Xét nghiệm máu ăn sáng được không? Các lưu ý bạn cần biết
Lỡ ăn sáng nên không thể thực hiện xét nghiệm máu là tình huống khá thường gặp tại các bệnh viện. Nhiều người tỏ ra băn khoăn vì “rõ ràng lần trước cũng ăn sáng mà vẫn làm xét nghiệm được”. Vậy, tại sao có sự khác biệt này và đáp án của câu “hỏi xét nghiệm máu ăn sáng được không” là gì? Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết này.
Ảnh hưởng của thức ăn đến các chỉ số trong máu
Hoạt động ăn uống trực tiếp làm thay đổi các chỉ số trong máu. Nguyên nhân là do các dưỡng chất từ thức ăn sẽ được hấp thụ vào máu và đưa đến các cơ quan. Quá trình này làm thay đổi nồng độ các chất trong máu, điển hình như:
- Chỉ số đường huyết: Những thực phẩm chứa tinh bột hoặc các loại đường (glucose, fructose...) làm nồng độ đường máu tăng lên nhanh chóng ngay sau khi ăn.
- Chỉ số mỡ máu: Sau bữa ăn nhiều dầu mỡ, nồng độ cholesterol và triglycerid máu tăng cao, vì vậy khi xét nghiệm sẽ không cho ra kết quả chính xác.
- Chỉ số protein: Những thực phẩm protein sẽ được thủy phân thành các amino acid và hấp thu vào máu. Bởi vậy, nồng độ protein máu cũng bị thay đổi sau bữa ăn.
- Vitamin và chất khoáng: Các chất này được hấp thu vào máu để phục vụ cho nhiều quá trình sinh hóa trong cơ thể. Bởi vậy, nồng độ vitamin và chất khoáng có sự khác biệt rõ rệt trước và sau khi dùng bữa.
Xét nghiệm máu được thực hiện nhằm mục đích phát hiện bất thường và đánh giá chức năng của các cơ quan trong cơ thể. Sau bữa ăn, nồng độ các chất có thể biến động liên tục trong khoảng 4-6 tiếng. Xét nghiệm vào thời điểm này có thể trả về kết quả chưa chính xác dẫn đến chẩn đoán sai và điều trị không hiệu quả.
Thức ăn có thể làm thay đổi chỉ số trong máu (Ảnh minh họa internet)
Xem ngay: Dịch vụ khám tổng quát trọn gói tại Bệnh viện Gia An 115
Xét nghiệm máu ăn sáng được không?
Quay trở lại câu hỏi: Xét nghiệm máu ăn sáng được không? Câu trả lời là: Có thể. Nếu không cần đánh giá các chỉ số: đường huyết, mỡ máu, protein, vitamin và chất khoáng, bạn vẫn xét nghiệm bình thường sau khi ăn sáng. Ngược lại, nếu cần theo dõi những chỉ số này, bạn cần quay lại bệnh viện vào ngày hôm sau hoặc nhịn ăn đủ thời gian quy định để được làm xét nghiệm.
Xét nghiệm máu cần nhịn ăn
Trên thực tế, một số xét nghiệm đòi hỏi người bệnh cần nhịn ăn trong một khoảng thời gian, không nhất định là bữa sáng. Tuy nhiên, việc nhịn ăn sáng sẽ thuận tiện hơn bởi mọi người ít có cảm giác đói bụng. Ngoài ra, một vài xét nghiệm cần nhiều thời gian. Nếu bạn nhịn ăn trưa và xét nghiệm vào buổi chiều thì có thể đến ngày hôm sau mới được đọc kết quả. Theo phân tích phía trên, những xét nghiệm máu cần nhịn ăn gồm:
- Xét nghiệm đường huyết lúc đói: Được thực hiện bằng cách đo chỉ số đường huyết lúc đói của người bệnh. Xét nghiệm này dùng để chẩn đoán tiểu đường và tiểu đường thai kỳ. Thời gian tối thiểu nhịn ăn để làm xét nghiệm là 8 tiếng.
- Xét nghiệm thiếu máu: Thường được đánh giá dựa trên chỉ số hồng cầu và sắt để chẩn đoán mức độ và nguyên nhân thiếu máu. Người thực hiện cần nhịn ăn khoảng 6-8 tiếng và ngưng uống các sản phẩm bổ sung sắt trong tối thiểu 24 giờ trước khi làm xét nghiệm.
- Xét nghiệm mỡ máu: Được thực hiện để đánh giá nguy cơ mắc bệnh tim mạch ở độ tuổi trung niên. Để làm xét nghiệm này, bạn cần nhịn ăn trong khoảng 8-10 tiếng.
- Đánh giá chức năng thận: Người thực hiện cần nhịn ăn khoảng 8-10 tiếng để các chất cặn bã được lọc khỏi cơ thể.
- Xét nghiệm vitamin B12: Dùng để xác định nguyên nhân thiếu máu hoặc bệnh lý chuyển hóa, thần kinh. Người bệnh cần nhịn ăn khoảng 6-8 tiếng và không dùng các thuốc bổ sung vitamin B12 trong vòng 1 ngày trước khi làm xét nghiệm.
- Test khuẩn HP C13: Người thực hiện cần nhịn ăn khoảng 2 tiếng để ổn định chỉ số ure qua đường thở. Ngoài ra, bạn không được dùng kháng sinh trong vòng 4 tuần và các thuốc ức chế tiết acid trong vòng 1 tuần trước khi làm xét nghiệm.
