Thoái hóa khớp háng có nguy hiểm không? Triệu chứng là gì?
Thoái hóa khớp háng là bệnh lý do hậu quả của tuổi tác và mài mòn khớp gây ra. Vậy thoái hóa khớp háng có nguy hiểm không? Những nội dung trong bài viết sẽ giúp bạn có câu trả lời!
Thoái hóa khớp háng gây đau và biến đổi cấu trúc của khớp, dần dần dẫn đến tàn phế, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của người bệnh. Chính vì vậy, bạn nên biết rõ triệu chứng cảnh báo bệnh và cách điều trị hiệu quả để có thể cải thiện tình trạng này.
Mô tả cấu trúc khớp háng
Về mặt sinh lý học, cấu tạo của khớp háng gồm 2 phần chính là:
- Chỏm xương đùi hình câu
- Ổ cối xương chậu hình lõm
Mô tả cấu trúc khớp háng (Ảnh internet)
Trong đó, phần ổ cối còn được bao bởi một lớp sụn viền có cấu trúc dạng sợi, chịu trách nhiệm phòng ngừa phân tách mặt khớp. Lớp sụn viền này đồng thời giúp duy trì lượng dịch trong khớp, đảm bảo độ chắc chắn và vững chãi của khớp háng.
Khớp háng là nơi tiếp giáp giữa xương đùi, xương chậu, đóng vai trò trụ đỡ cho phần thân trên cơ thể. Đồng thời là điểm trụ trung tâm cho những động tác, cử động của cơ thể, đặc biệt là động tác gập duỗi. Ngoài ra, khớp háng còn hỗ trợ chống đỡ trọng lượng cơ thể và hấp thụ lực tác động lên cơ thể khi đứng hoặc chạy nhảy.
Thoái hóa khớp háng là gì?
Thoái hóa khớp háng là tình trạng lớp sụn bao phủ đầu xương dần bị mòn và loét theo thời gian, khiến cho các bề mặt xương cọ xát vào nhau, gây đau và hạn chế vận động. Để bù đắp cho sự mất mát của sụn, xương xung quanh khớp sẽ phát triển quá mức, tạo thành các gai xương. Đồng thời, lớp xương dưới sụn cũng bị tổn thương, trở nên xơ cứng và mất đi tính đàn hồi, màng bao quanh khớp và màng tiết dịch bôi trơn khớp cũng bị viêm nhiễm, gây ra thêm các triệu chứng đau nhức.
Thoái hóa khớp háng được phân chia thành 2 loại:
- Thoái hóa khớp háng nguyên phát thường gặp và không xác định được nguyên nhân cũng như yếu tố gây bệnh.
- Thoái hóa khớp thứ phát ít gặp hơn. Thường do các nguyên nhân bệnh chuyển hóa, chấn thương và các bất thường về giải phẫu.
Thoái hoá khớp háng có nguy hiểm không? (Ảnh minh họa internet)
Thoái hóa khớp háng có nguy hiểm không?
Khớp háng được che bởi nhiều lớp mô cơ và dây chằng bên ngoài nên những thương tổn ở bộ phận này thường khó nhận biết, đồng thời dễ nhầm lẫn với tổn thương thắt lưng hoặc xương chậu. Điều này khiến nhiều bệnh nhân điều trị không đúng bệnh, khiến quá trình thoái hóa khớp háng tiếp tục tiến triển và kéo theo hàng loạt biến chứng nguy hiểm như:
- Biến dạng khớp, gây khó khăn trong vận động, có nguy cơ tàn phế
- Nứt, gãy xương hông
- Teo cơ và dây chằng ở khu vực xung quanh khớp háng
- Chất lượng giấc ngủ không tốt, dẫn đến tinh thần cũng suy giảm, dễ lo âu, trầm cảm.
