Thoái hóa khớp gối có mấy độ? Cách nhận biết và phòng ngừa
Tại Việt Nam, thoái hóa khớp gối ngày càng phổ biến, đang có xu hướng gia tăng ở cả người trẻ. Mặc dù như thế, vẫn còn nhiều người chưa hiểu rõ thông tin về bệnh. Vậy thoái hóa khớp gối có mấy độ? Thông tin nhận biết là gì? Bài viết sẽ cung cấp thông tin giải đáp cho câu hỏi này.
Thoái hóa khớp gối là gì? Có nguy hiểm không?
Thoái hóa khớp gối là hậu quả của quá trình cơ học và sinh học làm mất cân bằng giữa tổng hợp và hủy hoại của sụn và xương dưới sụn. Sự mất cân bằng này có thể được bắt đầu bởi nhiều yếu tố, bao gồm:
- Di truyền
- Quá trình phát triển xương
- Chuyển hóa
- Chấn thương
Biểu hiện cuối cùng của thoái hóa khớp gối là sự biến đổi hình thái, sinh hóa, phân tử và cơ sinh học của tế bào và chất cơ bản của sụn dẫn. Từ đó, dẫn đến nhuyễn hóa, nứt loét và mất sụn khớp, xơ hóa xương dưới sụn, tạo gai xương và hốc xương dưới sụn. Bệnh thường gặp ở nữ giới, chiếm 80% các trường hợp thoái hóa khớp gối.
Thoái hoá khớp gối có mấy độ? Hình ảnh minh họa thoái hóa khớp gối (Ảnh internet)
Xem ngay: Nên đi khám tổng quát ở đâu và hết bao nhiêu tiền?
Thoái hóa khớp được chia thành nhiều giai đoạn khác nhau. Mỗi giai đoạn sẽ có những dấu hiệu riêng biệt và mức độ nặng nhẹ khác nhau. Vì vậy, việc hiểu rõ thông tin bệnh lý là điều mọi người nên thực hiện.
Thoái hóa khớp gối có mấy độ?
Khớp gối có chức năng chính trong việc nâng đỡ toàn bộ sức nặng của cơ thể và chịu áp lực lớn nhất khi nâng, vác các vật nặng. Chính vì vậy, bộ phận này rất dễ bị tổn thương, viêm, sưng... Trong đó, thoái hóa khớp gối là bệnh lý thường gặp.
Thoái hóa khớp gối có mấy độ? - Tình trạng thoái hóa khớp gối thường không xảy ra tức thì mà sẽ tiến triển dần theo thời gian. Dựa vào mức độ tổn thương có thể chia quá trình trên thành 4 độ có triệu chứng riêng biệt.
Thoái hóa khớp gối độ 1
Ở giai đoạn đầu tiên, người bị thoái hóa khớp gối hầu như không có các biểu hiện rõ ràng. Người bệnh vẫn đi lại bình thường, chưa xuất hiện các cơn đau khớp hoặc có thể chỉ bị đau nhức khớp gối nhẹ khi đứng lên, ngồi xuống, ngồi xổm, leo cầu thang...
Về cấu trúc xương, khớp gối ở giai đoạn này cũng chưa bị sưng và biến dạng. Ở giai đoạn này, người bệnh chưa cần sử dụng đến thuốc điều trị. Để cải thiện triệu chứng, bạn có thể tham khảo bác sĩ về những bài tập phục hồi chức năng tốt cho khớp gối và thay đổi chế độ ăn uống.
Thoái hóa khớp gối độ 2
Bước sang giai đoạn 2, người bệnh cần đến gặp bác sĩ để thực hiện các kiểm tra chẩn đoán cận lâm sàng khi đã có triệu chứng thoái hóa khớp gối. Trên phim chụp X-quang sẽ có hình ảnh gai xương nhưng bề mặt sụn khớp vẫn chưa có sự thay đổi nhiều. Bao hoạt dịch khớp vẫn cung cấp đủ dịch khớp để nuôi dưỡng sụn và bôi trơn khớp, giúp các khớp xương linh hoạt trong vận động.
Thoái hóa khớp gối độ 2, người bệnh sẽ gặp các triệu chứng sau:
- Đau nhức khớp gối sau khi chạy dài, đi bộ hay làm việc quá sức, vận động nhiều, làm việc sai tư thế.
- Cứng khớp gối khi trời lạnh hoặc hoạt động trong nhiều giờ.
- Đau, khó chịu khi thực hiện các tác động như: khuỵu gối, cúi người…
Thoái hoá khớp gối có mấy độ? Thoái hóa độ 2 có thể gây đau khi chạy (Ảnh minh họa internet)
Giai đoạn 2 của bệnh thoái hóa khớp gối vẫn được coi là giai đoạn nhẹ nên cách tốt nhất để ngăn chặn tình trạng bệnh tiến triển là người bệnh chủ động thăm khám bác sĩ ngay khi cơ thể xuất hiện những triệu chứng ban đầu.
