Viêm xoang khạc đờm ra máu có nguy hiểm không? Nguyên nhân, cách điều trị
Viêm xoang vốn ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe, chất lượng sống của người bệnh. Nhưng một số bệnh nhân còn gặp phải tình trạng viêm xoang khạc đờm ra máu. Vậy đây có phải là dấu hiệu, biến chứng nguy hiểm của bệnh không, bạn có thể tìm hiểu điều đó thông qua bài viết dưới đây.
Viêm xoang khạc đờm ra máu là gì?
Viêm xoang khạc đờm ra máu là tình trạng người bệnh bị viêm xoang với tổn thương, vỡ ở mạch máu phía trước và sau mũi. Khi đó, máu từ một hoặc 2 lỗ mũi sẽ chảy ra phía trước hoặc chảy xuống lẫn vào trong đờm ở các lỗ xoang. Sau đó, đờm có máu đi xuống họng nên khi người bệnh ho khạc thấy lẫn máu trong đờm.
Tình trạng này thường đi kèm với các triệu chứng như nghẹt mũi, chảy dịch mũi, đau đầu, mệt mỏi... Những biểu hiện này còn bị ảnh hưởng bởi vị trí mạch máu bị tổn thương, vỡ, cụ thể như sau:
- Chảy máu mũi trước: Đây là phần trước của mũi, gồm vách ngăn chứa nhiều mạch máu, trong đó có điểm mạch Kisselbach. Khi những mạch máu ở khu vực này bị vỡ gây ra chảy máu nhưng lượng ít. Người bệnh sẽ thấy chảy máu cam không nghiêm trọng và một ít máu lẫn trong đờm.
- Chảy máu mũi sau: Phần sâu bên trong mũi chứa nhiều mạch máu lớn nên khi có tổn thương, lượng máu chảy ra nhiều. Người bệnh sẽ gặp triệu chứng chảy máu cam, đau đầu dữ đội, đờm khạc ra đờm lẫn nhiều máu.
Viêm xoang có đờm lẫn máu do tổn thương mạch máu tại mũi (Ảnh minh họa internet)
Nguyên nhân gây viêm xoang khạc đờm ra máu
Các mạch máu trong mũi rất mỏng manh nên dễ bị vỡ chỉ bởi các tác động nhỏ. Đặc biệt, khi bị viêm xoang, các mạch máu này lại căng ra nên nguy cơ vỡ rất cao. Một số nguyên nhân dẫn tới trình trạng này bao gồm:
- Xì mũi quá mạnh, thường xuyên: Việc sử dụng lực mạnh để xì mũi có thể làm tổn thương, vỡ các mao mạch.
- Sử dụng thuốc xịt mũi: Việc sử dụng quá nhiều thuốc xịt mũi có thể khiến niêm mạc mỏng hơn hoặc xịt quá mạnh gây xung huyết. Sau đó, chỉ cần một tác động nhẹ như hắt hơi, xì mũi thì cũng khiến mạch máu bị vỡ.
- Tiếp xúc với chất gây dị ứng: Khi tiếp xúc với dị nguyên như phấn hoa, nấm mốc, lông động vật, hóa chất, sẽ làm tình trạng xoang trở lên nặng hơn. Khi đó, niêm mạc mũi bị sưng, kéo giãn các mao mạch gây chảy máu.
- Sử dụng rượu, thuốc lá: Rượu có thể làm vỡ các mao mạch trong khi thuốc gây nghẹt mũi khiến người bệnh phải xì nhiều hơn. Những điều này làm tăng nguy cơ vỡ mạch máu gây viêm xoang khạc đờm ra máu.
- Ngoáy mũi: Người bệnh thường có xu hướng cạy, ngoáy gỉ mũi khi các chất nhầy bị cứng. Hành động này trực tiếp tác động lên niêm mạc và các mạch máu, gây tổn thương.
Ngoáy mũi gây tổn thương niêm mạc, mạch máu (Ảnh minh họa internet)
Xem thêm: Dịch vụ khám sức khỏe tổng quát tại Bệnh viện Gia An 115
Viêm xoang khạc đờm ra máu có nguy hiểm không, khi nào cần đi khám?
Nhiều trường hợp viêm xoang khạc đờm ra máu do hậu quả của việc ngoáy, xì mũi. Khi đó máu trong mũi lẫn vào đờm, theo xuống họng rồi được khạc ra ngoài. Tình trạng này thường không quá nghiêm trọng, ít gây hại nên bạn không cần quá lo lắng.
Tuy nhiên, không phải lúc nào trình trạng khạc đờm ra máu cũng liên quan đến bệnh viêm xoang. Đó có thể là dấu hiệu cảnh báo một bệnh lý khác hoặc viêm nhiễm, u vùng tai mũi họng.
Vì thế, nếu người bệnh có khạc đờm ra máu nhiều, đỏ tươi kèm mệt mỏi, chóng mặt, đau đầu thì cần sớm đến cơ sở y tế để được thăm khám. Kể cả khạc đờm ra máu ít nhưng trong thời gian dài hay tần suất nhiều thì bạn cũng cần đến gặp bác sĩ để được kiểm tra, tránh những biến chứng nguy hiểm.
