Hotline: 1800 9045

Ăn sáng rồi có xét nghiệm tiểu đường được không? Các lưu ý cần biết

Rất nhiều người đã lên kế hoạch đi khám tiểu đường (đái tháo đường) kỹ lưỡng nhưng lại quên mất việc nhịn ăn sáng. Cùng với đó, sự nhiễu loạn giữa các thông tin “ phải nhịn ăn” và “không cần nhịn ăn” khiến họ cảm thấy bối rối, không biết phải làm sao. Vậy, lỡ ăn sáng rồi có xét nghiệm tiểu đường được không? Cùng giải đáp vấn đề này trong bài viết dưới đây.

Tổng quan về xét nghiệm tiểu đường

Trước khi tìm hiểu câu hỏi “Ăn sáng rồi có xét nghiệm tiểu đường được không?”, người bệnh cần hiểu rõ nguyên lý và các yêu cầu dành riêng cho từng loại xét nghiệm. Xét nghiệm tiểu đường là phương pháp y tế giúp xác định nồng độ đường (glucose) trong máu. Nếu cơ thể ngưng sản xuất insulin hoặc kháng lại insulin-một loại hormone giúp vận chuyển glucose từ máu vào tế bào, chỉ số đường huyết sẽ cao hơn bình thường.

Xét nghiệm tiểu đường là phương tiện quan trọng để chẩn đoán và quản lý bệnh tiểu đường hiệu quả. Có nhiều loại khác nhau, tùy thuộc vào tình huống cụ thể mà bạn có thể cần thực hiện một số loại sau đây:

  • Xét nghiệm đường huyết ngẫu nhiên: Có thể thực hiện ở bất kỳ thời điểm nào trong ngày, phù hợp với những trường hợp cấp cứu hoặc có triệu chứng nghi ngờ mắc bệnh tiểu đường. Người thực hiện không cần nhịn ăn khi thực hiện xét nghiệm này.
  • Xét nghiệm đường huyết khi đói: Là phương pháp phổ biến nhất được sử dụng để chẩn đoán tiểu đường hoặc tiền tiểu đường. Bạn cần nhịn ăn 6-8 tiếng trước giờ lấy máu.
  • Xét nghiệm dung nạp glucose: Được thực hiện sau khi bạn uống dung dịch chứa 75g đường. Thời gian lấy mẫu thường là sau 2 giờ kể từ khi uống. Người bệnh cần nhịn ăn 10-12 tiếng trước khi thực hiện xét nghiệm.
  • Xét nghiệm HbA1c: Giúp xác định mức độ đường huyết trung bình trong khoảng 2-3 tháng gần đây. Xét nghiệm này hỗ trợ bác sĩ đánh giá khả năng kiểm soát đường huyết của cơ thể và không yêu cầu người thực hiện phải nhịn ăn.

Bất cứ ai cũng có thể yêu cầu làm xét nghiệm tiểu đường, nhất là trong các đợt khám sức khỏe định kỳ hàng năm. Ngoài ra, bác sĩ có thể chỉ định thực hiện xét nghiệm này trong các tình huống như:

  • Có triệu chứng tăng đường huyết kinh điển như: ăn nhiều, uống nhiều, khát nhiều, tiểu nhiều nhưng người gầy hoặc thậm chí sút cân.
  • Xuất hiện tình trạng hạ đường huyết như: hoa mắt, chóng mặt, chân tay run lạnh, nhịp tim tăng nhanh không rõ nguyên nhân.
  • Điều trị kéo dài bằng các thuốc ảnh hưởng đến đường huyết, điển hình như corticoid.
  • Phụ nữ có thai trong giai đoạn 24-28 tuần cần tầm soát tiểu đường thai kỳ.
  • Bệnh nhân đã được chẩn đoán mắc tiểu đường thực hiện khám định kỳ.

Xét nghiệm tiểu đường cho phép xác định nồng độ glucose trong máu (Ảnh minh họa internet)

Xem ngay: Dịch vụ khám tổng quát trọn gói tại Bệnh viện Gia An 115

Ăn sáng rồi có xét nghiệm tiểu đường được không?

Quay lại câu hỏi: Ăn sáng rồi có xét nghiệm tiểu đường được không? Đáp án là: Có thể. Tuy nhiên quá trình thăm khám sẽ phức tạp hơn. Bởi lẽ, theo nguyên tắc, bệnh nhân khám tiểu đường cần nhịn ăn từ 6-8 tiếng trước khi làm xét nghiệm. Thời điểm này, nồng độ đường huyết đã được cơ thể điều chỉnh ở mức ổn định, các bất thường dễ dàng bộc lộ thông qua chỉ số xét nghiệm.

