[Chi tiết] Bệnh đái tháo đường không phụ thuộc insulin là gì?
Bệnh đái tháo đường không phụ insulin là gì? Bài viết sẽ cung cấp các thông tin giúp bạn hiểu rõ. Bạn cũng sẽ biết thêm về các biến chứng nguy hiểm của đái tháo đường và các nguy cơ để từ đó có thể phòng tránh bệnh hiệu quả.
Bệnh đái tháo đường không phụ thuộc insulin là gì?
Bệnh đái tháo đường không phụ thuộc insulin là gì? Đây chính là bệnh lý đái tháo đường type 2, còn hay gọi là đái tháo đường của người lớn tuổi. Đái tháo đường không phụ thuộc insulin chiếm 90-95% các trường hợp đái tháo đường.
Thể bệnh này bao gồm những người thiếu insulin tương đối cùng với đề kháng insulin. Ít nhất ở giai đoạn đầu hoặc có khi suốt cuộc sống người bệnh đái tháo đường type 2 không cần insulin để sống sót. Có nhiều nguyên nhân của đái tháo đường type 2 nhưng chưa có một nguyên nhân chuyên biệt nào.
Bệnh đái tháo đường không phụ thuộc insulin là gì? (Ảnh minh họa internet)
Triệu chứng bệnh đái tháo đường không phụ thuộc insulin
Bệnh đái tháo đường không phụ thuộc insulin thường xuất hiện ở người trưởng thành. Khác với bệnh đái tháo đường type 1, thể bệnh type 2 không có nhiều triệu chứng xuất hiện rõ ràng. Các dấu hiệu thường diễn tiến âm thầm. Người bệnh thường phát hiện mắc đái tháo đường một cách tình cờ khi đi khám sức khỏe.
Đôi khi người bệnh phát hiện bệnh khi thấy những dấu hiệu bất thường trên da. Vùng da quanh cổ, nách… xuất hiện các nốt sần, màu da sạm hơn so với những vùng khác. Đây được gọi là triệu chứng dấu gai đen - một trong những dấu hiệu nhận biết đái tháo đường type 2.
Như vậy có thể thấy, dấu hiệu đái tháo đường type 2 không rõ ràng và dễ khiến người bệnh chủ quan. Tuy nhiên, bác sĩ cảnh báo, bệnh đái tháo đường type 2 có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm nếu không kịp thời điều trị.
Triệu chứng bệnh đái tháo đường không phụ thuộc insulin là gì?(Ảnh minh họa internet)
Xem ngay: [Giải đáp] Rối loạn giấc ngủ có chữa được không?
Bệnh đái tháo đường không phụ thuộc insulin có nguy hiểm không?
Biến chứng bệnh đái tháo đường type 2 bao gồm biến chứng cấp tính và mạn tính. Nếu không kiểm soát tốt, bệnh lý đái tháo đường type 2 có thể dẫn đến mối nguy hiểm khôn lường cho người bệnh.
Biến chứng cấp tính
Bệnh đái tháo đường type 2 có nhiều biến chứng cấp tính nguy hiểm đe dọa tính mạng người bệnh. Có thể kể đến một số biến chứng cấp tính nguy hiểm như:
- Nhiễm toan ceton: Khi cơ thể không sản xuất đủ insulin hoặc đề kháng insulin đường trong máu không được chuyển hóa. Vì vậy, cơ thể bắt đầu phân hủy chất béo làm năng lượng hoạt động, gây nên tình trạng tích tụ acid máu ở mức cao. Nếu không kịp thời phát hiện, người bệnh có thể gặp nguy hiểm đến tính mạng.
- Tăng đường huyết có tăng áp lực thẩm thấu: Đường huyết quá cao có thể gây hôn mê do tăng áp lực thẩm thấu, đây là biến chứng nặng và dễ gây tử vong.
- Nhiễm toan lactic là tình trạng toan chuyển hóa với tăng khoảng trống anion do tăng lactate máu > 5 mmol/L. Người bệnh thường có triệu chứng yếu mệt nhiều, buồn nôn, nôn và đau bụng. Các dấu hiệu gồm thở nhanh, rối loạn ý thức, mất nước trung bình, đái ít, giảm nhiệt độ, giảm huyết áp và shock.
Biến chứng mạn tính
Một số biến chứng mạn tính của bệnh lý đái tháo đường type 2:
- Biến chứng về thận: Bệnh tiểu đường gây ra các tổn thương mạch máu nhỏ ở thận dẫn đến thận hoạt động kém hiệu quả hoặc suy thận.
