Tìm hiểu về ngộ độc Acetaminophen
Acetaminophen là một trong những tên thuốc quen thuộc có trong rất nhiều sản phẩm được bán không cần đơn thuốc. Các sản phẩm lưu hành bao gồm nhiều dạng bào chế, hàm lượng, cũng như hợp chất khác nhau dành cho cả trẻ em và người lớn. Vì vậy, quá liều khi sử dụng Acetaminophen là rất thường gặp.
Để quá liều, tổng liều ≥ 150 mg/kg (khoảng 7,5g – 10g ở người lớn) trong vòng 24 giờ.
Tìm hiểu về ngộ độc Acetaminophen
1. Cơ chế hoạt động:
Acetaminophen khi uống vào cơ thể sẽ được chuyển hóa qua gan, tạo ra hoạt chất N-acetyl-p-benzoquinone imine (NAPQI). Hoạt chất này được chuyển hóa bởi enzyme P450 và được giải độc chất bởi glutathione. Ngộ độc acetaminophen đồng nghĩa với sự suy giảm glutathione do giải độc NAPQI, nhưng vì hàm lượng quá lớn, hoạt chất này tích tụ, làm hoại tử gan và có thể gây tổn thương đến các bộ phận khác như dạ dày, tụy, đường ruột, và ở liều cao có thể ảnh hưởng đến thận.
Một số yếu tố ảnh hưởng đến mức độ nặng/nhẹ của ngộ độc Acetaminophen là người bệnh có lịch sử sử dụng rượu trong thời gian dài, sử dụng rượu hoặc uống thuốc làm tăng hàm lượng acetaminophen trong máu, bệnh nền liên quan đến gan, người lớn tuổi và người suy dinh dưỡng.
2. Dấu hiệu và các giai đoạn ngộ độc Acetaminophen:
Biểu hiện ban đầu của ngộ độc thường không rõ ràng, người bệnh có thể không cảm thấy gì hoặc cảm thấy như bị cúm. Tuy nhiên, các dấu hiệu ngộ độc nên được nhận biết sớm để giảm thiểu biến chứng và tử vong sau này. Các dấu hiệu của 4 giai đoạn ngộ độc Acetaminophen được liệt kê như sau:
Ngộ độc Acetaminophen - Chấn thương; Ngộ độc - Cẩm nang MSD - Phiên bản dành cho chuyên gia (msdmanuals.com)
3. Chẩn đoán:
Khi người bệnh sử dụng quá liều acetaminophen, các thông tin liên quan đến thuốc phải được ghi nhận như thông tin người dùng, thông tin thuốc, thời gian dùng, liều dùng, và các bệnh nền liên quan.
- Đối với người lớn khỏe mạnh và ngộ độc acetaminophen cấp thì chỉ cần thu thập hàm lượng acetaminophen trong máu để quyết định lộ trình điều trị - sử dụng biểu đồ Rumack-Matthew.
- Ở bệnh nhân có nồng độ acetaminophen trên vạch điều trị trong biểu đồ, mức Alanine Aminotransferase (ALT) và aspartate transaminase (AST) nên được phân tích và xác định.
- Một số xét nghiệm bất thường như thời gian prothrombin (PT) hoặc INR, bilirubin, phosphate, lactate và pH có liên quan đến người bệnh có tiên lượng xấu cần được đánh giá. Khi có những bất thường như vậy, hội chẩn là cần thiết.
4. Điều trị ngộ độc Acetaminophen:
Để loại bỏ độc tố, việc xử trí bao gồm giải độc, loại bỏ chất gây độc, và tăng thải trừ. Có 2 cách để loại bỏ ngộ độc của acetaminophen như:
- Sử dụng than hoạt tính (nếu thuốc vẫn còn trong đường tiêu hóa),
- Sử dụng N-acetylcystein (NAC) đường truyền hoặc đường uống.
a. Khử nhiễm dạ dày / Phòng ngừa hấp thụ
Than hoạt tính làm giảm nồng độ đỉnh trong huyết thanh của acetaminophen. Điều này có thể làm giảm mức độ acetaminophen trong 4 giờ và do đó làm giảm số lượng bệnh nhân cần điều trị với acetylcysteine. Than hoạt tính có thể được uống ngay lập tức sau khi quá liều, đặc biệt là trong trường hợp quá liều thuốc hỗn hợp. Hiệu quả của than hoạt tính sau 2 giờ quá liều sẽ bị hạn chế nên chỉ có thể sử dụng trong một số trường hợp kịp thời.