Nếu thực hiện đúng nguyên tắc (đã nhịn ăn sáng), người bệnh chỉ cần lấy mẫu xét nghiệm để kiểm tra chỉ số đường huyết lúc đói. Chỉ số đường huyết lúc đói vượt quá 126mg/ dL (hoặc 7mmol/ L) đồng nghĩa rằng bạn đang bị tiểu đường. Nếu lỡ ăn sáng, quá trình thăm khám có thể phức tạp hơn, cụ thể như sau:

  • Trường hợp 1: Bệnh nhân được chỉ định thực hiện xét nghiệm đường huyết ngẫu nhiên và chỉ số vượt mức 200mg/ dL (hoặc 11,1mmol/ L). Lúc này, người bệnh được chẩn đoán mắc tiểu đường và tiếp nhận phác đồ điều trị của bác sĩ.
  • Trường hợp 2: Bệnh nhân được chỉ định xét nghiệm đường huyết ngẫu nhiên và chỉ số thấp hơn 200mg/ dL (hoặc 11,1mmol/ L). Khi đó, bạn sẽ được hướng dẫn thời gian nhịn ăn và hẹn lịch khám vào hôm sau để kiểm tra đường huyết lúc đói hoặc xét nghiệm dung nạp glucose để đưa ra kết luận cuối cùng.

Tại một số cơ sở y tế, bệnh nhân có thể được thực hiện xét nghiệm chỉ số HbA1c để chẩn đoán tiểu đường. Xét nghiệm này không phụ thuộc vào bữa ăn nên bạn vẫn có thể thực hiện khi đã ăn sáng.

Lưu ý: Những bệnh nhân có triệu chứng tăng đường huyết kinh điển chỉ cần thực hiện xét nghiệm một lần. Trường hợp ngược lại, các xét nghiệm trên bắt buộc phải thực hiện 2 lần để xác định chẩn đoán. Khoảng cách giữa hai lần xét nghiệm là từ 1-7 ngày.

Ăn sáng rồi có xét nghiệm tiểu đường được không? (Ảnh minh họa internet)

Hướng dẫn đọc kết quả xét nghiệm tiểu đường

Trên thực tế, bác sĩ sẽ là người đọc kết quả xét nghiệm tiểu đường, tư vấn nguy cơ và phác đồ điều trị. Tuy nhiên, việc hiểu rõ các chỉ số sẽ giúp bạn cảm thấy yên tâm, dễ dàng theo dõi và chủ động hơn trong kế hoạch bảo vệ sức khỏe. Bài viết sẽ hướng dẫn chi tiết cách đọc kết quả từng loại xét nghiệm để bạn hiểu rõ hơn.

Đọc kết quả đo đường huyết khi đói

Xét nghiệm đường huyết lúc đói thường được ký hiệu là FPG (fasting plasma glucose) trong tờ kết quả. Chỉ số xét nghiệm có thể rơi vào các trường hợp sau đây:

  • 70-100 mg/dL ( khoảng 3.9 - 5.6 mmol/L): Đây là chỉ số bình thường, bạn không bị tiểu đường.
  • 100-125 mg/dL (hoặc 5.6 - 6.9 mmol/L): Được chẩn đoán là tiền tiểu đường.
  • ≥ 126 mg/dL (hoặc 7mmol/L): Chỉ số này cho thấy bạn đã bị tiểu đường.
  • < 3.9 mmol/L: Biểu thị người bệnh bị hạ đường huyết, cần được xử trí kịp thời và theo dõi chặt chẽ.

Đọc kết quả nghiệm pháp dung nạp Glucose

Trong nghiệm pháp này, người bệnh sẽ uống 75g glucose pha trong 250-300ml nước trong vòng 5 phút và lấy mẫu sau 2 giờ kể từ khi uống. Trên tờ kết quả, phương pháp này được ký hiệu là OGTT (oral glucose tolerance test). Cách đọc kết quả như sau:

  • < 140mg/dL ( hoặc 7.8 mmol/L): Được chẩn đoán bình thường, bạn không bị mắc tiểu đường.
  • 140-199mg/dL (hoặc 7.8-11 mmol/L) : Được chẩn đoán là tiền tiểu đường.
  • ≥ 200 mg/dL (hoặc 11.1mmol/L): Được chẩn đoán là mắc tiểu đường.

