Khuyến cáo của Bộ Y tế về các biện pháp phòng bệnh đậu mùa khỉ
Theo Bộ Y tế, bệnh đậu mùa khỉ thường có các triệu chứng như sốt, đau đầu, đau cơ, đau lưng, sưng hạch bạch huyết, ớn lạnh, mệt mỏi, phát ban có thể nhìn giống như mụn nước xuất hiện trên mặt, bên trong miệng hoặc ở các bộ phận khác của cơ thể như bàn tay, bàn chân, ngực, bộ phận sinh dục hoặc hậu môn.
Triệu chứng của bệnh đậu mùa khỉ
Sốt, đau đầu, đau cơ, đau lưng, sưng hạch bạch huyết, ớn lạnh, mệt mỏi.
Phát ban có thể nhìn giống như mụn nước xuất hiện trên mặt, bên trong miệng hoặc ở bàn tay, bàn chân, ngực, bộ phận sinh dục hoặc hậu môn, …
Bệnh thường nặng ở trẻ em, phụ nữ có thai hoặc người suy giảm miễn dịch.
Bệnh đậu mùa khỉ lây truyền khi nào
Thời gian ủ bệnh từ 5-21 ngày.
Đậu mùa khỉ ở người lây truyền khi tiếp xúc gần, lây qua vết thương, dịch cơ thể, giọt bắn đường hô hấp và qua tiếp xúc với các vật dụng, đồ dùng bị nhiễm mầm bệnh.
Lây truyền qua nhau thai từ mẹ sang thai nhi hoặc khi tiếp xúc gần trong và sau sinh.
CÁC BIỆN PHÁP PHÒNG BỆNH ĐẬU MÙA KHỈ
- CHE KHI HO Dùng giấy lau tay che miệng và mũi khi ho, hắt hơi HOẶC ho, hắt hơi vào phía trên tay áo; KHÔNG ho, hắt hơi vào bàn tay.
- KHÔNG KHẠC NHỔ bừa bãi nơi công cộng.
- RỬA TAY thường xuyên, đặc biệt sau khi ho, hắt hơi.
- THĂM KHÁM chủ động khi có triệu chứng nghi ngờ.
- TỰ CÁCH LY chủ động và tránh quan hệ tình dục.
- TRÁNH TIẾP XÚC GẦN với người mắc bệnh. Tránh tiếp xúc với những vết thương, dịch cơ thể, giọt bắn và các vật dụng, đồ dùng bị nhiễm mầm bệnh.
- MANG KHẨU TRANG để bảo vệ người khác
- TRÁNH TIẾP XÚC ĐỘNG VẬT CÓ VÚ khi đến các quốc gia có lưu hành dịch bệnh đậu mùa khỉ (Khu vực Trung và Tây Phi).
- CHỦ ĐỘNG KHAI BÁO với cơ quan y tế địa phương khi quay trở về Việt Nam.
- VỆ SINH AN TOÀN THỰC PHẨM
- LỐI SỐNG LÀNH MẠNH, tăng cường vận động thể lực, nâng cao sức khỏe.