Xét nghiệm máu ăn sáng được không (Ảnh minh họa internet)
Xét nghiệm máu không cần nhịn ăn sáng
Bạn không cần nhịn ăn sáng nếu các chất trong xét nghiệm không bị ảnh hưởng bởi thực phẩm nạp vào cơ thể. Dưới đây là một số loại xét nghiệm không cần phải nhịn ăn:
- Xét nghiệm nhóm máu: Phụ thuộc vào các kháng nguyên trên bề mặt hồng cầu. Những kháng nguyên này được quy định bởi gen nên không bị ảnh hưởng bởi bữa ăn.
- Xét nghiệm công thức máu: Dùng để đánh giá các thành phần trong máu như số lượng hồng cầu, tiểu cầu, bạch cầu, thể tích hồng cầu, huyết sắc tố... Những chỉ số này sẽ không bị biến động trong thời gian ngắn sau khi ăn.
- Xét nghiệm ung thư: Giúp tìm kiếm các loại protein đặc biệt do tế bào ung thư sinh ra. Bởi vậy, người bệnh có thể ăn bình thường mà không ảnh hưởng đến chỉ số xét nghiệm.
- Xét nghiệm HIV: Được xác định thông qua các kháng nguyên và kháng thể của virus. Những chỉ số này không liên quan đến các chất dinh dưỡng nạp vào cơ thể qua thức ăn. Bởi vậy, bạn không cần nhịn ăn trước khi thực hiện.
- Xét nghiệm NIPT: Dùng để phân tích vật chất di truyền ở cấp độ ADN nhằm phát hiện giới tính và các dị tật của thai nhi. Những yếu tố này không bị ảnh hưởng bởi bữa ăn nên mẹ bầu không cần nhịn ăn khi thực hiện.
Đa số mọi người đều không biết mình cần làm xét nghiệm gì trước khi thăm khám. Bởi vậy, bạn có thể chủ động nhịn ăn sáng để tránh tình huống bất ngờ. Hoặc, bạn có thể liên hệ với bệnh viện để được tư vấn kỹ hơn về tình trạng của mình.
Xét nghiệm nhóm máu không bị ảnh hưởng bởi thức ăn (Ảnh minh họa internet)
Một số lưu ý khác trước khi xét nghiệm máu
Kết quả xét nghiệm máu không chỉ ảnh hưởng bởi bữa ăn mà còn nhiều yếu tố khác. Bởi vậy, bạn cần lưu ý những điều sau đây khi làm xét nghiệm máu:
- Tránh vận động mạnh: Hoạt động thể chất cường độ cao có thể làm tăng đường huyết do cơ thể giải phóng lượng đường dự trữ để đủ năng lượng. Bởi vậy, bạn nên nghỉ ngơi ít nhất 10 phút trước khi thực hiện xét nghiệm máu.
- Tránh dùng chất kích thích: Có trong các sản phẩm như rượu, bia, cà phê, thuốc lá... Những chất này có thể tương tác với các hóa chất làm xét nghiệm gây sai lệch kết quả.
- Có thể uống nước: Để giảm cảm giác đói, giúp tĩnh mạch căng lên và hiện rõ trên da khi lấy máu. Bạn có thể uống nước lọc, nước đun sôi để nguội nhưng không được pha chanh, đường, muối hoặc bất kỳ thành phần khác vào nước.
- Trao đổi với bác sĩ: Với bệnh nhân khám lần đầu, cần thông báo đầy đủ cho bác sĩ các thông tin về tình trạng sức khoẻ và các thuốc đang sử dụng để được cân nhắc thực hiện các xét nghiệm phù hợp.
Bạn có thể uống nước trước khi xét nghiệm máu (Ảnh minh họa internet)
Ngoài ra, bạn nên chọn thăm khám và kiểm tra sức khỏe tại những bệnh viện có chuyên khoa Xét nghiệm đạt tiêu chuẩn quốc tế như Gia An 115. Khoa Xét nghiệm của Bệnh viện được đặt tại tầng 4 với cơ sở vật chất hiện đại, hệ thống thiết bị và máy móc tiên tiến bậc nhất hiện nay. Nhờ vậy, khoa có thể thực hiện cả xét nghiệm cấp cứu lấy nhanh kết quả và xét nghiệm thăm khám thường quy của bệnh nhân. Bệnh viện Gia An 115 đã đạt chứng nhận quốc tế ISO 15189:2022 lĩnh vực xét nghiệm Huyết học – Hóa sinh.
Đến với dịch vụ xét nghiệm máu của Gia An 115, bệnh nhân nhận được nhiều lợi ích như:
- Thủ tục nhanh gọn, kết quả được trả thẳng về phòng khám giúp tiết kiệm tối đa thời gian.
- Thao tác chính xác, giúp giảm đau và tránh tình trạng vỡ ven trong khi lấy máu.
- Kỹ thuật viên giỏi chuyên môn, giàu kinh nghiệm cùng máy móc hiện đại cho xét nghiệm chuẩn xác, giảm tối đa tỷ lệ sai sót.
- Nhân viên y tế nhẹ nhàng và tận tâm, đem đến trải nghiệm khám chữa bệnh thoải mái trong suốt thời gian thực hiện.
Để xét nghiệm máu tại Bệnh viện Gia An 115, bạn chỉ cần đăng ký khám bệnh ngay trên website (tính năng Đặt lịch khám) và thực hiện theo đúng chỉ định của các bác sĩ.
Khoa Xét nghiệm Bệnh viện Gia An 115 được trang bị hiện đại
Xem thêm: Nhiễm khuẩn hệ tiết niệu có nguy hiểm không?
Trên đây, bài viết đã giúp bạn giải đáp câu hỏi: Xét nghiệm máu ăn sáng được không? Nếu cần tư vấn thêm, bạn hãy liên hệ Bệnh viện Gia An 115 qua Tổng đài: 028 62 885 886.