Rối loạn giấc ngủ do đâu? Thông tin bệnh lý bạn cần biết

Chất lượng giấc ngủ có vai rất quan trọng đối với sức khỏe con người. Khi bị rối loạn giấc ngủ, cơ thể sẽ mệt mỏi, không có năng lượng làm việc. Tình trạng này kéo dài sẽ gây ra nhiều hệ lụy cho sức khỏe. Vậy rối loạn giấc ngủ do đâu? Triệu chứng và cách điều trị bệnh như thế nào? Hãy cùng Gia An 115 tìm hiểu trong bài viết sau đây.

Rối loạn giấc ngủ là gì?

Rối loạn giấc ngủ có thể gặp ở bất kỳ đối tượng nào nhưng thường gặp ở người trung niên và cao tuổi. Tuy nhiên, hiện nay cuộc sống hiện đại với nhiều căng thẳng, áp lực và những thói quen xấu trong sinh hoạt khiến rối loạn giấc ngủ có xu hướng trẻ hóa. Vậy, rối loạn giấc ngủ là gì?

Thuật ngữ “rối loạn giấc ngủ” dùng để chỉ tình trạng thay đổi chất lượng, thời lượng giấc ngủ gây ảnh hưởng đến sức khỏe thể chất, tinh thần, suy giảm chất lượng cuộc sống của người bệnh. Người bệnh thiếu ngủ thường xuyên, giấc ngủ bị giảm về thời lượng (dưới 5 tiếng mỗi ngày) và/hoặc giảm về chất lượng (khó đi vào giấc ngủ, ngủ không sâu, thường xuyên bị tỉnh giấc).

Rối loạn giấc ngủ xảy ra thường xuyên, liên tục, gia tăng về mức độ thì được xem là bệnh lý và cần được điều trị.

 Bệnh lý khiến người bệnh khó chìm vào giấc ngủ

 Người bệnh khó chìm vào giấc ngủ là một biểu hiện của rối loạn giấc ngủ

Xem ngay: Gói khám sức khỏe tổng quát, tầm soát tại Bệnh viện Gia An 115

Triệu chứng bệnh lý rối loạn giấc ngủ

Một số dấu hiệu đặc trưng của rối loạn giấc ngủ người bệnh nên biết:

  • Cơ thể khó đi vào giấc ngủ, thường người bệnh sẽ mất hơn 30 phút mới có thể chìm vào giấc ngủ.
  • Có giấc ngủ ngắn, không sâu giấc, thường xuyên thức giấc vào ban đêm và khó ngủ lại được.
  • Thay đổi bất thường thói quen hoặc lịch trình ngủ - thức.
  • Có hành vi bất thường khi ngủ, như: đi tiểu không tự chủ, sợ hãi, la hét khi ngủ, chân tay có cảm giác ngứa ran, bứt rứt...
  • Rối loạn giấc ngủ khiến cơ thể uể oải, mệt mỏi, buồn ngủ vào ban ngày.
  • Cáu kỉnh, lo lắng, tâm trạng thay đổi thất thường
  • Thiếu tập trung làm suy giảm hiệu quả học tập, làm việc.

Mất ngủ khiến người bệnh thường mệt mỏi, mất tập trung làm việc

Mất ngủ khiến người bệnh thường mệt mỏi, mất tập trung làm việc (Ảnh minh họa internet)

Thông tin phía trên đã giúp người bệnh hiểu rõ về triệu chứng nhận biết của rối loạn giấc ngủ. Vậy, rối loạn ngủ do đâu? Biết rõ được nguyên nhân giúp bạn có thể trao đổi với bác sĩ về phác đồ điều trị phù hợp.

Rối loạn giấc ngủ do đâu? Bác sĩ tiết lộ nguyên nhân

Rối loạn giấc ngủ do đâu là vấn đề được nhiều bệnh quan tâm. Theo bác sĩ, nguyên nhân gây rối loạn mất ngủ thường đến từ những tổn thương bên trong cơ thể và môi trường sống của con người. Dưới đây là các nguyên nhân dẫn đến tình trạng rối loạn giấc ngủ của bạn:

Nguyên nhân từ các bệnh lý

Một số bệnh lý là nguyên nhân gây nên tình trạng rối loạn giấc ngủ. Cụ thể:

  • Cơ thể mắc một số bệnh lý như dị ứng, cảm lạnh, bị các bệnh lý về hô hấp như viêm xoang, viêm mũi dị ứng, COPD...
  • Các bệnh lý về tim mạch, dạ dày hay phổi… cũng là nguyên nhân khiến người bệnh khó ngủ sâu giấc.
  • Tiểu đêm cũng là nguyên nhân gây gián đoạn giấc ngủ. Bệnh thường gặp ở người bị mất cân bằng nội tiết, mắc các bệnh lý liên quan đến thận hoặc đường tiết niệu.
  • Người bệnh cũng có thể gặp tình trạng rối loạn giấc ngủ khi mắc cách bệnh lý xương khớp mạn tính.

Rối loạn giấc ngủ đến từ các bệnh lý xương khớp

Rối loạn giấc ngủ có thể đến từ các bệnh lý xương khớp (Ảnh minh họa internet)

Các nguyên nhân khác

Bên cạnh những bệnh lý, nguyên nhân gây rối loạn giấc ngủ còn có thể do:

  • Khi người bệnh quá căng thẳng, mệt mỏi, lo âu, trầm cảm… dẫn đến khó ngủ, hay gặp ác mộng và thức giấc giữa đêm.
  • Sử dụng các chất kích thích như cà phê, chè xanh, các đồ uống có chứa caffeine… cũng là nguyên nhân gây rối loạn giấc ngủ.
  • Những người thường xuyên đi công tác nước ngoài sẽ gặp hội chứng Jet Lag - mất ngủ do lệch múi giờ.
  • Sử dụng các thiết bị điện tử trước khi đi ngủ khiến hệ thần kinh căng thẳng và khó đi vào giấc ngủ.

