Xét nghiệm glucose máu có ý nghĩa gì?
Xét nghiệm Glucose máu là một trong những xét nghiệm cần thiết để xác định lượng glucose trong máu của bạn ở phạm vi nào; giúp chẩn đoán và theo dõi lượng Glucose ở người bị bệnh tiểu đường, tiền tiểu đường.
Xét nghiệm định lượng glucose máu là gì mời bạn xem chi tiết để hiểu rõ hơn nhé!
Glucose là gì?
Glucose là nguồn năng lượng chính cho tế bào cơ thể và là nguồn năng lượng duy nhất cho não, hệ thần kinh, nguồn cung cấp phải có sẵn, ổn định và được duy trì ở mức tương đối hằng định liên tục trong máu. Trong quá trình tiêu hóa thức ăn và các Carbohydrate khác (đường mía, sữa…), được tiêu hóa thành Glucose (và các chất dinh dưỡng khác), chúng được hấp thu qua ruột non rồi đi khắp cơ thể. Sử dụng Glucose để sản xuất năng lượng phụ thuộc vào Insulin, một nội tiết tố được sản xuất bởi tuyến tụy.
Xét nghiệm đường máu có những loại nào?
- Xét nghiệm đường huyết lúc đói: Đây là xét nghiệm được tiến hành sau khi nhịn ăn tối thiểu 8 tiếng, bệnh nhân không ăn uống gì, ngoại trừ nước lọc. Xét nghiệm đường trong máu lúc đói là xét nghiệm đầu tiên để chẩn đoán tiền tiểu đường và bệnh tiểu đường.
- Xét nghiệm đường huyết ngẫu nhiên: Giống với tên xét nghiệm bạn có thể thực hiện vào bất cứ lúc nào trong ngày. Xét nghiệm không yêu cầu người bệnh phải nhịn ăn và có thể tiến hành nhiều lần trong ngày. Trong trường hợp nồng độ đường trong ngày không ổn định thì cần được kiểm tra và thăm khám kỹ càng hơn.
- Nghiệm pháp dung nạp Glucose đường uống: Đây là xét nghiệm tiểu đường và rối loạn dung nạp đường huyết. Mẫu máu được lấy sau khi uống chất lỏng có chứa đường. Xét nghiệm dung nạp Glucose đường uống thường được áp dụng chẩn đoán tiểu đường thai kỳ.
- Xét nghiệm HbA1cmáu: Xét nghiệm nhằm mục đích đo lượng đường ở dạng kết hợp với hồng cầu trong máu. Về thực chất xét nghiệm HbA1c máu có thể sử dụng để chẩn đoán tiểu đường. Bên cạnh đó, lượng HbA1c còn có thể dùng để đánh giá nồng độ đường trung bình trong máu trong thời gian dài, cho biết người bị tiểu đường có đang kiểm soát bệnh tốt hay không. Và chúng còn được gọi là đường huyết ước đoán.
Xem thêm: Khám sức khỏe đi nước ngoài lao động cần làm những gì?
Khi nào cần xét nghiệm glucose máu?
Hiện nay tỷ lệ mắc bệnh rối loạn chuyển hóa nói chung và bệnh tiểu đường nói riêng đang ngày càng gia tăng, có thể xuất hiện ở mọi lứa tuổi, kể cả trẻ em. Bệnh tiểu đường có thể tồn tại trong nhiều năm mà không có triệu chứng nào hoặc triệu chứng không rõ ràng. Vì vậy mà xét nghiệm này được đưa vào chương trình khám sức khỏe tổng quát định kỳ mỗi 6 tháng đến 1 năm để kịp thời phát hiện chỉ số đường huyết bất thường. Nhất là ở những đối tượng nguy cơ của bệnh tiểu đường:
- Trên 45 tuổi.
- Thừa cân béo phì.
- Rối loạn lipid máu (triglyceride hoặc cholesterol LDL cao).
- Lối sống ít vận động.
- Có tiền sử gia đình mắc bệnh tiểu đường tuýp 1 hoặc tuýp 2.
- Tăng huyết áp.
- Phụ nữ bị tiểu đường thai kỳ.
- Tiền tiểu đường (có lượng đường trong máu cao nhưng chưa cao đến mức có thể chẩn đoán là tiểu đường).
- Có tiền sử kháng insulin.
- Tiền sử ngưng thở khi ngủ.
Bác sĩ sẽ chỉ định xét nghiệm này nếu nghi ngờ một người bị bệnh tiểu đường. Một số biểu hiện thường gặp của bệnh tiểu đường là:
- Thường xuyên thấy khát nước và cơn khát tăng dần;
- Khô miệng;
- Đi tiểu thường xuyên;
- Giảm cân không rõ nguyên nhân;
- Đói nhiều hơn;
- Ngứa ran ở bàn tay hoặc bàn chân;
- Mờ mắt;
- Các vết thương lâu lành.
Phụ nữ đang mang thai cũng nên làm xét nghiệm này để tầm soát, đặc biệt là phụ nữ mang thai có các yếu tố nguy cơ tiểu đường là: hội chứng tiền tiểu đường, hội chứng buồng trứng đa nang, thừa cân béo phì hoặc tăng cân quá nhiều trong thai kỳ.
8 xét nghiệm máu không cần nhịn ăn Click xem chi tiết
Xem thêm: Có cần khám sức khỏe tổng quát cho trẻ em không? Một số lưu ý
* Cách đọc chỉ số xét nghiệm đường máu
Chỉ số Glucose trong máu bao nhiêu là bình thường?