- Biến chứng về thị giác: Hầu hết những người mắc tiểu đường sẽ phát triển một số loại bệnh về mắt làm giảm thị lực hoặc mù lòa. Biến chứng nặng là bệnh võng mạc tăng sinh có thể gây mù lòa.
- Biến chứng mạch máu lớn: Như bệnh lý mạch vành với các cơn đau thắt ngực điển hình, nhồi máu cơ tim; bệnh lý mạch máu ngoại biên, tăng huyết áp.
- Biến chứng thần kinh: Bệnh lý tiểu đường có thể gây tổn thương dây thần kinh, xuất hiện cảm giác tê bì chân tay và rối loạn cảm giác, tổn thương dây thần kinh sọ não.
- Nguy cơ nhiễm trùng: Đường trong máu cao là môi trường thuận lợi cho vi khuẩn phát triển. Đồng thời, lúc này hệ miễn dịch của cơ thể cũng suy yếu. Vì vậy, rất dễ xuất hiện nhiễm trùng răng lợi, tiết niệu hay sinh dục, các vết loét thương hở. Nguy hiểm nhất là biến chứng bàn chân đái tháo đường.
Biến chứng bệnh đái tháo đường không phụ thuộc insulin là gì? Biến chứng mạch máu lớn (Ảnh minh họa internet)
Chế độ dinh dưỡng, sinh hoạt ngăn chặn biến chứng bệnh
Chế độ dinh dưỡng lành mạnh có vai trò quan trọng trong việc kiểm soát đái tháo đường không phụ thuộc insulin. Bạn nên chú ý một số điều sau:
- Thực hiện chế độ ăn uống hợp lý, cân đối các thành phần glucid 50-60%, protein 15-20%, lipid 20-30% tổng số calo trong ngày.
- Nên ưu tiên các loại thực phẩm có chỉ số đường huyết thấp.
- Đái tháo đường type 2 cần ăn đủ 3 bữa chính: sáng, trưa, tối. Bệnh nhân đang tiêm insulin có thể chia 4-5 bữa phòng hạ đường huyết.
- Để đảm bảo không bị tăng đường huyết sau bữa ăn và hạ đường huyết xa bữa ăn, nên chia nhỏ các bữa ăn trong ngày.
- Tập luyện tối thiểu 30 phút/ngày và 5 ngày/tuần. Lưu ý kiểm tra đường huyết, huyết áp, tình trạng tim mạch trước và sau khi tập. Có thể tập các bài tập như đi bộ, bơi lội, cầu lông, leo cầu thang… theo thể trạng của người bệnh.
Khuyến cáo tầm soát bệnh lý đái tháo đường không phụ thuộc insulin
Nếu bị tiểu đường type 2, cơ thể sẽ khó sử dụng insulin và không thể giữ lượng đường trong máu ở mức bình thường. Khuyến cáo thực hiện khám tổng quát định kỳ, xét nghiệm để tầm soát, phát hiện đái tháo đường hoặc tiền đái tháo đường ở tất cả mọi người từ 45 tuổi trở lên.
Ngoài ra, người trưởng thành ở bất cứ độ tuổi nào có thừa cân hoặc béo phì (BMI trên hoặc bằng 23kg/m2) và có một trong số các yếu tố nguy cơ cao dưới đây cần thực hiện xét nghiệm để tầm soát, phát hiện đái tháo đường hoặc tiền đái tháo đường:
- Cha mẹ, anh chị em ruột có người mắc tiểu đường type 2
- Tiền sử bệnh tim mạch do xơ vữa động mạch
- Người ít hoạt động thể lực
- Tăng huyết áp (huyết áp trên hoặc bằng 140/90 mmHg, hoặc đang điều trị tăng huyết áp)
- Các tình trạng lâm sàng khác liên quan với kháng insulin (như dấu gai đen: acanthosis nigricans).
- Hội chứng buồng trứng đa nang
- HDL cholesterol < 35mg/dL (0,9mmol/L) và/hoặc triglyceride > 250mg/dL (2,8mmol/L).
Ngoài ra, phụ nữ đã được chẩn đoán đái tháo đường thai kỳ cần theo dõi lâu dài, xét nghiệm ít nhất mỗi 3 năm.
