Hotline: 1800 9045

[Giải đáp] Bệnh đái tháo đường có nguy hiểm không?

Đái tháo đường là bệnh lý thường gặp nhưng nhiều người lại chủ quan, không biết đái tháo đường là gì và bệnh đái tháo đường có nguy hiểm không? Bài viết này sẽ cung cấp thông tin chi tiết về bệnh và những biến chứng người bệnh có thể gặp.

Bệnh đái tháo đường là gì?

Bệnh đái tháo đường là tình trạng rối loạn chuyển hóa không đồng nhất, có đặc điểm tăng glucose trong máu do cơ thể thiếu hụt Insulin hoặc đề kháng với Insulin. Nếu bệnh không được điều trị kịp thời sẽ gây ra tình trạng rối loạn chuyển hóa carbohydrate, protide, lipide, gây tổn thương ở nhiều cơ quan khác nhau.

Bệnh đái tháo đường có nguy hiểm không?

Bệnh đái tháo đường có nguy hiểm không?

Đái tháo đường có mấy loại? Triệu chứng bệnh lý là gì?

Trước khi trả lời cho câu hỏi “Bệnh đái tháo đường có nguy hiểm không?”, bạn nên hiểu rõ về phân loại bệnh và biến chứng của căn bệnh này.

Khi mắc đái tháo đường, cơ thể người bệnh không chuyển hóa được chất bột đường từ thực phẩm mà cơ thể tiếp nhận. Đường trong máu sẽ tăng cao, để lâu dài không được điều trị và kiểm soát sẽ gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm. Tùy theo mức độ bệnh lý, người bệnh sẽ gặp những biến chứng khác nhau.

Đái tháo đường type 1

Tiểu đường type 1 là thể bệnh do tế bào beta của tuyến tụy bị phá hủy gây giảm tiết Insulin hoặc không tiết ra Insulin. Khi đó hàm lượng Insulin trong máu rất ít, không thể điều hòa lượng đường cơ thể tiếp nhận.

Khi mắc bệnh tiểu đường type 1, người bệnh thường gặp tình trạng đói và mệt, ăn nhiều nhưng cân nặng lại giảm sút nhanh. Bên cạnh đó, người bệnh thường xuyên khát nước, uống nhiều nước và đi tiểu nhiều. Kèm theo đó là miệng và lưỡi bị khô, nhiều vùng da bị ngứa.

Phần lớn tiểu đường type 1 xảy ra ở những đối tượng trẻ và chiếm khoảng 5-10% số trường hợp mắc tiểu đường.

Biến chứng tiểu đường type 1 xảy ra ở những người trẻ

Biến chứng tiểu đường type 1 xảy ra ở những người trẻ

Xem ngay: Dịch vụ khám tổng quát và tầm soát bệnh tại Bệnh viện Gia An 115

Đái tháo đường type 2

Khác với thể tiểu đường type 1, tiểu đường type 2 thường gặp ở những người trong độ tuổi trung niên và người lớn tuổi. Theo các bác sĩ, có 2 cơ chế hình thành bệnh lý tiểu đường type 2, cụ thể:

  • Insulin do tuyến tụy sản xuất không đạt số lượng theo nhu cầu của một cơ thể bình thường
  • Insulin không thể điều hòa được lượng đường nạp vào cơ thể do tế bào beta tuyến tụy phát triển trên nền tảng đề kháng Insulin.

Khi mắc bệnh tiểu đường type 2, người bệnh không nhận thấy các triệu chứng bệnh lý rõ ràng. Các dấu hiệu thường diễn tiến âm thầm. Người bệnh thường phát hiện mắc đái tháo đường một cách tình cờ khi đi khám sức khỏe định kỳ hàng năm.

Đái tháo đường thai kỳ

Đái tháo đường thai kỳ thường được chẩn đoán trong 3 tháng giữa hoặc 3 tháng cuối thai kỳ và không có bằng chứng về đái tháo đường type 1 và type 2 trước đó. Nếu phụ nữ 3 tháng đầu được phát hiện tăng glucose huyết thì xếp loại là đái tháo đường chưa được chẩn đoán, chưa được phát hiện hoặc đái tháo đường trước mang thai và dùng tiêu chí chẩn đoán như người không có thai.

