Hotline: 1800 9045

Thủng màng nhĩ phải làm sao? Khuyến cáo xử lý tránh biến chứng nguy hiểm

Thủng màng nhĩ phải làm sao? Đây là một tình trạng thường gặp trong chuyên ngành tai mũi họng. Tình trạng này có thể chữa khỏi và bảo tồn được chức năng của màng nhĩ nếu được điều trị đúng cách. Vì vậy, người bệnh gặp tình trạng này đừng quá lo lắng mà hãy tham khảo các thông tin như nguyên nhân, cách nhận biết và hướng dẫn cách xử lý được chia sẻ trong bài viết dưới đây.

Thùng màng nhĩ là như thế nào?

Màng nhĩ là cơ quan ngăn cách giữa ống tai ngoài và hệ thống tai giữa, có vai trò quan trọng trong việc truyền âm thanh từ môi trường bên ngoài vào tai giữa và giúp bảo vệ các cấu trúc bên trong. Khi màng nhĩ bị thủng, người bệnh sẽ trải qua nhiều triệu chứng khó chịu và có thể bị ảnh hưởng nghiêm trọng đến khả năng nghe. Tình trạng này xảy ra khi có một lỗ thủng hoặc vết rách trên màng nhĩ, tạo ra lỗ thông thương giữa ống tai ngoài và hệ thống tai giữa.

Vậy nguyên nhân gây thủng màng nhĩ là gì? Thủng màng nhĩ phải làm sao? Thông tin sẽ được cung cấp trong các phần bên dưới đây.

Thủng màng nhĩ phải làm sao?

Thủng màng nhĩ phải làm sao? (Ảnh minh họa internet)

Nguyên nhân gây thủng màng nhĩ

Màng nhĩ có hai chức năng quan trọng đến với thính giác. Cụ thể:

  • Giúp chúng ta có thể nghe được âm thanh. Màng nhĩ có chức năng dẫn truyền âm thanh, khuếch đại âm thanh, có vai trò rất quan trọng quyết định thính lực của một người
  • Bảo vệ tai giữa phòng tránh khỏi có tác nhân bên ngoài môi trường và vi khuẩn.

Thủng màng nhĩ sẽ gây nhiều ảnh hưởng đến thính giác. Một số nguyên nhân gây thủng màng nhĩ bao gồm:

Chấn thương

  • Chấn thương trực tiếp: Dị vật như tăm bông, vật nhọn... có thể rơi vào trong tai khi chúng ta vệ sinh tai không đúng cách. Những dị vật sắc nhọn này có thể đâm vào gây thủng màng nhĩ.
  • Chấn thương gián tiếp: Do sự thay đổi áp lực giữa tai ngoài và tai giữa quá lớn, làm màng nhĩ không chịu được và bị thủng. Các trường hợp thường gặp như bị đi máy bay, lặn sâu, bắn súng, nổ bom, bị tát tai…
  • Chấn thương đầu nặng: Do tai nạn giao thông, ngã, đánh nhau… gây vỡ xương sọ, làm tổn thương đến cấu trúc của tai giữa và tai trong, bao gồm cả màng nhĩ.

Các bệnh lý viêm nhiễm gây thủng màng nhĩ

Viêm tai giữa cấp do vi khuẩn hoặc virus xâm nhập sẽ gây nhiễm trùng dẫn đến sự tích tụ các chất dịch trong tai giữa. Áp lực từ những chất lỏng có thể gây rách màng nhĩ.

Viêm tai giữa mạn tính tiến triển từ giai đoạn cấp tính không được điều trị khỏi dẫn đến viêm nhiễm kéo dài và tiêu hóa màng nhĩ. Từ đó, trên bề mặt màng nhĩ xuất hiện các vết rách và khó có thể lành lại.

Âm thanh lớn có thể gây thủng màng nhĩ

Âm thanh lớn có thể gây thủng màng nhĩ (Ảnh minh họa internet)

Xem ngay: Gói khám sức khỏe tổng quát tại Bệnh viện Gia An 115

Nhận biết triệu chứng thủng màng nhĩ

Một số dấu hiệu bạn có thể bị thủng màng nhĩ bao gồm:

  • Thủng màng nhĩ đột ngột: Có cảm giác đau nhói trong tai, ù tai, chảy máu tai, chóng mặt, buồn nôn, nôn và có thể dẫn đến mất thính lực.
  • Thủng đơn thuần sẽ điếc nhẹ, giảm khả năng nghe
  • Thủng màng nhĩ do viêm tai giữa cấp sẽ xuất hiện các triệu chứng sốt, ăn uống kém kèm đau nhức tai, ù tai hoặc nghe kém. Khi màng nhĩ thủng, mủ thoát ra ngoài ống tai thì các triệu chứng sẽ giảm. 

Thủng màng nhĩ gây đau tai, ù tai

Thủng màng nhĩ gây đau tai, ù tai (Ảnh minh họa internet)

Bị thủng màng nhĩ phải làm sao?

Thủng màng nhĩ có nhiễm trùng lâu ngày sẽ gây viêm xương chũm làm giảm sức nghe nghiêm trọng. Bên cạnh đó, tình trạng này gây ra những biến chứng nặng hơn do ổ viêm lan tỏa đến các vùng lân cận như: viêm màng não, áp xe não, viêm xoang tĩnh mạch bên, liệt mặt...

