Ghép xương tự thân cho người phụ nữ cao tuổi

7 tháng sau tai nạn giao thông, xương chân của người phụ nữ 71 tuổi vẫn không liền dù đã được phẫu thuật, bác sĩ quyết định ghép xương cho bà.

Ngày 12/1, bác sĩ Bệnh viện Gia An 115 cho biết khi đến bệnh viện khám, bà phải ngồi xe lăn, đùi và đầu gối trái đau nhức, khớp gối cứng, chân ngắn, lệch trục xương đùi trái, không tự đi lại được. Cổ tay trái của bà cũng cứng khớp, không cầm nắm được, tê tay.

Kết quả chụp chiếu cho thấy người bệnh có vết gãy cũ trên lồi cầu xương đùi trái, biến chứng khớp giả do không liền xương sau phẫu thuật. Tay trái gãy hai xương cẳng tay, đã được phẫu thuật kết hợp xương nẹp vít nhưng thiếu xương, có nguy cơ không liền xương.

Các bác sĩ quyết định phẫu thuật kết hợp xương đùi một lần nữa, đồng thời lấy xương xốp lấy từ mào chậu ghép cho xương đùi và xương quay tay trái của người bệnh.

Bác sĩ Võ Phước Minh, khoa Chấn thương chỉnh hình, Khoa Ngoại, Bệnh viện Gia An 115, cho biết ghép xương xốp và kết hợp xương cố định là một lựa chọn trong điều trị chậm liền xương. Sau khi kết hợp xương, bác sĩ sẽ trám xương xốp vào các khe giữa hai đầu xương để giữ chắc đồng thời giúp sinh xương mới và kích thích liền xương.

Hậu phẫu, sức khỏe người bệnh ổn định, hết vẹo đùi trái, hai chân bằng nhau, được bác sĩ hướng dẫn tập vật lý trị liệu tại giường và tập đi lại với khung trợ giúp. Khi xuất viện, bà không còn cứng khớp gối, tay đã có thể cầm nắm, giảm tê tay.

Bác sĩ dự báo bà có thể đi lại bình thường sau 3-6 tháng nữa.

Xương bệnh nhân liền tốt sau phẫu thuật ghép và kết hợp xương. Ảnh: Bệnh viện cung cấp

Xương bệnh nhân liền tốt sau phẫu thuật ghép và kết hợp xương. Ảnh: Bệnh viện cung cấp

Bác sĩ Minh cho biết phẫu thuật kết hợp xương được áp dụng phổ biến hiện nay vì hiệu quả cao, người bệnh phục hồi sớm, nhanh chóng trở lại nhịp sống thường ngày. Tuy nhiên, sau phẫu thuật có thể gặp một số biến chứng như đau, chảy máu hậu phẫu; tác dụng phụ do dùng thuốc hậu phẫu, nhiễm trùng, sưng phù, xương chậm liền hoặc không liền, xương liền bị lệch, teo cơ, cứng khớp, hạn chế vận động...

Xương không liền hay khớp giả như bệnh nhân này là một biến chứng tại chỗ, do những nguyên nhân sinh học và cơ học khác nhau. Do đó bác sĩ khuyến cáo sau khi phẫu thuật kết hợp xương, người bệnh nên tuân thủ lịch tái khám để bác sĩ theo dõi tình trạng phục hồi xương. "Khi phát hiện sớm các biến chứng sau phẫu thuật, các bác sĩ có biện pháp can thiệp kịp thời, tránh nguy cơ tàn phế cho người bệnh", bác sĩ Minh nói.

Bệnh viện Gia An 115 là bệnh viện đa khoa tập trung vào các chuyên khoa sâu: Tim mạch, Thần kinh - Đột quỵ, Nội tiết, Chấn thương chỉnh hình, Vật lý trị liệu - Phục hồi chức năng, Nội thận - Lọc máu…

Bệnh viện được thành lập nhằm mang đến cho cộng đồng dịch vụ y tế chuẩn mực cao với chi phí hợp lý. Bệnh viện thực hiện nhiều kỹ thuật cao như can thiệp tim mạch và bệnh lý mạch máu não, điều trị ung thư với kỹ thuật tiên tiến, phẫu thuật nội soi, can thiệp xâm lấn tối thiểu bệnh lý Gan - Mật - Tụy, chấn thương chỉnh hình… đồng thời không ngừng nâng cao chất lượng dịch vụ để mang đến sự hài lòng cao nhất cho bệnh nhân và người thân.

Bệnh viện đã thông tuyến Bảo hiểm y tế, tất cả thẻ BHYT không phân biệt nơi khám chữa bệnh ban đầu đều được hưởng đúng tuyến trong mọi trường hợp khám bệnh ngoại trú và điều trị nội trú.

Địa chỉ: Số 05, Đường 17A, Khu phố 11, P. Bình Trị Đông B, Q. Bình Tân, TP. HCM

Điện thoại: Cấp cứu: (028) 62 655 115 – Tổng đài Trung tâm điều trị Covid-19: 0886 515 115

Website: www.giaan115.com


TIN LIÊN QUAN