Nghiệm pháp dung nạp glucose được dùng để chẩn đoán tiểu đường (Ảnh minh họa internet)

Đọc kết quả xét nghiệm HbA1c

Bạn có thể dễ dàng nhận diện xét nghiệm này qua ký hiệu HbA1c trên tờ kết quả. Các chỉ số được phân ngưỡng như sau:

  • < 5.7% (hoặc 39 mmol/mol): Được chẩn đoán là bình thường.
  • 7-6.4% (hoặc 39-47 mmol/mol): Được chẩn đoán là tiền tiểu đường.
  • ≥ 6.5% (48 mmol/mol): Được chẩn đoán là mắc tiểu đường.

Lưu ý: Tiền tiểu đường ( pre-diabetes) là trường hợp chưa đủ điều kiện để chẩn đoán tiểu đường nhưng vẫn có nguy cơ biến chứng tại các mạch máu lớn. Vì vậy, bệnh nhân cần được điều chỉnh chế độ ăn dùng thuốc hỗ trợ và tái khám theo chỉ định của bác sĩ để phòng rủi ro.

Một số lưu ý khi xét nghiệm tiểu đường

Bên cạnh việc nhịn ăn sáng, bạn cần lưu ý những điều sau để quá trình xét nghiệm tiểu đường diễn ra thuận lợi và chính xác:

  • Không vận động mạnh trong vòng 10 phút trước khi xét nghiệm vì có thể làm tăng nồng độ glucose máu.
  • Không sử dụng các thực phẩm chứa chất kích thích như: rượu, bia, cà phê, thuốc lá, nước ngọt... vì có thể gây tương tác làm giảm độ chính xác của xét nghiệm.
  • Thông báo cho bác sĩ nếu bạn có tiền sử bị dị ứng hoặc ngất xỉu khi xét nghiệm máu.
  • Chú ý chọn trang phục rộng rãi, thoải mái để quá trình lấy máu diễn ra dễ dàng.

Trao đổi với bác sĩ nếu bạn có tiền sử dị ứng (Ảnh minh họa internet)

Một điểm quan trọng khác là bạn cần tìm hiểu kỹ và lựa chọn cơ sở y tế uy tín để thực hiện xét nghiệm để hạn chế sai sót không đáng có. Bệnh viện Gia An 115 là một trong những đơn vị xét nghiệm tiểu đường hàng đầu ở khu vực phía Nam.

Đến với Bệnh viện, bạn được thăm khám và tư vấn bởi những bác sĩ chuyên khoa đầu ngành. Bên cạnh đó, Bệnh viện còn sở hữu khoa Xét nghiệm chuẩn hóa theo tiêu chuẩn quốc tế, đạt chứng chỉ ISO 15189:2022, đáp ứng đầy đủ loại hình xét nghiệm tiểu đường hiện nay. Những ưu điểm nổi bật khi xét nghiệm tiểu đường tại Gia An 115:

  • Quy trình từ khi làm thủ tục, lấy mẫu đến trả kết quả được tư vấn rõ ràng, giúp bệnh nhân dễ dàng nắm bắt và thực hiện.
  • Kỹ thuật viên nhẹ nhàng, thao tác chính xác và nhanh gọn, giúp người bệnh cảm thấy thoải mái trong suốt quá trình lấy mẫu.
  • Máy móc thiết bị hiện đại giúp rút ngắn thời gian chờ đợi và tăng độ chính xác của xét nghiệm.
  • Chi phí tiết kiệm, phù hợp với đa số đối tượng người bệnh.

Bệnh viện Gia An 115 cung cấp đầy đủ các dịch vụ xét nghiệm tiểu đường

Sau khi đăng ký khám bệnh, bạn sẽ được hướng dẫn đến phòng khám tại khoa Khám bệnh. Tại đây, bác sĩ sẽ trao đổi các thông tin về tình trạng sức khỏe, tiền sử bệnh lý và dùng thuốc. Sau đó, bạn sẽ nhận được hướng dẫn làm thủ tục và thực hiện các xét nghiệm cần thiết. Toàn bộ quá trình này sẽ được nhân viên y tế hỗ trợ.

Xem thêm: Xét nghiệm máu ăn sáng được không?

Xét nghiệm tiểu đường là kiểm tra quan trọng giúp phát hiện sớm và xử lý các bất thường về sức khỏe. Mong rằng, qua bài viết này, bạn đã tìm được đáp án cho câu hỏi: Ăn sáng rồi có xét nghiệm tiểu đường được không? Nếu cần tư vấn thêm, bạn có thể liên hệ trực tiếp với Bệnh viện Gia An 115 qua Tổng đài: 028 62 885 886.

Đặt lịch khám ngay, Chúng tôi sẽ liên hệ hỗ trợ bạn!

Vui lòng điền thông tin đặt lịch khám để được phục vụ tốt nhất và rút ngắn thời gian khám bệnh!

028 62 885 886