Rối loạn giấc ngủ do sử dụng các thiết bị điện tử trước khi ngủ

Rối loạn giấc ngủ do thường xuyên sử dụng các thiết bị điện tử trước khi ngủ (Ảnh minh họa internet)

Như vậy, bạn đã được giải đáp vấn đề rối loạn giấc ngủ do đâu. Khi có những dấu hiệu điển hình, người bệnh nên gặp bác sĩ để được khám và tư vấn phác đồ điều trị.

Rối loạn giấc ngủ có nguy hiểm không?

Người bị rối loạn giấc ngủ có thời gian ngủ không đủ so với nhu cầu của cơ thể. Vì vậy, vào ban ngày sẽ có cảm giác mệt mỏi, khó tập trung trong công việc, học tập.

Ngoài ra, người bệnh buồn ngủ, ngủ gật vào ban ngày có thể gây nguy hiểm tính mạng nếu đang làm các công việc cần sự tập trung cao như lái xe, sửa chữa điện, điều khiển máy móc…

Rối loạn giấc ngủ kéo dài có thể gây áp lực lên hệ thần kinh. Người bệnh có nguy cơ mắc trầm cảm, sức khỏe tinh thần bị suy giảm. Bản thân người bệnh cũng có tâm lý không ổn định, dễ nổi nóng, cáu gắt với những người xung quanh. Bạn có thể mất đi những mối quan hệ tốt nếu dễ thay đổi tâm trạng.

Bệnh lý khiến người bệnh mệt mỏi

Tình trạng rối loạn giấc ngủ kéo dài khiến người bệnh mệt mỏi (Ảnh minh họa internet)

Rối loạn giấc ngủ khiến tình trạng các bệnh lý thần kinh trở nên nặng nề hơn. Người bệnh có thể bị đau đầu, huyết áp thấp, chóng mặt.  Người bị rối loạn giấc ngủ cũng có nguy cơ đột quỵ cao hơn.

Rối loạn giấc ngủ kéo dài nếu không được điều trị có thể gây nhiều hệ lụy nên người bệnh hãy đến gặp bác sĩ để được điều trị hiệu quả. Lưu ý, không được tùy tiện sử dụng thuốc điều trị tại nhà.

Một số biện pháp giúp bạn cải thiện giấc ngủ

Để cải thiện giấc ngủ, bạn nên thực hiện thói quen sống khoa học, lành mạnh. Người bệnh nên tạo cho mình thói quen ngủ và thức giấc vào các khung giờ cố định trước 23 giờ và đủ 7-8 tiếng/ngày.

Hạn chế sử dụng thiết bị điện tử trước khi đi ngủ khoảng 1 giờ. Tắt thiết bị điện tử trước khi đi ngủ sẽ giúp đôi mắt và hệ thần kinh được thư giãn. Hạn chế kích thích tinh thần gây khó ngủ như nghe nhạc quá to, xem phim hành động. Có thể thư giãn bằng các phương pháp như tắm nước ấm, nghe nhạc nhẹ hoặc đọc sách.

Thêm vào đó, bạn cần duy trì thực đơn dinh dưỡng đa dạng, lành mạnh. Bạn nên bổ sung nhóm thực phẩm có chứa vitamin B1, B12, C… có tác dụng nuôi dưỡng não bộ. Hạn chế sử dụng đồ ăn chiên rán, nhiều dầu mỡ. Thay vào đó hãy bổ sung nhiều rau xanh để bổ sung chất xơ và hạn chế béo phì.

Tập thể dục giúp cải thiện giấc ngủ

Tập thể dục giúp nâng cao sức khỏe và cải thiện chất lượng giấc ngủ

Xem ngay: [Cảnh báo] 5 Triệu chứng bệnh gan mật thường gặp

Theo khuyến cáo từ chuyên gia, bạn nên vận động thể dục mỗi ngày từ 30-45 phút để cơ thể được thư giãn. Cơ thể vận động sẽ giải phóng một phần năng lượng dư thừa giúp người bệnh ăn ngon miệng và dễ dàng chìm vào giấc ngủ. Bên cạnh đó, rèn luyện thể thao giúp tăng sức đề kháng, cải thiện sức khỏe.

Ngoài ra, nên thiết kế phòng ngủ sao cho yên tĩnh, mát mẻ và không quá sáng. Ngay khi mệt mỏi, hãy đi ngủ ngay.

Có thể điều trị rối loạn giấc ngủ không dùng thuốc bằng máy từ trường. Các bác sĩ sẽ điều chỉnh tần số, cường độ phù hợp, làm dịu các xung kích thích thần kinh giúp người bệnh an thần, không lệ thuộc vào thuốc, tạo thuận vào giấc ngủ sinh lý để bạn ngủ nhanh hơn, chất lượng giấc ngủ tốt hơn.

Kết luận

Rối loạn giấc ngủ do đâu? Thông tin trong bài viết đã giúp người bệnh tìm được câu trả lời. Lời khuyên của chuyên gia, hãy điều trị rối loạn giấc ngủ càng sớm càng tốt để bảo vệ sức khỏe của bản thân. Vui lòng liên hệ Bệnh viện Gia An 115 để tìm hiểu thêm về điều trị rối loạn giấc ngủ không dùng thuốc.

Đặt lịch khám ngay, Chúng tôi sẽ liên hệ hỗ trợ bạn!

Vui lòng điền thông tin đặt lịch khám để được phục vụ tốt nhất và rút ngắn thời gian khám bệnh!

028 62 885 886