Lời khuyên thay đổi thói quen sống và luyện tập dành cho người bệnh thoái hóa khớp gối như sau:
- Người bệnh nên thực hiện các hoạt động đúng tư thế để tránh ảnh hưởng đến khớp gối
- Hạn chế vận động nặng, mang vác quá sức khiến các khớp chịu áp lực lớn
- Béo phì cũng là một trong những nguyên nhân gây thoái hóa khớp gối. Thừa cân khiến cơ thể tạo áp lực lớn trực tiếp lên 2 khớp gối khiến sụn khớp yếu và hao mòn theo thời gian. Do đó, cần xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh để kiểm soát cân nặng
- Cố gắng duy trì luyện tập vừa sức để bảo vệ khớp gối
Nếu bạn cảm thấy cơn đau quá sức chịu đựng, hãy xin ý kiến của bác sĩ về một số loại thuốc giảm đau. Tuyệt đối không sử dụng thuốc khi chưa có chỉ định của bác sĩ. Phương pháp này chỉ là tạm thời, không khuyến khích người bệnh sử dụng lâu dài. Việc lạm dụng thuốc có thể gây nghiện, xảy ra các tác dụng phụ không mong muốn và có khả năng ảnh hưởng đến dạ dày, gan, thận và tim mạch.
Thoái hóa khớp gối độ 3
Khi thoái hóa khớp gối tiến triển đến độ 3, người bệnh sẽ cảm nhận rõ thấy cơn đau ở khớp gối. Lúc này, lớp sụn khớp bao bọc quanh đầu xương đã có dấu hiệu bị bào mòn đáng kể. Mô mềm quanh khớp cũng bị viêm dẫn đến tình trạng viêm bao hoạt dịch. Hình ảnh trên phim chụp X-quang còn thấy rõ các gai xương phát triển nhiều, khe khớp giữa các đầu xương bị thu hẹp thấy rõ ràng.
Khi các triệu chứng xuất hiện nhiều và nghiêm trọng hơn, bệnh nhân cần tiếp nhận điều trị từ bác sĩ. Để cải thiện tình trạng bệnh, người bệnh nên tuân thủ đúng hướng dẫn điều trị của bác sĩ. Tùy vào tình trạng bệnh mà bác sĩ sẽ có chỉ định điều trị nội khoa hoặc kết hợp vật lý trị liệu.
Thoái hóa khớp gối có mấy độ? Hình minh họa internet
Thoái hóa khớp gối độ 4
So với các giai đoạn trên, thoái hóa khớp gối độ 4 có những biểu hiện nghiêm trọng và rõ ràng ngay cả khi người bệnh vận động nhẹ. Lúc này, lớp sụn gần như bị bào mòn hoàn toàn để lộ đầu xương rõ rệt. Gai xương hình thành nhiều và có kích thước lớn, khoảng cách giữa 2 đầu xương cũng bị thu hẹp đáng kể. Lượng dịch bôi trơn khớp giảm đi còn khiến các đầu xương dễ dàng cọ xát với nhau gây những cơn đau nhức nghiêm trọng.
Các triệu chứng cảnh báo người bệnh thoái hóa khớp tiến triển độ 4 bao gồm:
- Đau nhức khớp gối liên tục ngay cả khi hoạt động đơn giản
- Sưng, viêm, cứng khớp
- Khó vận động và đi lại
Độ 4 có mức độ nặng và dễ gây biến chứng (Ảnh internet)
Theo thời gian nếu không điều trị kịp thời sẽ gây biến dạng khớp hoàn toàn, lệch trục khớp, hẹp khe khớp... Khi bước vào thoái hóa khớp độ 4, người bệnh cần được can thiệp và điều trị tích cực bằng phương pháp nội khoa để tránh các biến chứng nguy hiểm.
Điều trị thoái hóa khớp gối ở đâu tốt?
Thoái hóa khớp gối gây ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng vận động của người bệnh. Vì vậy, bệnh cần được phát hiện sớm và điều trị kịp thời. Bạn nên tìm đến những cơ sở y tế có điều trị Cơ Xương Khớp để tiến hành khám và điều trị. Một số tiêu chí để chọn các cơ sở điều trị hiệu quả bao gồm:
- Có điều trị Cơ Xương Khớp với đội ngũ các bác sĩ, chuyên gia đầu ngành
- Hệ thống thiết bị y tế hiện đại như máy MRI, siêu âm, X-quang… để có kết quả kiểm tra cận lâm sàng chính xác hỗ trợ chẩn đoán và điều trị
- Hệ thống máy móc vật lý trị liệu - phục hồi chức năng hiện đại
- Đã được khẳng định về chất lượng khám và điều trị bệnh
Tại TP. Hồ Chí Minh, khám và điều trị các bệnh lý Cơ Xương Khớp, đặc biệt là thoái hóa khớp gối là một thế mạnh của Bệnh viện Gia An 115. Bệnh viện quy tụ đội ngũ bác sĩ có trình độ chuyên môn cao về Cơ Xương Khớp được đào tạo bài bản với nhiều năm kinh nghiệm. Đặc biệt, hệ thống trang thiết bị thăm dò chức năng hiện đại, hệ thống giường bệnh cao cấp giúp Khách hàng có trải nghiệm tối ưu.
Bệnh viện Gia An 115 với hệ thống trang thiết bị hiện đại
Xem thêm: Gói Khám Tổng Quát Chuyên Sâu Tại Hồ Chí Minh
Thoái hóa khớp gối có mấy độ? Thoái hóa khớp gối có 4 độ. Để tránh tình trạng thoái hóa khớp tiến triển gây ra nhiều ảnh hưởng về vận động, cấu trúc xương và để lại di chứng nặng nề, bạn hãy nhanh chóng khám và điều trị nếu có các triệu chứng cảnh báo thoái hóa khớp gối.