Hotline: 1800 9045

Tư thế nằm ngủ cho người vẹo cột sống, hỗ trợ cải thiện tình trạng bệnh

Tư thế nằm ngủ cho người vẹo cột sống cần được chú ý để giảm thiểu áp lực lên cột sống, hạn chế tình trạng đau nhức khi thức dậy. Đồng thời, ngủ đúng tư thế cũng sẽ góp phần giảm thiểu triệu chứng của bệnh, cải thiện vấn đề cong vẹo cột sống.

Vẹo cột sống là gì?           

Vẹo cột sống là tình trạng tình trạng cong của cột sống sang phía bên của trục cơ thể và vẹo của các thân đốt sống theo trục của mặt phẳng ngang. Tình trạng này có thể bắt nguồn từ những dị tật bẩm sinh hoặc trong xảy ra quá trình phát triển và trưởng thành. Tùy vào mức độ cong vẹo của cột sống sẽ có các phương án điều trị thích hợp: không phẫu thuật hoặc can thiệp phẫu thuật chỉnh hình.

Không phải tất cả các bệnh nhân có vẹo cột sống đều phải điều trị. Ở mức độ nhẹ, người bệnh có thể được theo dõi tình trạng, hướng dẫn thực hiện các bài tập phù hợp để cải thiện tìng trạng. Trong quá trình này, các tư thế đi, đứng, ngồi và nằm hoặc tập luyện là vấn đề quan trọng hàng đầu cần lưu ý. Do đó, áp dụng đúng tư thế nằm ngủ cho người vẹo cột sống là điều cần thiết.

Tình trạng vẹo cột sống ở trẻ nhỏ do bẩm sinh

Tình trạng vẹo cột sống ở trẻ nhỏ do bẩm sinh (Ảnh minh họa internet)

Nguyên nhân gây vẹo cột sống

Vẹo cột sống có thể không gây ra đau đớn nhưng sẽ có tác động tiêu cực đến sự thoái hóa cột sống. Tình trạng sẽ trở nên phức tạp hơn khi tuổi càng cao. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến vẹo cột sống, trong đó, nhiều trường hợp không thể xác định nguyên nhân cụ thể. Một số nguyên nhân có thể kể đến như:

  • Vẹo cột sống bẩm sinh: Vấn đề này thường xảy ra ở trẻ em, có các phát triển bất thường ở cột sống ngay từ trong quá trình thai kỳ, do mẹ tiếp xúc hóa chất, thai nhi bị chèn ép hoặc bị tác động mạnh…
  • Các bệnh về hệ thần kinh, cơ xương khớp: Bại não, teo cơ, còi xương… là những căn bệnh có thể gây ra các tác động tiêu cực đến chức năng và sự phát triển của cơ xương khớp.
  • Vẹo cột sống do thoái hóa ở người lớn tuổi: Độ tuổi càng cao, mức độ lão hóa xương càng tăng. Đây có thể là nguyên nhân gây ra vẹo cột sống ở người cao tuổi.
  • Vẹo cột sống ở trẻ em do đi đứng quá sớm, sai tư thế ngồi: Hệ thống xương khớp của trẻ nhỏ chưa hoàn thiện, bất cứ tác động mạnh nào cũng có thể ảnh hưởng đến chức năng của cột sống. Bên cạnh đó là thói quen ngồi sai tư thế, ngồi không thẳng lưng, hình thành tật vẹo cột sống.

Cong vẹo cột sống do sai tư thế ngồi

Cong vẹo cột sống do sai tư thế ngồi (Ảnh minh họa internet)

Xem thêm: Gói khám sức khỏe tổng quát tại Bệnh viện Gia An 115

Phân loại vẹo cột sống theo hình dáng

Hình dáng vẹo cột sống thường gặp là vẹo cột sống hình chữ C và hình chữ S. Theo đó, vẹo cột sống hình chữ C là tình trạng cong vẹo sang một bên, tạo thành hình vòng cung giống chữ C trên mặt phẳng trán.

Vẹo cột sống hình chữ S hay còn gọi là vẹo cột sống kép, có đường cong ở phần ngực và cong ở phần thắt lưng. Người vẹo cột sống C nếu không can thiệp khắc phục triệu chứng sẽ nhanh chóng phát triển thành vẹo cột sống S.

Phân loại vẹo cột sống theo hình dáng

Phân loại vẹo cột sống theo hình dáng (Ảnh minh họa internet)

Điều trị vẹo cột sống

Trong điều trị vẹo cột sống, một điều cần phải hiểu rõ chính là không thể chữa trị dứt điểm trong một thời gian ngắn. Sự kiên trì trong vật lý trị liệu - phục hồi chức năng sẽ góp phần nâng cao hiệu quả điều trị. Ngoài ra, người bệnh cần tuân thủ theo lộ trình điều trị của bác sĩ.

Trên thực tế, không nhiều các ca vẹo cột sống được điều trị bằng cách phẫu thuật. Phẫu thuật chỉnh hình thường được áp dụng cho các trường hợp vẹo cột sống lớn hơn 50 độ, phẫu thuật nhằm phòng ngừa suy hô hấp, các trường hợp điều trị bằng áo nẹp chỉnh hình không có kết quả, vẹo cột sống ảnh hưởng nhiều đến thẩm mỹ của người bệnh.