Viêm xoang có đờm lẫn máu thường ít nguy hiểm (Ảnh minh họa internet)
Một số biến chứng khi có tình trạng viêm xoang khạc đờm ra máu
Tình trạng viêm xoang có đờm lẫn máu xuất phát từ các tổn thương tại mỏ xoang bên trong mũi. Đây cũng là khu vực có chung đường viền, gần với các mô quanh mắt, não, các dây thần kinh và mạch máu chính. Nếu không được điều trị, xử lý sớm, nhiễm trùng xoang có thể lan rộng gây biến chứng:
- Nhiễm khuẩn mắt: Biến chứng này dễ gặp ở trẻ em do khe hở giữa xoang và hốc mắt chưa đóng lại. Khi đó nhiễm trùng lan đến mô quanh mắt, gây sưng húp, không thể nhắm lại. Nghiêm trọng hơn mắt có thể bị tổn thương vĩnh viễn, giảm thị lực.
- Nhiễm khuẩn não: Khi nhiễm trùng lan đến não sẽ gây ra các triệu chứng như co giật, tổn thương não, thậm chí tử vong. Viêm màng não do vi khuẩn có thể gây áp xe, mất thính lực, đột quỵ hay tổn thương não vĩnh viễn.
- Nhiễm khuẩn xương: Nhiễm trùng từ viêm xoang có thể lan đến xương. Khi đó, việc điều trị rất khó khăn, thường cần kháng sinh tiêm tĩnh mạch kéo dài.
- U nhầy xoang: Việc bị viêm xoang khạc đờm ra máu kéo dài có thể làm thay đổi chức năng bình thường của mũi, tạo u nhầy xoang.
- Làm nặng bệnh hen suyễn: Do xoang ảnh hưởng lên hô hấp nên có thể khiến bệnh hen suyễn nặng hơn.
Biến chứng khiến tình trạng hen suyễn nặng hơn (Ảnh minh họa internet)
Các phương pháp điều trị viêm xoang khạc đờm ra máu
Nếu tình trạng này gây ra bởi viêm xoang kèm tổn thương mạch máu thì người bệnh thường được chỉ định các phương pháp điều trị như:
- Sử dụng kháng sinh: Các thuốc kháng sinh sẽ được chỉ định để điều trị nhiễm trùng xoang do vi khuẩn. Thường phải mất 3 - 28 ngày để các xoang hồi phục và tình trạng từ từ được giảm nhẹ.
- Thuốc xịt thông mũi: Khi mạch máu trong mũi bị vỡ, bác sĩ có thể chỉ định thuốc xịt dùng trong vài ngày.
- Corticosteroid xịt mũi: Thuốc có tác dụng giảm sưng, viêm và phù nề từ đó giảm nguy cơ vỡ mạch máu trong mũi.
- Nước muối rửa mũi: Nước muối giúp làm sạch đường mũi, giảm các triệu chứng viêm xoang, dịch tiết hay các gỉ cứng. Từ đó vừa giảm được tình trạng phù nề cũng ngăn bệnh nhân xì, cạy mũi thường xuyên.
- Phẫu thuật: Nếu các biện pháp trên đều không có tác dụng, bệnh nhân có thể phải tiến hành phẫu thuật để giảm chảy máu.
Dùng nước muối rửa mũi để làm sạch, thông ngăn tổn thương mạch máu (Ảnh minh họa internet)
Cách phòng ngừa, giảm tình trạng viêm xoang khạc đờm ra máu
Người bệnh có thể giảm nhẹ các triệu chứng của viêm xoang, phòng ngừa tình trạng viêm xoang khạc đờm ra máu bằng cách:
- Sử dụng nước muối sinh lý để vệ sinh, nhỏ mũi 2 - 3 lần/ngày để giữ độ ẩm.
- Sử dụng máy tạo độ ẩm trong phòng, nhất là vào ban đêm hay mùa khô.
- Mở miệng khi hắt xì hơi để làm giảm áp lực cho xoang mũi.
- Không cạy, ngoáy mũi để giảm nguy cơ mạch máu bị tổn thương.
- Hạn chế, không lạm dụng các loại thuốc có thể làm tăng nguy cơ chảy máu như aspirin và ibuprofen, warfarin. Nếu cần sử dụng, bạn hãy hỏi ý kiến bác sĩ chuyên khoa.
- Không hút thuốc lá, uống rượu để giảm ảnh hưởng tiêu cực đến mũi xoang và các mạch máu.
Xem ngay: Khám sức khỏe đi xklđ cần gì?
Viêm xoang khạc đờm ra máu thường ít nguy hiểm nhưng người bệnh cũng không nên chủ quan mà cần thăm khám sớm để được điều trị. Việc kéo dài bệnh có thể dẫn tới những biến chứng nặng, ảnh hưởng lớn đến sức khỏe người bệnh. Hy vọng, những chia sẻ trên đã giúp bạn hiểu hơn về tình trạng này và biết cách phòng tránh, chủ động thăm khám khi cần thiết.