Triệu chứng bệnh lý thoái hóa khớp háng
Sau khi được giải đáp thắc mắc “Thoái hóa khớp háng có nguy hiểm không?”, bạn cũng nên biết các triệu chứng của bệnh lý này. Nắm rõ các triệu chứng sẽ giúp bạn phát hiện bệnh sớm và điều trị hiệu quả, tránh gặp phải biến chứng nặng nề. Dấu hiệu nhận biết thoái hóa khớp háng bao gồm:
Xuất hiện những cơn đau nhức
Người bệnh thoái hóa khớp háng đều có triệu chứng đau nhức. Cơn đau chủ yếu tập trung tại xung quanh vị trí khớp háng bị tổn thương, ở vùng bẹn, có thể lan xuống mông, đùi và thậm chí là khớp gối.
Đau tăng dần lên khi vận động đi bộ xa, làm việc nặng, giảm khi nghỉ. Nếu bệnh tiến triển đến viêm bao hoạt dịch, cơn đau có mức độ gia tăng khiến người bệnh không có giấc ngủ ngon.
Triệu chứng cứng khớp
Cứng khớp thường xuất hiện vào buổi sáng hoặc sau thời gian ngừng vận động. Cứng khớp thường ngắn dưới 10 phút. Khi triệu chứng này kéo dài, cần loại trừ các bệnh lý viêm khớp.
Hạn chế vận động
Hạn chế vận động của khớp háng được thể hiện bằng sự khó khăn trong vận động sinh hoạt hàng ngày. Thoái hóa khớp gây khó khăn khi bạn mặc quần, cúi người, áp sát bụng vào đùi trong các bài tập yoga. Hạn chế vận động khi bị thoái hóa khớp háng là do đau, tình trạng hẹp khe khớp, giảm cơ lực hoặc do tình trạng không ổn định của khớp háng.
Ở một số trường hợp, thoái hóa khớp háng khi vận động sẽ gây đau ở khớp gối và dọc đùi giống như bệnh lý cột sống và tổn thương thần kinh. Tuy nhiên, khi khám vận động ở khớp gối, cột sống, thần kinh đều bình thường, chỉ đau khi vận động khớp háng.
Thoái hoá khớp háng có nguy hiểm không? Triệu chứng đau khi vận động (Ảnh minh họa internet)
Điều trị thoái hóa khớp háng
“Thoái hóa khớp háng có nguy hiểm không? Có thể chữa khỏi được không?” là thắc mắc của nhiều người bệnh. Thực tế, bệnh thoái hóa khớp háng không thể chữa khỏi hoàn toàn. Thay vào đó, mục tiêu điều trị chủ yếu nhằm đạt được các mục đích sau:
- Kiểm soát tình trạng đau khớp háng dai dẳng
- Duy trì khả năng vận động và tự phục vụ bản thân của người bệnh
- Hạn chế tàn phế ở mức thấp nhất
- Cải thiện chất lượng cuộc sống của người bệnh
- Hạn chế độc tính cũng như tác dụng phụ của thuốc
Một số phương pháp điều trị thoái hóa khớp háng:
- Sử dụng các loại thuốc được chỉ định từ các bác sĩ. Người bệnh không nên tự ý sử dụng thuốc, đặc biệt là thuốc giảm đau
- Phẫu thuật thay thế khớp háng, thường được chỉ định trong các trường hợp bệnh làm hạn chế khả năng di chuyển, khả năng thực hiện các hoạt động thường ngày, các hỗ trợ từ thuốc kháng viêm, vật lý trị liệu hoặc dụng cụ hỗ trợ đi bộ vẫn không đủ để giảm đau…
Địa chỉ uy tín khám và điều trị thoái hóa khớp háng
Tại TP. Hồ Chí Minh, Bệnh viện Gia An 115 là bệnh viện đa chuyên khoa kỹ thuật cao, trong đó có khám và điều trị những tổn thương, rối loạn bệnh lý cơ - xương khớp, đặc biệt là thoái hóa khớp háng. Bệnh viện quy tụ đội ngũ chuyên gia, bác sĩ có trình độ chuyên môn cao với nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Nội Tổng quát - Lão khoa - Cơ xương khớp – Tim mạch… Đặc biệt, hệ thống trang thiết bị y tế hiện đại được nhập khẩu từ châu Âu, Hoa Kỳ hỗ trợ đắc lực cho các bác sĩ trong công tác chẩn đoán, điều trị tại Bệnh viện.