Một số biến chứng nếu không kịp thời phát hiện bệnh có thể nhắc tới như:

  • Ảnh hưởng đến thai nhi: Khi lượng đường quá cao có thể dẫn đến thai nhi bị quá cân. Điều này rất dễ gây ra tai biến cho mẹ và bé trong quá trình vượt cạn. Nguy cơ hạ đường huyết đột ngột sau sinh, trẻ bị phơi nhiễm glucose.
  • Ảnh hưởng đến nhiều cơ quan khác của thai phụ: Như xương, khớp, não bộ, suy giảm trí nhớ hay các bệnh về da...

Biến chứng tiểu đường thai kỳ

Biến chứng tiểu đường thai kỳ

Bệnh đái tháo đường có nguy hiểm không? Nếu không được điều trị đúng phác đồ và phù hợp với từng type tiểu đường, biến chứng bệnh sẽ xuất hiện nhanh chóng và gây nguy hiểm đến cơ thể.

Bệnh đái tháo đường có nguy hiểm không?

Theo thống kê, Việt Nam có tỷ lệ người mắc đái tháo đường cao trong khu vực. Tuy nhiên, nhiều người dân vẫn chưa biết bệnh đái tháo đường có nguy hiểm không? Đây là nguyên nhân chính khiến người bệnh chủ quan và không kịp thời điều trị. Từ đó cơ thể phải chịu hậu quả nặng nề từ bệnh lý.

Biến chứng cấp tính

Một số biến chứng cấp tính do bệnh lý đái tháo đường gây ra như:

  • Hạ đường huyết (Hạ glucose huyết) là biến chứng cấp tính thường gặp ở người bệnh đái tháo đường, là rào cản lớn trong việc kiểm soát đường huyết đạt mục tiêu, kiểm soát chặt cho cả bệnh nhân đái tháo đường type 1 và type 2. Nếu hạ đường huyết mức độ nặng, bệnh nhân có rối loạn ý thức và/hoặc có thay đổi biểu hiện toàn thân thì cần xử trí cấp cứu.
  • Nhiễm toan ceton: Đây là tình trạng nhiễm độc do máu bị toan hóa, vì nồng độ acid. Đây là hậu quả của những chuyển hóa dở dang do thiếu Insulin gây ra. Bệnh nhân có thể tử vong nếu không được cấp cứu kịp thời.
  • Tăng áp lực thẩm thấu: Đường huyết quá cao có thể gây hôn mê do tăng áp lực thẩm thấu, đây là biến chứng nặng và dễ gây tử vong.

Biến chứng nhiễm ceton máu

Biến chứng nhiễm ceton máu (Ảnh minh họa)

Biến chứng mạn tính

Bệnh đái tháo đường có nhiều biến chứng nguy hiểm ảnh hưởng đến cơ thể con người. Một số biến chứng mạn tính có thể bạn chưa biết của đái tháo đường:

  • Biến chứng về thận: Bệnh tiểu đường gây ra các tổn thương mạch máu nhỏ ở thận dẫn đến thận hoạt động kém hiệu quả hoặc suy thận.
  • Biến chứng về thị giác: Hầu hết những người mắc tiểu đường sẽ phát triển một số loại bệnh về mắt làm giảm thị lực hoặc mù lòa. Biến chứng nặng là bệnh võng mạc tăng sinh có thể gây mù lòa.
  • Biến chứng mạch máu lớn: Như bệnh lý mạch vành với các cơn đau thắt ngực điển hình, nhồi máu cơ tim; bệnh lý mạch máu ngoại biên, tăng huyết áp.
  • Biến chứng thần kinh: Bệnh lý tiểu đường có thể gây tổn thương dây thần kinh, xuất hiện cảm giác tê bì chân tay và rối loạn cảm giác, tổn thương dây thần kinh sọ não.
  • Nguy cơ nhiễm trùng: Đường trong máu cao là môi trường thuận lợi cho vi khuẩn phát triển. Đồng thời, lúc này hệ miễn dịch của cơ thể cũng suy yếu. Vì vậy, rất dễ xuất hiện nhiễm trùng răng lợi, tiết niệu hay sinh dục, các vết loét thương hở. Nguy hiểm nhất là biến chứng bàn chân đái tháo đường.

Đái tháo đường có thể gây ra nhiều biến chứng gây nguy hiểm đến tính mạng. Vì vậy, người bệnh cần chủ động tầm soát để phát hiện sớm về nguy cơ mắc đái tháo đường.

