Tìm hiểu về Covid-19: 15 điều có thể bạn chưa biết

 

Xuất hiện từ năm 2019, Covid-19 đã làm chao đảo cả thế giới và vẫn đang ảnh hưởng rất lớn đến các hoạt động kinh tế - xã hội của toàn cầu. Ngoài các thông tin về triệu chứng, điều trị và cách phòng ngừa, còn rất nhiều điều bạn nên biết để hiểu rõ hơn về căn bệnh này. Dưới đây là 15 điều có thể bạn chưa biết về Covid-19.

1. Tên Covid-19 xuất hiện từ bao giờ và có ý nghĩa như thế nào?

Tên gọi Covid-19 chính thức được WHO công bố vào ngày 11/02/2020. Trước đó, WHO tạm gọi chủng virus Corona mới là 2019-nCoV (viết tắt của cụm từ “2019 Novel Coronavirus”).

Covid-19 là viết tắt của cụm từ “Coronavirus disease 2019”, với ý nghĩa là bệnh do virus Corona gây ra và xuất hiện lần đầu năm 2019. Tên “Covid-19” được chọn để tránh đề cập đến một vùng đất cụ thể, một loài động vật cụ thể hay một nhóm người nào đó nhằm tránh việc kỳ thị, gây tiếng xấu cho vùng đất, loài vật hoặc người đó.

2. Các biến chứng của Covid-19 là gì?

Covid-19 có thể gây ra các biến chứng như viêm phổi cấp, hội chứng suy hô hấp cấp tính (ARDS), tổn thương tim-gan- thận cấp tính, nhiễm trùng thứ phát, suy đa phủ tạng, đông máu rải rác nội mạc, tiêu cơ vân, hội chứng viêm đa hệ thống ở trẻ em (MIS-C), rối loạn chức năng thần kinh, sốc nhiễm trùng, tử vong.

Hỗn hợp kháng thể có thể giúp người dùng thuốc ức chế miễn dịch ngừa Covid-19

Hỗn hợp kháng thể có thể giúp người dùng thuốc ức chế miễn dịch ngừa Covid-19

3. Những cơ quan nào trong cơ thể bị ảnh hưởng bởi Covid-19?

Covid-19 là bệnh viêm đường hô hấp cấp do virus SARS-CoV-2 gây ra, nghĩa là Covid-19 gây bệnh cho đường hô hấp. Trong đó, phổi là bộ phận thường bị ảnh hưởng đầu tiên.

Ngoài ra, Covid-19 cũng có thể ảnh hưởng đến tim và mạch máu, dạ dày và ruột. Nhiều người bệnh Covid-19 còn có tổn thương chức năng của gan, thận… Tuy nhiên, các tổn thương này là hậu quả trực tiếp do virus SARS-CoV-2 tấn công hay hậu quả gián tiếp từ tổn thương phổi còn đang được các nhà khoa học nghiên cứu làm rõ.

4. Những ai có nguy cơ mắc bệnh nghiêm trọng do Covid-19 cao hơn?

Những người có sức đề kháng suy giảm sẽ tăng nguy cơ mắc bệnh và biến chứng nguy hiểm, thậm chí tử vong do Covid-19. Bao gồm: người cao tuổi; người mắc các bệnh mạn tính như béo phì, bệnh tim mạch, tiểu đường, bệnh lý gan, bệnh lý thận, phổi tắc nghẽn mạn tính, ung thư…; người có tiền sử cắt lách, ghép tạng; người đang sử dụng thuốc kháng sinh; trẻ nhỏ và phụ nữ mang thai.

5. Tại sao người lớn tuổi có nguy cơ mắc và tử vong do Covid-19 cao hơn?

Người cao tuổi có nguy cơ mắc và tử vong do Covid-19 cao hơn vì:

- Chức năng hệ miễn dịch suy giảm theo tuổi tác.

- Phản ứng viêm quá mức làm tổn thương phổi, thận và ảnh hưởng đến nhiều cơ quan khác trong cơ thể.

- Thường có sẵn tình trạng bệnh lý nền nên dễ gây ra những biến chứng nghiêm trọng hơn ở tim, thận hoặc gan…

- Chức năng phổi giảm theo tuổi tác, dễ dẫn đến suy hô hấp nếu viêm phổi.

