Hotline: 1800 9045

Giải đáp: “Đái tháo đường có phải tiểu đường không?”

Đái tháo đường có phải tiểu đường không là vấn đề được nhiều người quan tâm. Theo thống kê năm 2021, toàn thế giới có khoảng 537 triệu người trưởng thành bị đái tháo đường. Hiểu đúng về bệnh cũng như nguyên tắc phòng ngừa, kiểm soát đường huyết ngăn chặn biến chứng là rất cần thiết.

Đái tháo đường là gì?

Đái tháo đường là bệnh rối loạn chuyển hóa, có đặc điểm tăng glucose huyết mạn tính do khiếm khuyết về tiết insulin, về tác động của insulin hoặc cả hai. Tăng glucose mạn tính trong thời gian dài gây nên những rối loạn chuyển hóa carbohydrate, protide, lipide, gây tổn thương ở nhiều cơ quan khác nhau, đặc biệt là ở tim và mạch máu, thận, mắt, thần kinh.

Đái tháo đường có phải tiểu đường không?

Đái tháo đường có phải tiểu đường không? Câu trả lời là “Có”. Đái tháo đường hay còn được biết đến với gọi là tiểu đường.

Tại Việt Nam, bệnh đang ngày càng phổ biến. Cả nước hiện có khoảng 7 triệu người mắc đái tháo đường. Đáng chú ý, hơn 55% bệnh nhân đã có biến chứng, gồm cả là biến chứng về tim mạch, biến chứng về mắt, biến chứng về thần kinh, biến chứng về thận.

Đái tháo đường có phải tiểu đường không?

Đái tháo đường có phải tiểu đường không? - Câu trả lời là Có (Ảnh internet)

Xem ngay: Giấy khám sức khỏe A3 có công dụng gì? Khám ở đâu uy tín?

Dấu hiệu cảnh báo bệnh đái tháo đường?

Đái tháo đường là bệnh nguy hiểm với nhiều biến chứng nặng nề. Nhận biết bệnh sớm để kiểm soát bệnh hiệu quả sẽ giúp ngăn chặn các biến chứng.

Một số dấu hiệu thường gặp của bệnh đái tháo đường:

  • Liên tục khát nước: Một trong những dấu hiệu thường gặp và dễ thấy nhất của bệnh đái tháo đường là khát nước liên tục. Điều này được lý giải là do lượng đường trong máu tăng cao, cơ thể kích hoạt đào thải đường thì nước trong cơ thể cũng sẽ đào thải cùng. Hoạt động này xảy ra liên tục khiến cơ thể thiếu nước và bạn sẽ cảm thấy khát nước liên tục.
  • Đi tiểu nhiều: Theo tài liệu y khoa, một người bình thường sẽ đi tiểu 4-7 lần/ngày. Nếu bạn đi tiểu hơn 7 lần/ngày, có thể nghi ngờ đái tháo đường. Đó là do cơ thể cố gắng đào thải lượng đường dư thừa ra ngoài qua thận dẫn đến tăng số lần đi tiểu. Điều này cũng liên quan mật thiết đến việc bạn thường xuyên có cảm giác khát nước.
  • Ăn nhiều nhưng vẫn sụt cân: Đường sẽ được chuyển thành năng lượng để nuôi cơ thể. Khi bạn bị đái tháo đường, lượng đường sẽ đào thải qua nước tiểu. cơ thể thiếu năng lượng hoạt động và tìm cách bù đắp bằng cách đốt cháy chất béo và cơ bắp với tốc độ nhanh, dẫn đến sụt cân. Đây chính là nguyên nhân khiến bạn bị sụt cân nhanh dù lượng thức ăn nạp vào cơ thể vẫn giữ nguyên, thậm chí là tăng so với bình thường.
  • Xuất hiện các vùng da sạm đặc biệt ở vùng cổ, nách, bẹn. Đây có thể là “dấu gai đen” biểu hiện rõ nhất của bệnh lý đái tháo đường type 2. 

Hội chứng dấu gai đen khi mắc đái tháo đường type 2

Hội chứng dấu gai đen khi mắc đái tháo đường type 2 (Ảnh minh họa internet)

Tầm soát phát hiện đái tháo đường và tiền đái tháo đường

Tiền đái tháo đường là tình trạng bệnh lý khi nồng độ glucose máu cao hơn bình thường nhưng chưa đạt tiêu chí chẩn đoán đái tháo đường. Bao gồm những người rối loạn dung nạp glucose hoặc tăng HbA1c. Tiền đái tháo đường là giai đoạn trung gian giữa cơ thể bình thường và đái tháo đường type 2. Khoảng 5-10% người tiền đái tháo đường sẽ trở thành bệnh lý đái tháo đường hàng năm và tổng cộng có 70% người tiền đái tháo đường sẽ trở thành đái tháo đường thật sự. 

Người trưởng thành ở bất cứ độ tuổi nào có thừa cân hoặc béo phì (BMI trên hoặc bằng 23kg/m2) và có một trong số các yếu tố nguy cơ cao dưới đây cần thực hiện xét nghiệm để tầm soát, phát hiện đái tháo đường hoặc tiền đái tháo đường:

  • Cha mẹ, anh chị em ruột có người mắc đái tháo đường
  • Tiền sử bệnh tim mạch do xơ vữa động mạch
  • Người ít hoạt động thể lực
  • Tăng huyết áp (huyết áp trên hoặc bằng 140/90 mmHg, hoặc đang điều trị tăng huyết áp)
  • Các tình trạng lâm sàng khác liên quan với kháng insulin (như dấu gai đen: acanthosis nigricans).
  • Hội chứng buồng trứng đa nang
  • HDL cholesterol < 35mg/dL (0,9mmol/L) và/hoặc triglyceride > 250mg/dL (2,8mmol/L).

