Mời đón xem Live Stream: Ứng dụng kỹ thuật cao trong điều trị đột quỵ
1. Đột quỵ: Nguyên nhân tàn phế hàng đầu thế giới
Đột quỵ từ lâu được xem là “bản án tử” - một cái chết không được báo trước với nhiều người. Hiện nay, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) xếp đột quỵ là nguyên nhân gây tàn phế hàng đầu và tử vong đứng hàng thứ 2 trên toàn cầu. Với 17 triệu ca mắc, đột quỵ cướp đi 6,5 triệu sinh mạng mỗi năm, nghĩa là cứ mỗi 6 giây trôi qua thế giới sẽ mất đi 1 người vì căn bệnh này.
Riêng tại Việt Nam, theo thông tin từ Bộ Y tế, đột quỵ là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu, vượt mặt cả ung thư và tim mạch. Theo thống kê, chỉ 25-30% người sau đột quỵ có thể tự đi lại phục vụ chính mình, 20-25% đi lại khó khăn cần sự hỗ trợ của người khác trong sinh hoạt hằng ngày và 15-25% phải phụ thuộc hoàn toàn vào người khác.
Đột quỵ đã và đang gây ra nhiều hệ lụy, từ một người bình thường khi trải qua cơn đột quỵ não họ trở thành tàn phế, không còn khả năng tự chăm sóc bản thân; là gánh nặng cho chính bản thân, gia đình và xã hội.
2. Ứng dụng kỹ thuật cao trong điều trị đột quỵ mang lại lợi ích gì cho bệnh nhân?
Đột quỵ có thể xảy ra ở bất cứ thời điểm nào, dù là sáng sớm, chiều tối hay nửa đêm, ngay cả khi bạn đang gắng sức hay nghỉ ngơi. Trong đột quỵ, cứ mỗi phút trôi qua sẽ có khoảng 2 triệu tế bào chết đi. Và mỗi giờ trôi qua, số tế bào não chết tương ứng mất đi 3,6 năm tuổi thọ của người bình thường (đó là trong trường hợp người bệnh may mắn sống sót).
Vì vậy, để giành giật sinh mạng của một người đột quỵ là sự tổng hòa của 4 yếu tố: nhận biết dấu hiệu sớm, sơ cứu đúng cách, cấp cứu trong thời gian vàng và đến đúng cơ sở y tế được trang bị đầy đủ các thiết bị, nhân lực có khả năng điều trị, can thiệp đột quỵ. Trong đó, cốt lõi nhất vẫn là “thời gian vàng” và đến đúng cơ sở y tế.
Một trong những chứng nhận cho chất lượng điều trị đột quỵ của các cơ sở y tế hiện nay được thế giới công nhận là của Tổ chức Đột quỵ thế giới (WSO). Để được vinh danh theo tiêu chuẩn vàng, bạch kim và kim cương của WSO rất khó với hàng loạt tiêu chuẩn khắt khe, nhưng khi đã vượt qua thì đó sẽ là thước đo để các đơn vị điều trị đột quỵ nâng cao chất lượng, phục vụ tốt hơn cho bệnh nhân.
Cho đến nay, mặc dù ngành Y tế đã có nhiều bước phát triển đột phá, song trong lĩnh vực đột quỵ vẫn còn chưa nhiều cơ sở y tế đáp ứng đầy đủ các tiêu chí cần có để xây dựng điều trị đơn vị chẩn đoán, điều trị đột quỵ toàn diện. Ngay cả chứng nhận vàng, bạch kim, kim cương của WSO ở nước ta cũng rất ít cơ sở đạt được. Gần đây nhất tại TPHCM, WSO đã vinh danh Bệnh viện Gia An 115 với chứng nhận Vàng điều trị đột quỵ.
Vậy, để đạt chuẩn vàng, bạch kim, kim cương của WSO, cần vượt qua tiêu chí khắt khe nào?
Làm sao nhận diện dấu hiệu đột quỵ để đến bệnh viện trong “thời gian vàng”?
Ứng dụng kỹ thuật cao trong điều trị đột quỵ mang lại lợi ích gì cho bệnh nhân?
Hai chuyên gia BS.CK2 Nguyễn Hữu Hậu - Trưởng Đơn vị can thiệp mạch máu não - Trưởng Khoa Chẩn đoán hình ảnh và Thăm dò chức năng và BS.CK2 Trần Lê Thanh Tâm - Bác sĩ Khoa Nội thần kinh đột quỵ đến từ Bệnh viện Gia An 115 - cơ sở y tế vừa được trao chứng nhận Vàng của WSO sẽ cùng chúng ta phân tích rõ vấn đề này trong chương trình livestream với chủ đề “Ứng dụng kỹ thuật cao trong điều trị Đột quỵ”.