6. Covid-19 ảnh hưởng như thế nào đối với hệ tim mạch?

Covid-19 có thể gây tổn thương cấp tính và tổn thương mạn tính cho hệ tim mạch. Các loại tổn thương tim được ghi nhận sau khi nhiễm SARS-CoV-2 gồm: Các rối loạn mạch máu não (đột quỵ và TIA), rối loạn nhịp tim, bệnh viêm tim (viêm màng ngoài tim và viêm cơ tim), thiếu máu cục bộ (bệnh mạch vành cấp, nhồi máu cơ tim, bệnh cơ tim thiếu máu cục bộ và đau thắt ngực), các rối loạn tim khác (suy tim, bệnh cơ tim không do thiếu máu cục bộ, ngừng tim ), rối loạn huyết khối (thuyên tắc phổi, huyết khối tĩnh mạch sâu và huyết khối tĩnh mạch nông), MACE (tử vong do mọi nguyên nhân, đột quỵ và nhồi máu cơ tim).

Tầm soát bệnh Tim mạch

Tầm soát Tim mạch tại Gia An 115 ngay hôm nay!

7. Những người hút thuốc có khả năng bị bệnh nặng hơn khi mắc Covid-19 không?

Hút thuốc lá là một yếu tố nguy cơ của nhiều bệnh nhiễm trùng đường hô hấp và làm tăng mức độ nghiêm trọng của các bệnh đường hô hấp. Những người hút thuốc lá cũng như hút thuốc lá thụ động có nguy cơ mắc bệnh cao hơn và nhiều khả năng phát triển bệnh nặng với Covid-19 hơn những người không hút thuốc và người không thường xuyên tiếp xúc với khói thuốc.

Theo một nghiên cứu trên 11.000 bệnh nhân Covid-19, khoảng 30% bệnh nhân có tiền sử hút thuốc lá có các triệu chứng đi từ nghiêm trọng đến nguy kịch. Tỷ lệ này cao gần gấp đôi so với nhóm bệnh nhân không hút thuốc lá. Ngoài ra, hút thuốc lá còn làm tăng nguy cơ lây truyền Covid-19 do hành động đưa ngón tay lên miệng khi hút thuốc và dùng chung các dụng cụ hút thuốc.

8. Trong điều kiện tự nhiên, virus Covid-19 tồn tại được bao lâu?

Thời gian sống của virus SARS-CoV-2 trong môi trường tự nhiên là thời gian tồn tại của một thế hệ virus và sẽ phụ thuộc vào các điều kiện bên ngoài. Thông thường, ở nhiệt độ lạnh virus sẽ tồn tại lâu hơn, nhất là nhiệt độ lạnh âm sâu; các yếu tố khác như độ ẩm, chất liệu bề mặt (đất, gỗ, sắt…) cũng ảnh hưởng đến thời gian tồn tại của virus; đặc biệt tia UV trong ánh sáng mặt trời có tác dụng tiêu diệt virus rất hiệu quả.

Tiếp xúc trực tiếp da của F0 mới là F1

9. Có thể dùng đèn cực tím để khử trùng tay hoặc cơ thể để phòng Covid-19 không?

Không nên dùng đèn cực tím để khử trùng tay hoặc cơ thể vì bức xạ UV có thể gây kích ứng da, hỏng mắt. Để loại bỏ virus, bạn hãy làm sạch tay bằng xà phòng và nước hoặc nước rửa tay có cồn và tuân thủ quy tắc 5K.

10. Covid-19 có thể lây truyền qua thức ăn không?

Chưa có nghiên cứu chứng minh Covid-19 có lây qua đường ăn uống hay không. Tuy nhiên, bạn nên “ăn chín, uống sôi” và ăn đầy đủ chất dinh dưỡng để tăng sức đề kháng và phòng chống dịch.

11. Ăn nhiều tỏi có giúp phòng chống Covid-19 không?

Tỏi có một số chất kháng khuẩn tuy nhiên chưa có chứng minh tỏi có tác dụng chống Covid-19. Bạn có thể sử dụng tỏi để tăng cường sức đề kháng chung.

12. Sau khi nhiễm Covid-19 bao lâu thì có kháng thể?

Cần 1 tuần hoặc muộn hơn tùy theo từng người, tương tự như thời gian từ khi tiêm vaccine đến khi bắt đầu có kháng thể đặc hiệu. Thời gian này thường được gọi là “giai đoạn cửa sổ” kể từ khi nhiễm mầm bệnh đến khi có thể gián tiếp phát hiện nhiễm mầm bệnh thông qua xét nghiệm tìm kháng thể mà người đó tạo ra để chống lại mầm bệnh đã nhiễm.

