Xét nghiệm nước tiểu cần kiêng những gì? Những lưu ý bạn cần biết

Nước tiểu là dịch bài tiết chứa các chất cặn bã được lọc từ thận và sẽ được đào thải ra bên ngoài cơ thể. Xét nghiệm nước tiểu giúp phát hiện, chẩn đoán và theo dõi điều trị các bệnh lý về thận, đường tiết niệu… và là một xét nghiệm thường quy khi khám sức khỏe định kỳ. Vậy, để có kết quả chính xác xét nghiệm nước tiểu cần kiêng những gì? Thông tin bài viết sẽ giải đáp vấn đề này. 

Xét nghiệm nước tiểu có ý nghĩa gì? 

Nước tiểu là chất lỏng chứa các cặn bã của cơ thể được đào thải ra bên ngoài môi trường. Nước tiểu có vai trò rất quan trọng với cơ thể. Thông qua các chỉ số khi phân tích nước tiểu, bác sĩ có thể phát hiện và đánh giá nhiều bất thường của cơ thể, là cơ sở để xác định các bệnh lý và đưa ra phác đồ điều trị phù hợp.

Xét nghiệm nước tiểu cần kiêng những gì?

Xét nghiệm nước tiểu cần kiêng những gì? 

Ý nghĩa các chỉ số trong xét nghiệm nước tiểu bao gồm:

  • Chỉ số SG - Tỷ trọng nước tiểu: đây là chỉ số đo mức độ độ đặc và loãng của mẫu bệnh phẩm.
  • Chỉ số LEU: dùng để thực hiện đánh giá tỷ lệ bạch cầu trong nước tiểu nhằm xác định các bệnh lý nhiễm trùng.
  • Chỉ số NIT: giúp gián tiếp xác định sự tồn tại của vi khuẩn trong nước tiểu. 
  • Chỉ số PH: giúp xác định độ acid hoặc bazơ có trong mẫu bệnh phẩm. 
  • Chỉ số BLD - Blood: đánh giá tình trạng hồng cầu có trong nước tiểu hay không. 
  • Chỉ số PRO: dùng để đo nồng độ Protein trong nước tiểu. Thường được đánh giá ở bệnh nhân mắc bệnh lý về thận, sản phụ có nguy cơ tiền sản giật. 
  • Chỉ số GLU - Glucose: được dùng để đánh giá nồng độ đường trong nước tiểu ở bệnh nhân có nguy cơ mắc đái tháo đường. 
  • Chỉ số ASC: dùng để kiểm tra cặn trong nước tiểu. 
  • Chỉ số KET - Ketone: thường dùng để đánh giá mẫu bệnh phẩm có Ketone niệu hay không. Hợp chất này có thể đánh giá được tình trạng thiếu dinh dưỡng của người bệnh, thai phụ và các đối tượng mắc bệnh mạn tính. 
  • Chỉ số UBG - Urobilinogen: là kết quả của quá trình thoái hóa bilirubin. Bình thường hợp chất này không có trong nước tiểu. Nếu tìm thấy bilirubin trong mẫu bệnh phẩm có thể đánh giá người bệnh đang gặp vấn đề tại gan.

Các thông số để chẩn đoán các bệnh lý

Các thông số để chẩn đoán các bệnh lý

Như vậy, xét nghiệm nước tiểu nhằm mục đích đánh giá các chất mà cơ thể đào thải. Từ các chỉ số khi phân tích nước tiểu, bác sĩ có thể phát hiện, đánh giá các vấn đề cơ thể người bệnh đang gặp phải. Trong nhiều trường hợp, xét nghiệm nước tiểu giúp tìm được nguyên nhân gây bệnh. 

Xét nghiệm nước tiểu cần kiêng những gì? 

Xét nghiệm nước tiểu thường được chỉ định trong các gói khám tổng quát, khám tầm soát chuyên sâu. Đây là một xét nghiệm thường quy hỗ trợ đánh giá sức khỏe của cơ thể. Mặc dù đây là một loại xét nghiệm đơn giản nhưng nếu chủ quan không tìm hiểu kỹ xét nghiệm nước tiểu cần kiêng những gì có thể khiến kết quả không chính xác. Thông tin dưới đây sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn:

Nhịn ăn trước khi lấy mẫu

Để cho ra kết quả chính xác, bạn nên nhịn ăn và chỉ uống nước lọc trước khi lấy mẫu bệnh phẩm. Do thức ăn và đồ uống khi được cơ thể hấp thu sẽ chuyển hóa thành đường glucose để cung cấp năng lượng cho cơ thể, lúc này có thể khiến nồng độ đường, mỡ máu thay đổi, dẫn đến chỉ số xét nghiệm nước tiểu không chính xác.