Tiểu đường type 2 không được điều trị kịp thời có thể gây ra biến chứng về thị giác

Tiểu đường type 2 không được điều trị kịp thời có thể gây ra biến chứng về thị giác (Ảnh minh họa internet)

Hướng dẫn tầm soát bệnh lý đái tháo đường

Khuyến cáo từ Bộ Y tế, dù không có triệu chứng, biểu hiện lâm sàng của đái tháo đường, nên tầm soát đái tháo đường ở người trưởng thành ở bất kỳ tuổi nào có thừa cân hoặc béo phì (BMI ≥ 23 kg/m2) và có kèm một trong số các yếu tố nguy cơ sau:

  • Có người thân đời thứ nhất (cha mẹ, anh chị em ruột, con đẻ) mắc tiểu đường
  • Tiền sử bệnh lý tim mạch do xơ vữa động mạch
  • Người ít hoạt động thể lực
  • Tăng huyết áp (huyết áp trên hoặc bằng 140/90 mmHg, hoặc đang điều trị tăng huyết áp)
  • Các tình trạng lâm sàng khác liên quan với kháng insulin (như dấu gai đen: acanthosis nigricans)
  • Hội chứng buồng trứng đa nang
  • HDL cholesterol < 35mg/dL và/hoặc triglyceride > 250mg/dL

Ngoài ra, bất cứ ai từ 45 tuổi trở lên cũng nên làm xét nghiệm để tầm soát, phát hiện đái tháo đường hoặc tiền đái tháo đường. Phụ nữ đã được chẩn đoán đái tháo đường thai kỳ cần theo dõi lâu dài, xét nghiệm ít nhất mỗi 3 năm.

Tiêu chí lựa chọn cơ sở y tế tầm soát đái tháo đường

Tại các cơ sở y tế, bác sĩ sẽ chỉ định thực hiện nghiệm pháp đường huyết trước và sau ăn. Tuy nhiên, để có kết quả chẩn đoán chính xác nhất, bạn nên tìm hiểu và lựa chọn những cơ sở khám chữa bệnh uy tín.

Một số tiêu chí lựa chọn cơ sở tầm soát bệnh đái tháo đường:

  • Cơ sở y tế được cấp phép hoạt động của Bộ Y tế
  • Cơ sở khám chữa bệnh có các chuyên gia, bác sĩ giỏi, nhiều năm kinh nghiệm về Nội Tiết
  • Trang thiết bị xét nghiệm hiện đại và tiên tiến
  • Chất lượng dịch vụ phục vụ tốt, được người bệnh đánh giá cao

Tại TP.HCM, Bệnh viện Gia An 115 quy tụ đội ngũ bác sĩ có trình độ chuyên môn cao được đào tạo bài bản với nhiều năm kinh nghiệm. Bên cạnh đó, Bệnh viện Gia An 115 có sự hỗ trợ chuyên môn từ các chuyên gia cao cấp đầu ngành.

Bệnh viện còn có hệ thống trang thiết bị xét nghiệm hiện đại. Bệnh viện đã đạt tiêu chuẩn quốc tế ISO 15189:2022 trong 2 lĩnh vực xét nghiệm là Huyết học và Hóa sinh.

Bệnh viện Gia An 115 là bệnh viện tư nhân đầu tiên tại miền Nam đạt chứng chỉ ISO 15189:2022

Bệnh viện Gia An 115 là bệnh viện tư nhân đầu tiên tại miền Nam đạt chứng chỉ ISO 15189:2022

Khi đến với Bệnh viện Gia An 115, bạn sẽ được trải nghiệm khám, điều trị bằng những trang thiết bị y tế hiện đại. Bệnh viện cam kết mang lại những dịch vụ y tế chất lượng cao với chi phí phù hợp.

Xem ngay: Bệnh xơ gan kiêng ăn gì? TOP 6+ Loại thực phẩm nên tránh

Kết luận

Bệnh đái tháo đường có thể xảy ra ở tất cả mọi người, mọi độ tuổi. Theo chuyên gia y tế, bệnh đái tháo đường có thể gây ra nhiều biến chứng nếu không kịp thời điều trị. Để phòng bệnh, bạn nên thực hiện chế độ ăn uống, sinh hoạt lành mạnh, khoa học.

Đặt lịch khám ngay, Chúng tôi sẽ liên hệ hỗ trợ bạn!

Vui lòng điền thông tin đặt lịch khám để được phục vụ tốt nhất và rút ngắn thời gian khám bệnh!

028 62 885 886