Ngoài ra, tất cả mọi người từ 45 tuổi trở lên cần thực hiện xét nghiệm để tầm soát, phát hiện đái tháo đường hoặc tiền đái tháo đường. Phụ nữ đã được chẩn đoán đái tháo đường thai kỳ cần theo dõi lâu dài, xét nghiệm ít nhất mỗi 3 năm.

Theo khuyến cáo từ các bác sĩ, bệnh lý đái tháo đường cần được phát hiện sớm và điều trị hiệu quả nhằm ngăn chặn các biến chứng nguy hiểm. Tầm soát bệnh đái tháo đường định kỳ là rất cần thiết. Nếu kết quả khi tầm soát bình thường, xét nghiệm sẽ được chỉ định lại trong vòng từ 1-3 năm sau hoặc ngắn hơn phụ thuộc vào kết quả ban đầu và các yếu tố nguy cơ.

Hiện nay, có rất nhiều cơ sở y tế uy tín có thể thực hiện các nghiệm pháp đường huyết để phát hiện bệnh và các nguy cơ mắc bệnh. Tuy nhiên, người bệnh vẫn nên tìm hiểu và lựa chọn kỹ các cơ sở được Bộ Y tế cấp phép.

Tại khu vực phía Nam, Bệnh viện Gia An 115 được nhiều người bệnh đánh giá là cơ sở y tế khám và điều trị đái tháo đường chất lượng, hiệu quả.

  • Đội ngũ bác sĩ có chuyên môn giỏi
  • Hệ thống trang thiết bị y tế hiện đại
  • Chi phí hợp lý
  • Chất lượng dịch vụ tận tâm.

Xem ngay: Khám sức khỏe tổng quát ở Hồ Chí Minh tại Bệnh viện Gia An 115

Ngăn chặn tiền đái tháo đường phát triển thành đái tháo đường

Tập luyện thể lực, chế độ dinh dưỡng phù hợp và thay đổi lối sống là 3 yếu tố quan trọng giúp kiểm soát lượng đường huyết, ngăn chặn tiền đái tháo đường phát triển thành đái tháo đường.

Hoạt động thể lực phù hợp

Người tiền đái tháo đường cần duy trì tập luyện và hoạt động thể lực nhằm mục đích tiêu hao khoảng 700 calo/ tuần tương đương với mức độ tập luyện cường độ trung bình 150 phút/tuần như đi bộ nhanh. Tối thiểu 30 phút mỗi ngày, ít nhất 5 ngày trong 1 tuần.

Hạn chế thời gian ngồi tĩnh, tăng cường hoạt động trong ngày, kết hợp nhiều bài tập vận động khác nhau. Lựa chọn bài tập và mức độ tùy từng cá nhân. Tập luyện giúp tăng độ nhạy insulin, cải thiện lipid máu, giảm huyết áp, cải thiện kiểm soát glucose máu, giảm nguy cơ tim mạch, giảm cân, tăng lượng cơ và sức bền. Đặc biện người tập luyện đều đặn có thể ngăn tiền đái tháo đường tiến triển thành tiểu đường type 2.

Chế độ dinh dưỡng kiểm soát cân nặng phòng đái tháo đường

Một số lưu ý khi thiết lập thực đơn ăn uống dành cho người bệnh tiền đái tháo đường có mức cân nặng nằm trong nhóm nguy cơ cao, bao gồm:

  • Người thừa cân béo phì cần giảm cân, mục tiêu giảm 5 - 10% trọng lượng cơ thể trong vòng 3-6 tháng. Do vậy mức năng lượng khẩu phần ăn cũng giảm dần 250 - 500 kcal/ngày (giảm từng giai đoạn, không giảm đột ngột).
  • Cân bằng năng lượng để kiểm soát cân nặng từ thực phẩm: Glucid: 50-60% tổng năng lượng, Lipid: 20-30% tổng năng lượng, Protein: 15-20% tổng năng lượng
  • Mức năng lượng lý tưởng khởi đầu với mức năng lượng 20-30 kcal/kg cân nặng lý tưởng/ngày.

Chế độ dinh dưỡng giúp ngăn ngừa biến chứng đái tháo đường

Chế độ dinh dưỡng giúp ngăn ngừa biến chứng đái tháo đường (Ảnh minh họa internet)                 

Bệnh đái tháo đường có phải tiểu đường không? Câu trả lời là “có”. Bệnh đái tháo đường có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm đến tính mạng. Vì vậy, người bệnh nên chủ động tầm soát đái tháo đường và tuân thủ điều trị nếu có bệnh. Bên cạnh đó, hãy chú ý các lời khuyên dinh dưỡng và chế độ tập luyện để thực hiện giúp ổn định lượng đường huyết.

Đặt lịch khám ngay, Chúng tôi sẽ liên hệ hỗ trợ bạn!

Vui lòng điền thông tin đặt lịch khám để được phục vụ tốt nhất và rút ngắn thời gian khám bệnh!

028 62 885 886