Than hoạt tính được khuyến cáo sử dụng với 1g/kg (tối đa 50g/liều) cho tất cả bệnh nhân phát hiện trong vòng 4 giờ sau khi uống acetaminophen.
b. Loại bỏ chất gây độc
N-acetylcysteine được dùng làm thuốc long đờm và giải độc trong trường hợp quá liều acetaminophen. Acetylcysteine được sử dụng để bảo vệ chống lại quá liều bằng cách duy trì hoặc phục hồi mức glutathione ở gan. Trong trường hợp quá liều, acetylcysteine được chuyển thành cysteine, chất này kích thích gan tổng hợp glutathione và do đó acetylcysteine có thể bảo vệ gan. Thuốc có hiệu quả nhất nếu được dùng trong vòng 8 giờ kể từ khi uống acetaminophen. Sau 24 giờ, lợi ích của thuốc giải độc là không rõ ràng, tuy nhiên vẫn nên dùng.
N-Acetylcystein có hiệu quả tương đương giữa đường truyền tĩnh mạch và đường uống. Đường truyền tĩnh mạch nên sử dụng dung dịch tiêm truyền glucose 5%, có thể thay thế bằng natri clorid 0,9% trong trường hợp không sử dụng được glucose 5%.
Liều dùng đường truyền:
Tổng liều sử dụng được truyền 3 giai đoạn (3 lần truyền), trong 21 giờ.
- Giai đoạn 1 (lần truyền thứ 1): Liều sử dụng acetylcystein khoảng 150 mg/kg thể trọng trong 200 ml và truyền trong 1 giờ.
- Giai đoạn 2 (lần truyền thứ 2): Liều sử dụng acetylcystein khoảng 50 mg/kg thể trọng trong 500 ml và truyền trong 4 giờ tiếp theo.
- Giai đoạn 3 (lần truyền thứ 3): Liều sử dụng acetylcystein khoảng 100 mg/kg thể trọng trong 1L và truyền trong 16 giờ tiếp theo.
Khi kết thúc truyền acetylcysteine (18-20 giờ), tiếp tục truyền sau mỗi 12 đến 24 giờ cho đến khi bệnh nhân hồi phục. Nếu ALT hoặc AST vẫn tăng hoặc nồng độ acetaminophen là >10 mcg /mL, nên tiếp tục truyền acetylcystein cho đến khi bệnh nhân cải thiện rõ ràng. Điểm cuối hợp lý là ALT <50% và giá trị đỉnh INR <2,0* và mức acetaminophen <10 mcg/ml.
Liều dùng đường uống:
Liều uống: 140 mg/kg kèm theo 17 liều bổ sung là 70 mg/kg mỗi 4 giờ.
Acetylcysteine không dễ uống và khuyến cáo nên được pha loãng với tỉ lệ 1: 4 trong nước giải khát có ga hoặc nước trái cây. Nếu xảy ra tình trạng nôn, có thể sử dụng thuốc chống nôn; nếu nôn xảy ra trong vòng 1 giờ từ lúc uống, cần uống liều lặp lại.
Bệnh viện Gia An 115 là bệnh viện đa khoa tập trung vào các chuyên khoa sâu: Tim mạch, Hô hấp, Thần kinh, Ung bướu, Nội tiết, Tiêu hóa, Thận - Tiết niệu, Lọc máu - Thay huyết tương, Chấn thương chỉnh hình, Vật lý trị liệu - Phục hồi chức năng.
Bệnh viện tọa lạc tại khu vực cửa ngõ miền Tây, là nơi ứng dụng các phương pháp chẩn đoán và điều trị hiện đại, mang đến cho cộng đồng một dịch vụ y tế chuẩn mực cao.
Bệnh viện thực hiện nhiều kỹ thuật cao như can thiệp tim mạch và bệnh lý mạch máu não, điều trị ung thư với kỹ thuật tiên tiến, phẫu thuật nội soi, can thiệp xâm lấn tối thiểu bệnh lý Gan - Mật - Tụy, chấn thương chỉnh hình, siêu lọc máu… đồng thời không ngừng nâng cao chất lượng dịch vụ để mang đến sự hài lòng cao nhất cho bệnh nhân và người thân.
Bệnh viện đã thông tuyến Bảo hiểm y tế, tất cả thẻ BHYT không phân biệt nơi khám chữa bệnh ban đầu đều được hưởng đúng tuyến trong mọi trường hợp khám bệnh ngoại trú và điều trị nội trú.
Địa chỉ: Số 05, Đường 17A, Khu phố 11, P. Bình Trị Đông B, Q. Bình Tân, TP. HCM
Tổng đài tư vấn: (028) 62 885 886 - 0898 333 115
Cấp cứu: (028) 62 655 115