Vì vậy, khi nghi ngờ thủng màng nhĩ, điều quan trọng cần làm là:

  • Bình tĩnh và xác định nguyên nhân gây thủng màng nhĩ, đặc biệt là các trường hợp bị chấn thương nặng.
  • Đến các cơ sở y tế để được kiểm tra và xác định mức độ nghiêm trọng từ bác sĩ.
  • Nhanh chóng thăm khám và phối hợp với bác để điều trị, đặc biệt là trong trường hợp cần can thiệp ngoại khoa.
  • Không nên tự ý mua thuốc và điều trị tại nhà khi có dấu hiệu thủng màng nhĩ.
  • Khi tai bị chảy máu nhiều, hãy hạn chế di chuyển mạnh và nhờ người thân giúp đỡ đến những cơ sở y tế gần nhất.

Thủng màng nhĩ có thể gây nhiễm trùng tai và nhiều biến chứng nguy hiểm khác. Vì vậy, người bệnh không nên chủ quan mà cần thực hiện những khuyến cáo trên ngay khi nhận biết được triệu chứng thủng màng nhĩ. 

Một số trường hợp cần can thiệp ngoại khoa khi bị thủng màng nhĩ, do đó người bệnh nên đi khám để được chẩn đoán, điều trị

Một số trường hợp cần can thiệp ngoại khoa khi bị thủng màng nhĩ, do đó người bệnh nên đi khám để được chẩn đoán, điều trị (Ảnh minh họa)

Các kiểm tra chẩn đoán thủng màng nhĩ

Để chẩn đoán thủng màng nhĩ, bệnh nhân cần thực hiện một số chỉ định như:

  • Xét nghiệm: Kiểm tra nếu có máu chảy từ tai để phát hiện phản ứng viêm và tìm ra nguyên nhân là các loại virus và vi khuẩn.
  • Đánh giá thính lực: Dĩa tuning hai hướng là dụng cụ kim loại phát ra âm có tần số đặc hiệu khi được gõ nhẹ hoặc kẹp hai nhánh của nó lại rồi thả ra. Kiểm tra đơn giản với hoạt động điều chỉnh âm lượng của dĩa tuning khi tiếp xúc với tai giúp bác sĩ xác định được mức độ mất thính lực của người bệnh.
  • Nội soi tai: giúp đánh giá được mức độ thủng màng nhĩ, dựa vào đó bác sĩ sẽ xác định được phác đồ điều trị.
  • Chụp CT: Xác định khu vực trong tai có bị tổn thương hay không, thường liên quan đến việc người bệnh có triệu chứng chóng mặt, quay cuồng, buồn nôn, nôn…

Thủng màng nhĩ điều trị như thế nào?

Hầu hết các vết thủng màng nhĩ nhỏ có thể tự khỏi trong vòng vài tuần và chỉ cần điều trị nội khoa, vệ sinh tai đúng cách để ngăn ngừa nhiễm trùng. Lỗ thủng màng nhĩ do chấn thương thường tự lành mà không cần can thiệp y tế. Tuy nhiên, nếu vết thủng màng nhĩ không hồi phục hoặc mức độ quá nặng bạn cần can thiệp phẫu thuật để bảo toàn chức năng nghe.

Phẫu thuật tạo hình màng nhĩ được thực hiện tại bệnh viện và bệnh nhân sẽ được gây mê toàn thân. Quy trình sẽ được thực hiện gồm các bước sau:

  • Trước tiên, bác sĩ phẫu thuật sẽ thực hiện rạch một vết nhỏ ngay trước hoặc sau tai của bệnh nhân để lấy một mảnh mô nhỏ dưới da.
  • Sử dụng một dụng cụ phẫu thuật nhỏ chuyên dụng để vá lỗ thủng trên màng nhĩ của bệnh nhân bằng chính mảnh mô vừa được lấy ra.
  • Tiếp theo sẽ dùng gạc y tế băng bó vào tai bệnh nhân để giữ miếng vá cố định, đồng thời có tác dụng ngăn ngừa nước và các loại vi trùng xâm nhập.
  • Vết rạch trên da sẽ được khâu lại tỉ mỉ.

Phẫu thuật tạo hình màng nhĩ diễn ra trong thời gian ngắn khoảng 60-90 phút, ít xâm lấn. Bạn có thể sinh hoạt bình thường sau khoảng 2-3 ngày thực hiện phẫu thuật.

Xem ngay: Bác sĩ chia sẻ chi tiết về khám sức khỏe tiền hôn nhân

Thắc mắc “Thủng màng nhĩ phải làm sao?” đã được giải đáp chi tiết trong bài viết. Các bác sĩ khuyên rằng, việc đầu tiên bạn nên làm khi phát hiện màng nhĩ bị thủng là đến ngay cơ sở y tế để được khám và điều trị kịp thời. Tùy vào tình trạng bệnh lý, bác sĩ sẽ tư vấn phác đồ điều trị thích hợp và giúp bạn sớm lấy lại thính lực.

Đặt lịch khám ngay, Chúng tôi sẽ liên hệ hỗ trợ bạn!

Vui lòng điền thông tin đặt lịch khám để được phục vụ tốt nhất và rút ngắn thời gian khám bệnh!

028 62 885 886