Hotline: 1800 9045

Suy giảm nhận thức nhẹ

 

Suy giảm nhận thức nhẹ là gì?

Suy giảm nhận thức nhẹ (Mild cognitive impairment - MCI) là rối loạn não bộ gây trở ngại về mặt trí nhớ hoặc suy nghĩ. Từ “nhận thức” bao gồm trí nhớ và suy nghĩ. Từ “suy giảm” nghĩa là có trở ngại trong việc thực hiện việc gì đó.

Bình thường những người lớn tuổi có thể có vấn đề nhẹ về trí nhớ. Nhưng trong suy giảm nhận thức nhẹ (SGNTN) thì những vấn đề trí nhớ trở nên phức tạp hơn so với lứa tuổi của họ.

(Nguồn hình: Internet)

Rất nhiều bệnh nhận SGNTN sau đó trở thành sa sút trí tuệ. Sa sút trí tuệ là từ được dùng cho rối loạn một khu vực của não bộ gây vấn đề nặng về trí nhớ và suy nghĩ

Sa sút trí tuệ có mức độ trầm trọng hơn so với SGNTN. Bệnh nhân với SGNTN thì vẫn chưa ảnh hưởng quá nhiều đến những hoạt động và công việc hàng ngày của họ. Nhưng bệnh nhân với sa sút trí tuệ thì sẽ không thể thực hiện nhiều thứ thậm chí là toàn bộ những hoạt động và công việc hàng ngày của họ.

Những triệu chứng của SGNTN là gì?

Vấn đề về trí nhớ là triệu chứng thường gặp nhất trong SGNTN. Bệnh nhân có thể bị nhiều loại vấn đề về mặt suy nghĩ. Họ có thể có vấn đề về sự tập trung, tranh luận, hoặc việc nhớ đúng từ.

Bệnh nhân với SGNTN cũng có cảm giác buồn bã, lo lắng, hoặc giận dữ; hành động quá khích; hoặc tin tưởng vào những điều không có thật.

Làm sao bác sĩ phát hiện ra liệu bạn có bị SGNTN không?

Để phát hiện ra liệu bạn có bị SGNTN hay không, các bác sĩ sẽ tiến hành những công việc sau:

  • Nói chuyện với bạn và người nhà của bạn: bác sĩ sẽ hỏi về những triệu chứng của bạn, những thói quen và những hoạt động hàng ngày, và những điều này thay đổi như thế nào theo thời gian. Hỏi về tiền sử bệnh và tiền sử sử dụng thuốc, bởi vì có một số bệnh và cả một số thuốc có thể là nguyên nhân gây mất trí nhớ.
  • Thăm khám lâm sàng.
  • Hỏi những câu hỏi để kiểm tra về trí nhớ và suy nghĩ của bạn.

Bác sĩ sẽ tiến hành kiểm tra để chắc chắn không có những bệnh lý khác gây ra những triệu chứng mà bạn gặp phải, bao gồm:

  • Lấy máu kiểm tra.
  • Chụp CT hoặc MRI sọ não: sẽ cho hình ảnh cụ thể về não bộ của bạn.
  • Và nhiều bài kiểm tra chi tiết về trí nhớ, ngôn ngữ và suy nghĩ.

SGNTN được điều trị như thế nào?

Điều đáng buồn là thật sự chưa có biện pháp điều trị dành cho SGNTN. Hiện tại chưa có một loại thuốc nào có thể ngăn chặn việc SGNTN sẽ chuyển thành sa sút trí tuệ.

Nếu bạn có vấn đề về trí nhớ, bác sĩ sẽ kê đơn thuốc để điều trị bệnh Alzheimer là một trong những bệnh sa sút trí tuệ. Những loại thuốc này có thể có ích trong cải thiện triệu chứng. Hơn nữa, bác sĩ sẽ cho bạn biết những loại thuốc nào có thể làm nặng thêm tình hình để tránh dùng chúng.

Bác sĩ sẽ đưa ra những đề nghị giúp bộ não của bạn khoẻ mạnh hơn, bao gồm:

  • Tập thể dục thường xuyên.
  • Năng động hơn về mặt xã hội.
  • Giữ bộ não của bạn luôn hoạt động và bận rộn.
  • Đảm bảo huyết áp của bạn không quá cao.
  • Có phải tất cả bệnh nhân bị SGNTN đều sẽ chuyển thành sa sút trí tuệ?

(Nguồn hình: Internet)

Câu trả lời là KHÔNG. Mặc dù khá nhiều bệnh nhân sẽ chuyển thành sa sút trí tuệ, nhưng một vài người sẽ không có tình trạng đó.

Tuy nhiên, không có cách nào để biết được liệu bệnh nhân nào sẽ chuyển thành sa sút trí tuệ, bệnh nhân nào không. Bởi vậy quan trọng là bạn phải được theo dõi sát bởi bác sĩ để có thể đánh giá những thay đổi xấu hơn của triệu chứng bệnh.

(dịch từ: Uptodate.com)

Đặt lịch khám ngay, Chúng tôi sẽ liên hệ hỗ trợ bạn!

Vui lòng điền thông tin đặt lịch khám để được phục vụ tốt nhất và rút ngắn thời gian khám bệnh!

028 62 885 886