13. Sau khi khỏi bệnh bao lâu thì cần đi kiểm tra di chứng “Hậu Covid-19”?

Để phát hiện và điều trị di chứng “hậu Covid-19” sớm, người bệnh nên quay lại bệnh viện tái khám sau khi xuất viện 2-4 tuần. Người bệnh sẽ được khám và thực hiện các cận lâm sàng cần thiết để đánh giá tổng quát tình hình sức khỏe “hậu Covid-19”.

Bệnh viện Gia An 115 triển khai phòng khám Hậu Covid-19

Bệnh viện Gia An 115 triển khai phòng khám Hậu Covid-19

14. Trẻ em có mắc “Hậu Covid-19” không?

“Hậu Covid-19” có thể xảy ra ở bất kỳ người bệnh nào, kể cả trẻ nhỏ. Trong đó, Hội chứng viêm đa hệ thống (MIS-C) là biến chứng “hậu Covid-19” khó lường ở trẻ nhỏ. Hội chứng này gây tổn thương trực tiếp đến các cơ quan như da, đường tiêu hóa, hệ thống tim mạch, giãn mạch vành, tổn thương thận... và thường xảy ra sau khi trẻ bị mắc Covid-19 từ 2 đến 6 tuần. Biểu hiện lâm sàng thường là sốt cao liên tục trên 24 giờ, phát ban, phù nề, sưng huyết mắt, niêm mạc, tay chân, rối loạn tiêu hóa…Nếu nặng hơn, trẻ có thể gặp các biến chứng như tim đập nhanh, tụt huyết áp, tổn thương tim mạch…

Phòng khám Hô hấp Bệnh viện Gia An 115

Phòng khám Hô hấp Bệnh viện Gia An 115

15. Đi khám “Hậu Covid-19” ở đâu?

Nhiều bệnh viện, cơ sở y tế đã tham gia khám, điều trị di chứng “hậu Covid-19” cho các F0 đã khỏi bệnh. Nhằm hỗ trợ tốt nhất cho người bệnh, đặc biệt là những người bệnh gặp các di chứng sau khi nhiễm Covid-19, Bệnh viện Gia An 115 cũng đã triển khai và đưa vào hoạt động Phòng khám Hậu Covid-19 và Phòng khám Hô hấp tại khoa Khám bệnh lầu 2, Khu Zone 3 của Bệnh viện. Người bệnh hãy liên hệ 0898.333.115 để được hỗ trợ chi tiết!

Bệnh viện Gia An 115 là bệnh viện đa khoa tập trung vào các chuyên khoa sâu: Tim mạch, Thần kinh - Đột quỵ, Nội tiết, Chấn thương chỉnh hình, Vật lý trị liệu - Phục hồi chức năng, Nội thận - Lọc máu…

Bệnh viện được thành lập nhằm mang đến cho cộng đồng dịch vụ y tế chuẩn mực cao với chi phí hợp lý. Bệnh viện thực hiện nhiều kỹ thuật cao như can thiệp tim mạch và mạch máu não, điều trị ung thư với kỹ thuật tiên tiến, phẫu thuật nội soi, can thiệp chấn thương chỉnh hình… đồng thời không ngừng nâng cao chất lượng dịch vụ để mang đến sự hài lòng cao nhất cho bệnh nhân và người thân.

Trung tâm điều trị Covid-19, Bệnh viện Gia An 115 với quy mô 250 giường, trong đó có 34 giường hồi sức cấp cứu nằm trên Tầng 8-9 của Bệnh viện, hoạt động song song với khu vực khám chữa bệnh thông thường, theo Công văn số 5506/SYT-NVY của Sở Y tế TP.HCM ngày 11/8/2021.

Địa chỉ: Số 05, Đường 17A, Khu phố 11, P. Bình Trị Đông B, Q. Bình Tân, TP. HCM

Điện thoại: Cấp cứu: (028) 62 655 115

Tổng đài Trung tâm điều trị Covid-19: 0886 515 115

Website: www.giaan115.com

Đặt lịch khám ngay, Chúng tôi sẽ liên hệ hỗ trợ bạn!

Vui lòng điền thông tin đặt lịch khám để được phục vụ tốt nhất và rút ngắn thời gian khám bệnh!

028 62 885 886