Người có tiền sử đái tháo đường thai kỳ có nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường type 2 (Ảnh minh họa internet)
Từ những yếu tố nguy cơ của bệnh lý đái tháo đường type 2, người bệnh cần biết cách phòng tránh bệnh lý kịp thời. Trong phần dưới đây, chuyên gia Nội tiết sẽ cung cấp cho bạn những cách phòng tránh bệnh đái tháo đường type 2.
Kiểm tra sức khỏe kịp thời phát hiện tiền đái tháo đường
Hiện nay, đái tháo đường không phụ thuộc insulin đang có xu hướng ngày càng gia tăng. Vì vậy, các bác sĩ khuyến cáo ngoài kiểm tra sức khỏe định kỳ, những người có nguy cơ cao cần chủ động thực hiện tầm soát để phát hiện sớm tiền đái tháo đường và đái tháo đường, từ đó có thể phòng và điều trị bệnh kịp thời, kiểm soát đường huyết hiệu quả.
Bạn nên tìm hiểu và lựa chọn những cơ sở khám chữa bệnh đáp ứng các tiêu chí như:
- Cơ sở y tế được cấp phép hoạt động của Bộ Y tế
- Cơ sở khám chữa bệnh có các chuyên gia, bác sĩ giỏi, nhiều năm kinh nghiệm, đặc biệt là có các bác sĩ giỏi về Nội tiết
- Trang thiết bị khám chữa bệnh hiện đại
- Chất lượng dịch vụ tốt, được nhiều người bệnh đánh giá cao
Tại Khu Y tế kỹ thuật cao Hoa Lâm Shangri-La, TP.HCM, Bệnh viện Gia An 115 là nơi bạn có thể đặt trọn niềm tin khi đến thăm khám.
Bệnh viện Gia An 115 quy tụ đội ngũ bác sĩ có trình độ chuyên môn cao về Nội tiết được đào tạo bài bản với nhiều năm kinh nghiệm. Đặc biệt, Bệnh viện còn hợp tác với các chuyên gia cao cấp đầu ngành ở đa dạng các chuyên khoa.
Khi đến với Bệnh viện Gia An 115, người bệnh sẽ được trải nghiệm khám, điều trị bằng những trang thiết bị y tế hiện đại. Bệnh viện cam kết mang lại những dịch vụ y tế chất lượng cao với chi phí hợp lý.
Tầm soát sức khỏe định kỳ để phát hiện bệnh
Cách phòng tránh mắc bệnh đái tháo đường không phụ thuộc insulin
Dinh dưỡng lành mạnh, kiểm soát cân nặng... là những điều bạn nên làm để phòng tránh đái tháo đường. Dưới đây là một số biện pháp phòng bệnh được khuyến cáo bởi các bác sĩ:
- Dinh dưỡng: Bổ sung nhiều rau xanh trong khẩu phần ăn là cách đơn giản giúp bạn ngăn chặn đái tháo đường. Hãy giảm dầu mỡ, thịt đỏ từ động vật. Thay vào đó, hãy sử dụng thêm các loại hạt nguyên cám, rau xanh giàu chất xơ để có cân nặng hợp lý.
- Kiểm soát cân nặng: Điều này rất quan trọng, có thể giúp phòng tránh mắc bệnh đái tháo đường. Bởi lẽ những người thừa cân, béo phì có nguy cơ cao mắc bệnh lý này.
- Không uống rượu bia: Uống rượu bia thường xuyên gây ra nhiều bệnh, trong đó có mỡ máu cao và làm tăng nguy cơ mắc đái tháo đường.
- Hoạt động thể lực: Nên chơi thể thao tối thiểu 30 phút mỗi ngày. Năng động trong mọi hoạt động giúp bạn linh hoạt, tránh ngồi một chỗ quá lâu khi làm việc. Nên bước đi từ 5-10 phút sau 1 giờ làm việc ngồi tại chỗ.
Dinh dưỡng phòng bệnh đái tháo đường không phụ thuộc insulin là gì (Ảnh minh họa internet)
Bệnh đái tháo đường không phụ thuộc insulin là gì? Đó chính là bệnh đái tháo đường type 2, xảy ra do các tế bào trong cơ thể không sử dụng insulin hiệu quả - còn gọi là đề kháng insulin. Bệnh thường xảy ra ở người trung niên và đang ngày càng trẻ hóa. Tầm soát phát hiện bệnh sớm và điều trị phù hợp, kiểm soát tốt đường huyết sẽ giúp ngăn chặn các biến chứng nguy hiểm của bệnh.