Trong máu của mỗi chúng ta luôn tồn tại một lượng Glucose nhất định. Glucose nắm giữ vai trò là năng lượng cho mọi hoạt động. Và chỉ số Glucose của người bình thường là:
- Chỉ số Glucose đạt 90 - 130 mg/dl (tức 5 - 7,2 mmol/l) lúc đói, cách bữa ăn gần nhất tối thiểu 8 tiếng.
- Chỉ số Glucose dưới 180 mg/dl (tức 10 mmol/l) ở thời điểm sau ăn khoảng 1 tiếng.
- Chỉ số Glucose đạt từ 100 - 150 mg/l (tức 6 - 8,3 mmol/l) ở thời điểm sau ăn 2 tiếng.
Chỉ số Glucose trong máu bao nhiêu là tiểu đường?
Đối với bệnh nhân mắc bệnh tiểu đường chỉ số Glucose sẽ có sự khác biệt. Kết quả này có thể cao hoặc thấp hơn khi so với những người bình thường.
Trường hợp 1: Đo chỉ số Glucose lúc đói kết quả là 126 mg/dl (7 mmol/l) trở lên thì chứng tỏ đã bị tiểu đường. Tuy nhiên cần đo lần hai để có kết quả chính xác hơn. Vì đôi khi các các chỉ số đo được cũng có sự thay đổi và không đồng nhất. Trong trường hợp chỉ số đo được dưới 110 mg/dl nên đến bệnh viện thăm khám để được bác sĩ tư vấn.
Trường hợp 2: Chỉ số Glucose đo được lúc đói trong khoảng 110 - 126 mg/dl thì rơi vào trường hợp rối loạn dung nạp đường huyết lúc đói. Hay nói cách khác, đây chính là giai đoạn tiền tiểu đường. Trên thực tế, có khoảng 40% những người có chỉ số Glucose như trên bị tiểu đường sau 4 đến 5 năm. Nói cách khác thì đây là giai đoạn tiền tiểu đường. Có khoảng 40% người có chỉ số Glucose như này sẽ mắc bệnh tiểu đường trong 4 - 5 năm sau.
Vì vậy, trong mọi tình huống chúng ta không nên chủ quan, xét nghiệm kiểm tra đường máu khi có nghi ngờ. Song song với đó, nên kiểm tra tại cơ sở y tế uy tín để được bác sĩ tư vấn và đưa ra hướng điều trị đúng ngay từ đầu. Nhờ vậy người bệnh sẽ không phải đối mặt với những biến chứng nguy hiểm của tiểu đường.
Những lưu ý khi làm xét nghiệm Glucose máu
Tùy thuộc vào từng loại xét nghiệm mà người bệnh cần chuẩn bị trước một số vấn đề. Cụ thể hơn:
- Nếu làm xét nghiệm đường huyết đói không được ăn hoặc uống trong 8 tiếng trước khi xét nghiệm. Nếu quá khát bạn có thể uống nước lọc. Đó chính là lý do bạn nên thực hiện loại xét nghiệm này vào buổi sáng. Hoặc gọi điện đến bệnh viện để đặt lịch cụ thể và chính xác để xét nghiệm.
- Đối với xét nghiệm lượng đường trong máu bất kỳ, người bệnh có thể ăn uống.
- Stress nghiêm trọng là lý do làm cho lượng đường trong máu tăng tạm thời. Thế nên, người bệnh cần chú ý luôn giữ cho tình thần thoải mái vui vẻ để kết quả xét nghiệm chính xác hơn.
- Người bệnh nên thông báo cho bác sĩ về các loại thuốc đang sử dụng. Bao gồm: thuốc kê đơn, thuốc không kê đơn, thực phẩm chức năng, thảo dược… Vì trên thực tế có nhiều loại thuốc có thể làm ảnh hưởng đến kết quả xét nghiệm đường máu. Ví dụ: Acetaminophen, Corticosteroids, Steroids…
ThS. Nguyễn Cẩm Tú - Trưởng khoa Xét nghiệm, Bệnh viện Gia An 115
Khoa xét nghiệm Bệnh viện Gia An 115 đạt chứng nhận Quốc tế ISO 15189:2012
Bệnh viện Gia An 115 là bệnh viện đa khoa tập trung vào các chuyên khoa sâu: Tim mạch, Hô hấp, Thần kinh, Ung bướu, Nội tiết, Tiêu hóa, Thận - Tiết niệu, Lọc máu - Thay huyết tương, Chấn thương chỉnh hình, Vật lý trị liệu - Phục hồi chức năng.
Bệnh viện tọa lạc tại khu vực cửa ngõ miền Tây, là nơi ứng dụng các phương pháp chẩn đoán và điều trị hiện đại, mang đến cho cộng đồng một dịch vụ y tế chuẩn mực cao.
Bệnh viện thực hiện nhiều kỹ thuật cao như can thiệp tim mạch và bệnh lý mạch máu não, điều trị ung thư với kỹ thuật tiên tiến, phẫu thuật nội soi, can thiệp xâm lấn tối thiểu bệnh lý Gan - Mật - Tụy, chấn thương chỉnh hình, siêu lọc máu… đồng thời không ngừng nâng cao chất lượng dịch vụ để mang đến sự hài lòng cao nhất cho bệnh nhân và người thân.
Bệnh viện đã thông tuyến Bảo hiểm y tế, tất cả thẻ BHYT không phân biệt nơi khám chữa bệnh ban đầu đều được hưởng đúng tuyến trong mọi trường hợp khám bệnh ngoại trú và điều trị nội trú.
Địa chỉ: Số 05, Đường 17A, Khu phố 11, P. Bình Trị Đông B, Q. Bình Tân, TP. HCM
Tổng đài tư vấn: (028) 62 885 886 - 0898 333 115
Cấp cứu: (028) 62 655 115
Xem thêm: Khám sức khỏe theo Thông tư 14 - Cập nhật Thông tư 32 BYT