Suy tim độ 1 có nguy hiểm không? Cách phòng ngừa từ sớm
Dựa vào triệu chứng và mức độ ảnh hưởng tới vận động của cơ thể, bệnh lý suy tim được chia thành nhiều giai đoạn và mức độ khác nhau. Vậy suy tim độ 1 có nguy hiểm không? Hãy theo dõi thông tin trong bài viết để biết được câu trả lời.
Suy tim là gì?
Suy tim là một hội chứng lâm sàng do biến đổi cấu trúc và/hoặc chức năng của tim do nhiều nguyên nhân và bệnh học khác nhau. Hậu quả là tăng áp lực trong buồng tim và/hoặc giảm cung lượng tim khi gắng sức hay khi nghỉ.
Suy tim độ 1 có nguy hiểm không?
Xác định nguyên nhân suy tim là rất cần thiết, từ đó có hướng điều trị thích hợp. Phần lớn suy tim là do rối loạn chức năng cơ tim: tâm thu, tâm trương hoặc cả hai. Tuy nhiên, bệnh lý tại van tim, màng ngoài tim, màng trong tim, một số rối loạn nhịp và dẫn truyền cũng góp phần dẫn đến suy tim.
Suy tim được chia thành 4 giai đoạn:
- Giai đoạn A: có nguy cơ mắc suy tim nhưng không có tổn thương cấu trúc tim, không có triệu chứng cơ năng suy tim.
- Giai đoạn B: có tổn thương cấu trúc tim nhưng không có triệu chứng thực thể hay cơ năng của suy tim.
- Giai đoạn C: có tổn thương cấu trúc tim kèm tiền sử hoặc hiện tại có triệu chứng cơ năng suy tim.
- Giai đoạn D: suy tim nặng kháng trị cần can thiệp đặc biệt.
Đối với người bệnh có tổn thương cấu trúc kèm tiền sử hoặc hiện tại có triệu chứng cơ năng suy tim (giai đoạn C) và suy tim nặng kháng trị cần can thiệp đặc biệt (giai đoạn D), phân độ chức năng của suy tim chia thành 4 độ dựa vào mức nặng của triệu chứng và mức hạn chế hoạt động thể lực (phân độ theo Hội Tim mạch New York, còn gọi là phân độ NYHA), cụ thể:
- Suy tim độ 1: Không hạn chế, việc vận động thể lực thông thường không gây mệt, khó thở hay hồi hộp.
- Suy tim độ 2: Hạn chế nhẹ vận động thể lực, bệnh nhân khỏe khi nghỉ ngơi. Vận động thể lực thông thường dẫn đến mệt, hồi hộp, khó thở.
- Suy tim độ 3: Hạn chế nhiều vận động thể lực. Mặc dù người bệnh khỏe khi nghỉ ngơi nhưng chỉ cần vận động nhẹ đã có biểu hiện mệt, hồi hộp, khó thở.
- Suy tim độ 4: Không vận động thể lực nào mà không gây khó chịu. Triệu chứng cơ năng của suy tim xảy ra ngay cả khi nghỉ ngơi, chỉ một vận động nhẹ cũng làm tăng triệu chứng cơ năng.
Suy tim độ 1 có nguy hiểm không?
Suy tim độ 1 có nguy hiểm không? Trong hệ thống phân độ NYHA, suy tim độ 1 được đánh giá là mức độ nhẹ nhất. Ở mức độ này, các triệu chứng mệt mỏi, khó thở hay bị hồi hộp, đánh trống ngực không thể hiện rõ ràng. Người bệnh suy tim độ 1 có thể vận động như bình thường mà không có dấu hiệu nào cho thấy đang bị suy tim. Hoạt động co bóp của tim lúc này mặc dù có biểu hiện suy yếu hơn so với bình thường, nhưng vẫn cung cấp đủ lượng máu đến các tế bào cho cơ thể. Do đó, ít ảnh hưởng nguy hiểm đến cơ thể và cuộc sống của người bệnh, đặc biệt là chưa nguy hiểm đến tính mạng.
Suy tim độ 1 có nguy hiểm không? Người bệnh không nên chủ quan để tránh dẫn đến biến chứng nguy hiểm (Ảnh minh họa internet)
Tuy nhiên, người bệnh khi bị suy tim, kể cả suy tim độ 1 cũng không nên chủ quan. Vì ở suy tim độ 1, dù có thể chưa có triệu chứng cơ năng và chưa hạn chế hoạt động thể lực nhưng người bệnh đã có tổn thương cấu trúc tim, nếu chủ quan sẽ tiến triển nhanh sang độ 2, 3, 4 gây ra những biến chứng nặng nề đe dọa tính mạng người bệnh.
Xem thêm: Khám sức khỏe đi xkld nước ngoài cần gì?
Triệu chứng của bệnh lý suy tim người bệnh nên biết
Dấu hiệu của bệnh lý suy tim độ 1 là thông tin bất cứ ai cũng nên nắm rõ. Bởi lẽ, điều đó sẽ giúp bạn nhận biết sớm triệu chứng cảnh báo và nhanh chóng đến gặp bác sĩ để chẩn đoán, điều trị kịp thời. Kết hợp từ triệu chứng suy tim cơ năng, thực thể và các xét nghiệm, chẩn đoán hình ảnh - thăm dò chức năng, các bác sĩ sẽ thiết lập phác đồ điều trị phù hợp.