Nên nhịn ăn trước khi lấy mẫu

Nên nhịn ăn trước khi lấy mẫu

Lời khuyên từ bác sĩ, bạn nên thực hiện xét nghiệm nước tiểu vào sáng sớm để rút ngắn thời gian nhịn ăn, giúp giảm bớt mệt mỏi. Sau khi lấy mẫu bệnh phẩm, bạn có thể ăn nhẹ để bổ sung năng lượng hoạt động.

Kiêng sử dụng các loại đồ uống

Một số loại nước uống có thể làm ảnh hưởng tới màu sắc và kết quả kiểm tra của nước tiểu. Trước khi xét nghiệm nước tiểu từ 6-8 tiếng, bạn không nên sử dụng các thức uống sau: 

  • Đồ uống có cồn như rượu, bia
  • Đồ uống chứa các chất kích thích và cafein như cà phê hòa tan, nước trà đặc, nước tăng lực
  • Không được sử dụng thức uống chứa nhiều đường và có gas
  • Chỉ nên sử dụng nước lọc thay vì thức uống có màu 

Tạm ngưng một số loại thuốc trước khi xét nghiệm

Theo nhiều nghiên cứu, một số loại thuốc có thể làm ảnh hưởng chất lượng mẫu bệnh phẩm khi xét nghiệm. Hãy thông báo với bác sĩ nếu bạn đang dùng thuốc lợi tiểu, thuốc chống đông, thuốc kháng viêm đường tiết niệu, các loại thực phẩm chức năng…

 Ngưng sử dụng một số loại thuốc theo hướng dẫn của bác sĩ

Ngưng sử dụng một số loại thuốc theo hướng dẫn của bác sĩ

Những loại thuốc kể trên có thể làm ảnh hưởng đến kết quả gây âm tính giả hoặc dương tính giả đối với các chỉ số trong nước tiểu. Có thể bác sĩ sẽ yêu cầu bạn tạm ngưng thuốc trước vài tiếng để đảm bảo kết quả xét nghiệm nước chính xác nhất. 

Những trường hợp nên thực hiện xét nghiệm nước tiểu

Xét nghiệm nước tiểu có vai trò rất quan trọng để phát hiện bệnh và có phác đồ điều trị hiệu quả. Một số trường hợp sau đây sẽ được chỉ định thực hiện xét nghiệm nước tiểu: 

  • Người bệnh thăm khám sức khỏe tổng quát
  • Người bệnh có triệu chứng của các bệnh lý mạn tính về tiểu đường, chức năng thận, huyết áp, bệnh gan…
  • Bệnh nhân gặp vấn đề nhiễm khuẩn tiết niệu có dấu hiệu tiểu rắt, tiểu buốt, đau bụng dưới, sốt cao
  • Người bệnh nghi ngờ mắc các bệnh lý như viêm thận, sỏi thận, viêm cầu thận, sỏi thận…
  • Xét nghiệm nước tiểu để theo dõi quá trình điều trị với bệnh nhân suy thận, lọc thận, nước tiểu có chứa hồng cầu, nhiễm protein niệu. 
  • Phụ nữ mang thai cũng cần thực hiện xét nghiệm nước tiểu để đánh giá các nguy cơ về tiền sản giật.

Kết quả giúp đánh giá các bệnh lý

Kết quả giúp đánh giá các bệnh lý

Địa chỉ xét nghiệm nước tiểu - thực hiện ở bệnh viện nào uy tín? 

Hầu hết các cơ sở y tế đều thực hiện xét nghiệm nước tiểu. Tuy nhiên, người bệnh nên lựa chọn cơ sở bệnh viện có trang thiết bị hiện đại để thực hiện.

Bệnh viện Gia An 115 được nhiều người bệnh đánh giá cao về cơ sở vật chất hiện đại và chất lượng dịch vụ cao với sự tận tình, đáng tin cậy. Đặc biệt, đội ngũ bác sĩ khoa Xét nghiệm có chuyên môn cao và kinh nghiệm nhiều năm trong ngành. 

Nên chọn cơ sở y tế chất lượng

Nên chọn cơ sở y tế chất lượng

Hệ thống trang thiết bị trong khoa Xét nghiệm được đầu tư bài bản, giúp cho kết quả xét nghiệm chính xác. Bệnh viện Gia An 115 là một trong số ít bệnh viện đã đạt được chứng chỉ ISO 15189:2012 trong 2 lĩnh vực xét nghiệm là Huyết học và Hóa sinh vào năm 2020, sau đó đã tiên phong chuyển đổi để được công nhận đạt tiêu chuẩn ISO 15189 phiên bản mới nhất là ISO 15189:2022.

Kết luận

Bài viết vừa giải đáp thắc mắc “Xét nghiệm nước tiểu cần kiêng những gì?”. Hãy tham khảo kỹ các lưu ý khi đi xét nghiệm nước tiểu để có kết quả xét nghiệm chuẩn xác nhất.

Đặt lịch khám ngay, Chúng tôi sẽ liên hệ hỗ trợ bạn!

Vui lòng điền thông tin đặt lịch khám để được phục vụ tốt nhất và rút ngắn thời gian khám bệnh!