Cùng điểm qua các ưu điểm nổi bật khi đến khám và điều trị tại Bệnh viện Gia An 115:
- Sử dụng hệ thống máy móc hiện đại cho kết quả chẩn đoán chính xác. Đặc biệt có ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI) trong chẩn đoán hình ảnh.
- Hệ thống phòng mổ hiện đại, vô khuẩn, chuẩn quốc tế
- Hệ thống giường bệnh chất lượng cao
- Chi phí hợp lý
Bệnh viện Gia An 115 sở hữu hệ thống trang thiết bị hiện đại
Xem thêm: Gói khám sức khỏe tổng quát chuyên sâu ở Hồ Chí Minh
Phòng bệnh thoái hóa khớp háng tiến triển nặng
Cơn đau từ bệnh lý thoái hóa khớp háng theo thời gian sẽ ngày càng gia tăng. Để việc điều trị đạt kết quả tốt nhất và hạn chế tiến triển nặng, người bệnh nên:
Thay đổi thói quen sinh hoạt
Việc thay đổi thói quen sống lành mạnh sẽ góp phần làm chậm quá trình bào mòn sụn khớp. Dưới đây là các lời khuyên dành cho bạn:
- Thường xuyên luyện tập thể thao vừa sức để duy trì khả năng vận động cũng như tính linh hoạt của khớp. Đồng thời làm giảm thiểu nguy cơ biến chứng.
- Tập vật lý trị liệu nhằm tăng cường lưu thông máu đưa dưỡng chất đến khớp háng, duy trì và tăng cường tính linh hoạt của khớp. Ngoài ra còn giúp nâng cao sức mạnh của các mô cơ xung quanh khớp háng và cải thiện tư thế vận động của người bệnh.
- Kiểm soát cân nặng, duy trì trọng lượng cơ thể phù hợp để giảm bớt áp lực lên khớp háng, đồng thời làm chậm quá trình thoái hóa cũng như hạn chế rủi ro biến chứng xảy ra.
- Chế độ dinh dưỡng rất quan trọng để giúp bạn có một trọng lượng phù hợp với cơ thể. Hãy thiết lập một thực đơn ăn uống lành mạnh.
Hỗ trợ người bệnh thoái hóa khớp háng
Người bệnh có lớp sụn háng bị bào mòn rất cần sự giúp đỡ của người thân để tăng hiệu quả điều trị và phục hồi vận động. Thân nhân của người bệnh nên:
- Hiểu rõ về tình trạng của người bệnh để biết họ cần giúp đỡ gì. Chú ý khi giúp đỡ người bệnh trong quá trình vận động và tập vật lý trị liệu.
- Quan tâm, chăm sóc, cởi mở giúp tinh thần người bệnh ổn định.
- Hỗ trợ người bệnh uống thuốc đúng giờ, ăn đủ chất dinh dưỡng.
- Khuyến khích và cũng người bệnh tập luyện hàng ngày.
Dinh dưỡng hợp lý cải thiện triệu chứng thoái hóa khớp háng (Ảnh minh họa internet)
“Thoái hóa khớp háng có nguy hiểm không?” Vấn đề này đã được giải đáp chi tiết trong bài viết. Thoái hóa khớp háng thường gặp ở những người trên 40 tuổi, đặc biệt là những người thường xuyên phải làm việc nặng. Khi có biểu hiện cảnh báo bệnh, bạn nên đi khám để được chẩn đoán và kịp thời điều trị, hạn chế biến chứng tàn phế.
Xem ngay: Chủ nhật có khám tổng quát không? Thông tin chi tiết nhất