thuốc chống nấm; có thể cho kháng sinh chống nhiễm khuẩn và chống nấm đường toàn thân.

Các lưu ý trong điều trị rụng tóc do nấm

Việc rút ngắn thời gian điều trị cũng như ngăn ngừa nấm tái phát đôi khi lại là điều khó khăn đối với nhiều người vì chưa nắm rõ những lưu ý sau:

  • Tự ý sử dụng thuốc trị nấm mà không thăm khám, xác định loại nấm.
  • Áp dụng các bài thuốc dân gian gội đầu khi chưa xác thực được tính an toàn và hiệu quả.
  • Trong điều trị, không chỉ loại trừ nấm ở da đầu. Cần phải thực hiện đẩy lùi nấm toàn thân.
  • Luôn giữ vệ sinh cơ thể, mái tóc, tránh để tóc ẩm ướt và nhiễm bẩn trong thời gian dài, tạo môi trường hình thành và phát triển nấm ngứa.
  • Lưu ý khi sử dụng thuốc đối với trẻ em, theo dõi phản ứng và kịp thời can thiệp khi có dấu hiệu bất thường.

Lưu ý khi sử dụng thuốc bôi da với trẻ em

Lưu ý khi sử dụng thuốc bôi da với trẻ em (Ảnh minh họa internet)

Cách phòng ngừa nấm da đầu hiệu quả

Nấm da đầu có thể xảy ra ở bất cứ ai, việc phòng ngừa là điều cần thiết để tránh ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống. Để ngăn ngừa nấm xuất hiện, cần duy trì vệ sinh cá nhân nhằm loại bỏ môi trường hình thành nấm. Bởi lẽ, nấm không chỉ nhiễm và gây ra ảnh hưởng trên da đầu mà còn có nguy cơ ở các bộ phận khác như: móng tay/chân, nách, bẹn, vùng da có nếp gấp…

Đối với quá trình chăm sóc và làm sạch mái tóc, không nên gội đầu quá nhiều với các chất gội đầu có độ tẩy gàu cao, ưu tiên sử dụng những loại dầu gội có nguyên liệu tự nhiên, lành tính. Đồng thời, sau khi gội đầu, nên làm khô tóc ngay. Tóc bị ẩm ướt sẽ là cơ hội khiến da đầu bị nấm. Một lưu ý quan trọng khác chính là không dùng chung khăn, lược, mũ nón… với người mắc nấm tóc. Bởi lẽ, nấm rất dễ lây lan.

Thay đổi thói quen sống và sinh hoạt không những giúp phòng ngừa nấm tóc mà còn giúp bạn có sức khỏe tốt, luôn khỏe mạnh. Bổ sung đầy đủ dưỡng chất, đặc biệt là các thực phẩm giúp làm tăng sức đề kháng.

Lưu ý làm khô mái tóc ngay sau khi gội đầu

Lưu ý làm khô mái tóc ngay sau khi gội đầu (Ảnh minh họa internet)

Rụng tóc do nấm có mọc lại không đã phần nào được giải đáp trong bài viết trên đây. Nấm da đầu không gây nguy hiểm đến tình trạng sức khỏe người mắc nhưng ảnh hưởng đến đời sống tinh thần và tính thẩm mỹ. Vì vậy, khi nhận thấy các dấu hiệu của nấm, bạn nên thăm khám tại cơ sở y tế uy tín để được chẩn đoán, xác định loại nấm và áp dụng phương pháp điều trị phù hợp.

Xem ngay: Khám sức khỏe theo Thông tư 14 - Cập nhật Thông tư 32 BYT

Đặt lịch khám ngay, Chúng tôi sẽ liên hệ hỗ trợ bạn!

Vui lòng điền thông tin đặt lịch khám để được phục vụ tốt nhất và rút ngắn thời gian khám bệnh!

028 62 885 886