Tư thế nằm ngủ cho người vẹo cột sống

Tư thế nằm ngủ cho người vẹo cột sống phù hợp có thể mang lại nhiều lợi ích, không chỉ cải thiện vấn đề cong vẹo cột sống mà còn góp phần tạo nên giấc ngủ ngon. Dưới đây là 3 dáng ngủ người vẹo cột sống nên áp dụng ngay từ hôm nay:

  • Tư thế nằm ngửa: Nằm ngửa là tư thế ngủ cơ bản nhất và cũng mang lại hiệu quả tích cực nhất đối với việc cải thiện vấn đề vẹo xương sống bằng cách điều chỉnh tư thế ngủ. Khi nằm ngửa, trọng lực cơ thể được phân bổ đều trên toàn bộ cơ thể, giảm thiểu áp lực lên cột sống. Từ đó giúp phục hồi tình trạng cong vẹo, ngăn chặn triệu chứng trở nên nặng hơn.
  • Nằm nghiêng: là một tư thế nằm ngủ cho người vẹo cột sống phù hợp. Tuy nhiên, để duy trì đúng tư thế này, người bệnh lưu ý rằng toàn bộ cơ thể vẫn nằm trên phương thẳng, tránh nằm co gối.
  • Nằm ngửa ngả lưng: Tư thế này áp dụng cho những giấc ngủ ngắn, nghỉ ngơi giữa trưa hoặc thay đổi tư thế khi đã nằm ngửa quá lâu. Với tư thế này, người bệnh giảm bớt cảm giác nhức mỏi xương khớp, tạo sự thoải mái khi có thể điều chỉnh tư thế linh hoạt.

Trên thực tế, tư thế nằm ngủ cho người vẹo cột sống nên được áp dụng linh hoạt. Bởi lẽ, người bệnh không thể duy trì lâu ở một dáng ngủ. Điều này sẽ khiến cơ thể bị mỏi, tê.

Nằm ngửa là tư thế nằm ngủ tốt cho người vẹo cột sống

Nằm ngửa là tư thế nằm ngủ tốt cho người vẹo cột sống (Ảnh minh họa internet)

Tư thế nằm ngủ nên hạn chế để tránh làm tình trạng bệnh nặng hơn

Nằm sấp, tư thế bào thai hoặc vắt chéo chân là những tư thế không phù hợp với người vẹo cột sống. Những kiểu này làm hạn chế lưu thông máu cũng như gây thêm áp lực cho vùng cột sống. Nằm sấp gây khó khăn cho hô hấp, khớp đầu và cổ có thể bị vẹo, vai và lưng đau nhức và đặc biệt cột sống sẽ phải chịu áp lực lớn.

Nằm vắt chéo chân sẽ hạn chế lưu thông máu, cột sống phải gồng căng lên để giữ thăng bằng. Tư thế bào thai, nằm cong người quá lâu sẽ làm cứng cơ khớp khi thức dậy, gây đau nhức bởi xương khớp kém đàn hồi. 

Nằm sấp không phải là gợi ý tư thế nằm ngủ cho người vẹo cột sống

Nằm sấp không phải là gợi ý tư thế nằm ngủ cho người vẹo cột sống (Ảnh minh họa internet)

5 điều nên lưu ý để có lợi cho cột sống

Để có giấc ngủ ngon, ngoài tư thế nằm ngủ cho người vẹo cột sống phù hợp, người bệnh cần lưu ý đến một số vấn đề như:

  • Dùng nệm ngủ không quá cứng, chất liệu vải mềm, thấm hút mồ hôi tốt, kích thước đủ rộng. Ưu tiên những loại nệm cao su non, có độ nhún vừa phải.
  • Sử dụng gối mềm để kê lưng hoặc đặt giữa hai đầu gối khi nằm nghiêng để tạo cảm giác thoải mái hơn.
  • Áp dụng nhiều tư thế nằm ngủ, tránh nằm lâu ở một tư thế sẽ gây ra cảm giác tê cứng khớp, chèn ép dây thần kinh.
  • Không gian ngủ cần thoáng mát, yên tĩnh, nhiệt độ phù hợp, không quá nóng và không quá lạnh.
  • Có thể sử dụng dây đeo lưng theo hướng dẫn của bác sĩ để hỗ trợ điều chỉnh cột sống khi ngủ.

Xem ngay: Khám sức khỏe tổng quát bao nhiêu tiền?

Tư thế nằm ngủ cho người vẹo cột sống phù hợp sẽ mang lại hiệu quả tích cực trong quá trình điều trị và cải thiện triệu chứng. Ngoài ra, một tư thế đúng cũng sẽ góp phần giúp bạn có được giấc ngủ ngon, ngủ sâu, cơ thể thoải mái và tỉnh táo vào buổi sáng hôm sau. Bạn hãy áp dụng ngay những gợi ý trên đây để có một giấc ngủ ngon cũng như hạn chế các vấn đề xương khớp nhé!

Đặt lịch khám ngay, Chúng tôi sẽ liên hệ hỗ trợ bạn!

Vui lòng điền thông tin đặt lịch khám để được phục vụ tốt nhất và rút ngắn thời gian khám bệnh!

028 62 885 886