Các triệu chứng cơ năng điển hình thường gặp ở bệnh lý suy tim bao gồm:
- Khó thở
- Cơn khó thở kịch phát về đêm
- Giảm khả năng gắng sức
- Mệt mỏi
- Tăng thời gian nghỉ phục hồi giữa hai lần gắng sức
- Phù mắt cá chân
Người bệnh cảm thấy khó thở là một triệu chứng cảnh báo bệnh tim mạch, trong đó có suy tim (Ảnh minh họa internet)
Các triệu chứng ít điển hình xuất hiện khi mắc bệnh lý suy tim bao gồm:
- Ho về đêm
- Thở rít
- Cảm giác chướng bụng
- Mất cảm giác ngon miệng
- Lú lẫn
- Trầm cảm
- Hồi hộp, đánh trống ngực
- Chóng mặt, ngất
- Khó thở khi cúi người
Khi phát hiện triệu chứng suy tim độ 1, hãy nhanh chóng đi khám và điều trị. Đồng thời, hãy thực hiện một số lời khuyên của chuyên gia để phòng ngừa suy tim độ 1 chuyển nặng.
Phòng ngừa bệnh suy tim độ 1 chuyển nặng
Suy tim độ 1 có thể phát triển thành suy tim độ 2, 3, 4 và gây nguy hiểm đến tính mạng của người bệnh. Vì vậy, người bệnh không nên chủ quan mà hãy chủ động thực hiện theo các lời khuyên dưới đây để ngăn chặn bệnh tiến triển nặng.
Đi khám và điều trị theo hướng dẫn của bác sĩ
Suy tim là tình trạng cần được điều trị lâu dài để ngăn ngừa các biến chứng, do đó nếu được chẩn đoán suy tim độ 1, bạn nên chú ý việc tái khám và tuân thủ hướng dẫn điều trị của bác sĩ chuyên môn. Đặc biệt, nếu thấy các dấu hiệu bệnh lý suy tim độ 1 tiến triển, bạn nên chủ động đi khám ngay, không nên chủ quan.
Tùy từng trường hợp mà bác sĩ chỉ định dùng thuốc phù hợp. Người bệnh cũng cần điều trị các nguyên nhân gây ra suy tim như bệnh van tim, nhiễm độc giáp, suy giáp, rối loạn nhịp tim, ức chế cơ tim do thuốc, viêm tim cấp, nhồi máu cơ tim, bệnh màng ngoài tim và phì đại thất do tăng huyết áp…
Nên theo dõi và tuân thủ điều trị để kiểm soát bệnh suy tim (Ảnh minh họa)
Thiết lập chế độ dinh dưỡng, sinh hoạt hợp lý
Bên cạnh việc dùng thuốc, bệnh nhân suy tim độ 1 cần thực hiện lối sống lành mạnh để cải thiện sức khỏe tim mạch. Thực đơn dinh dưỡng cho người bệnh cần đa dạng và đủ 4 nhóm chất, đặc biệt lưu ý cần giảm lượng muối trong khẩu phần ăn hàng ngày.
Ngoài ra, người bệnh cần hạn chế các thực phẩm làm tăng cholesterol, thức ăn nhanh, thực phẩm ủ muối và đồ uống có chứa chất kích thích. Thay vào đó, người bệnh nên bổ sung nhiều rau xanh, các loại trái cây, ngũ cốc nguyên cám, ăn nhiều các loại cá sẽ tốt hơn thịt đỏ.
Người bệnh nên thực hiện chế độ ăn uống khoa học cùng thói quen sinh hoạt lành mạnh để hạn chế biến chứng từ suy tim. Cụ thể:
- Không thức khuya, nên ngủ đủ giấc
- Hoạt động thể lực vừa sức với cơ thể, không cần hạn chế vận động
- Tránh áp lực, căng thẳng quá mức
- Không uống rượu bia, ngưng thuốc lá
- Kiểm soát cân nặng
- Kiểm soát huyết áp, lipid, đái tháo đường.
Dinh dưỡng hợp lý giúp người bệnh suy tim cải thiện sức khỏe (Ảnh minh họa internet)
Kiểm tra sức khỏe để phát hiện sớm suy tim giai đoạn 1
Kiểm tra sức khỏe tổng quát định kỳ giúp bạn biết được tình trạng sức khỏe của bản thân. Bên cạnh đó, thông qua khám cận lâm sàng, các bác sĩ có thể giúp bạn phát hiện các bệnh lý tim mạch nếu có, trong đó có suy tim. Phát hiện bệnh ở giai đoạn sớm sẽ tăng hiệu quả điều trị, hạn chế các biến chứng nguy hiểm.
Vậy, khám tổng quát phát hiện suy tim giai đoạn 1 ở đâu uy tín? Nếu bạn ở TP.HCM hoặc các tỉnh thành lân cận và đang có nhu cầu khám tổng quát sức khỏe, có thể tham khảo Bệnh viện Gia An 115 - thuộc Khu Y tế kỹ thuật cao Hoa Lâm Shangri-La, Q. Bình Tân - TP.HCM. Đây là bệnh viện đa chuyên khoa kỹ thuật cao với đầy đủ trang thiết bị hiện đại. Bên cạnh đó, Bệnh viện quy tụ đội ngũ chuyên gia, bác sĩ có trình độ chuyên môn cao được đào tạo bài bản với nhiều năm kinh nghiệm, đặc biệt có các chuyên gia về Tim mạch.
Suy tim độ 1 có nguy hiểm không? Theo chuyên gia tim mạch, suy tim độ 1 chưa nguy hiểm đến tính mạng của người bệnh nhưng người bệnh không nên chủ quan. Hãy chú ý chăm sóc sức khỏe tim mạch và đến gặp bác sĩ ngay khi có bất cứ dấu hiệu nào cảnh báo bệnh lý tim mạch.