Thông tin về bệnh tiêu chảy cấp ở người lớn do nhiễm khuẩn

Bệnh lý tiêu chảy cấp ở người lớn thường xuất phát do nhiễm trùng đường ruột. Bệnh lý gây ra nhiều triệu chứng khó chịu ảnh hưởng đến cơ thể. Nếu không điều trị nhanh chóng, cơ thể sẽ bị mất nước, suy kiệt và một số biến chứng nặng nề khác. Tìm hiểu thông tin bệnh lý, cách chăm sóc bệnh nhân khi bị tiêu chảy là điều bạn nên thực hiện ngay.

Bệnh tiêu chảy cấp ở người lớn là gì?

Bệnh tiêu chảy cấp ở người lớn là tình trạng đi cầu phân lỏng hoặc tóe nước trên 3 lần/24 giờ có thể dẫn đến tình trạng mất nước nặng và nhiễm trùng toàn thân.

Tiêu chảy cấp do vi khuẩn thường gặp ở các nước đang phát triển, liên quan đến điều vệ sinh môi trường và an toàn thực phẩm. Nếu không được điều trị kịp thời và bù nước nhanh chóng có thể dẫn đến nhiễm độc toàn thân, thân chí là tử vong.

Một số loại vi khuẩn gây tiêu chảy cấp ở người lớn bao gồm:

  • Escherichia Coli (E.coli)
  • Trực khuẩn lỵ Shigella
  • Campylobacter Jejuni
  • Vi khuẩn tả
  • Salmonella enterocolitica

Vi khuẩn gây tiêu chảy cấp ở người lớn (Ảnh minh họa internet)

Vi khuẩn gây tiêu chảy cấp ở người lớn (Ảnh minh họa internet)

Các vi khuẩn này sau khi xâm nhập vào đường ruột sẽ sản sinh ra độc tố và phá hủy các tế bào niêm mạc ruột. Từ đó, gây ra tiêu chảy cùng các triệu chứng khó chịu khác ảnh hưởng đến cơ thể.

Triệu chứng bệnh tiêu chảy cấp ở người lớn

Bệnh tiêu chảy cấp ở người lớn có nhiều mức độ từ nặng đến nhẹ với các triệu chứng khác nhau. Nếu không điều trị kịp thời & hiệu quả, cơ thể sẽ gặp các biến chứng nguy hiểm.

Một số triệu chứng bệnh lý bao gồm:

Dấu hiệu lâm sàng ở người bệnh tiêu chảy cấp

Các trường hợp bệnh tiêu chảy cấp ở người lớn thường gặp phải các triệu chứng bao gồm:

  • Nôn và buồn nôn
  • Tiêu chảy nhiều lần, tính chất phân phụ thuộc vào căn nguyên gây bệnh
  • Có thể sốt hoặc không sốt
  • Mệt mỏi, nhức đầu, có thể hạ huyết áp
  • Mất nước

Bệnh tiêu chảy cấp ở người lớn gây đau đầu, mệt mỏi (Ảnh minh họa internet)

Bệnh tiêu chảy cấp ở người lớn gây đau đầu, mệt mỏi (Ảnh minh họa internet)

Xem thêm: Khám sức khỏe tổng quát hết bao nhiêu tiền?

Dấu hiệu mất nước khi mắc bệnh tiêu chảy cấp ở người lớn

Nhận biết mức độ mất nước khi bị tiêu chảy cấp rất quan trọng. Bởi lẽ, mất nước dẫn đến tình trạng suy kiệt cơ thể, thậm chí thể tử vong nếu không được cấp cứu kịp thời.

Các mức độ mất nước đi kèm triệu chứng bao gồm:

  • Mất nước độ 1: Người bệnh cảm thấy ít khát nước, da bình thường, mạch dưới 100 lần/phút, huyết áp bình thường, nước tiểu ít, chân tay không lạnh.
  • Mất nước độ 2: Người bệnh khát nước nhiều hơn, niêm mạc khô, môi khô, mạch nhanh nhỏ, có thể tụt huyết áp, thiểu niệu, tay chân có dấu hiệu lạnh.
  • Mất nước độ 3: Đây là giai đoạn nặng nhất, người bệnh khát nước nhiều, da nhăn nheo, mất đàn hồi da, mắt trùng, mạch rất nhanh khó bắt, huyết áp rất thấp, không đi tiểu, toàn thân lạnh.

Dấu hiệu bệnh tiểu chảy cấp ở người lớn theo căn nguyên bệnh

Tiêu chảy cấp ở người lớn thường do một số loại vi khuẩn gây ra, mỗi loại sẽ gây các triệu chứng khác nhau. Cụ thể:

  • Tiêu chảy do lỵ trực khuẩn: bệnh nhân có sốt cao, đau bụng quặn từng cơn, mót rặn, đi ngoài phân lỏng lẫn máu.
  • Tiêu chảy do tả khởi phát rất nhanh trong vòng 24h đầu, tiêu chảy dữ dội và liên tục, phân toàn nước như nước vo gạo, không sốt, không mót rặn, không đau quặn bụng.
  • Tiêu chảy do độc tố tụ cầu có thời gian ủ bệnh ngắn từ 1-6 giờ, người bệnh buồn nôn, tiêu chảy nhiều nước và không sốt.
  • Tiêu chảy do E.coli sinh độc tố ruột ETEC: người bệnh đi ngoài phân lỏng không có nhầy máu, không sốt.
  • Tiêu chảy do E.coli (EIEC, EPEC, EHEC) sẽ xuất hiện sốt, đau quặn bụng, mót rặn, phân lỏng có lẫn nhầy máu.
  • Tiêu chảy do Salmonella xuất hiện tình trạng tiêu chảy, sốt cao, nôn và đau bụng.

Bệnh tiêu chảy cấp ở người lớn gây đau bụng (Ảnh minh họa internet)

Bệnh tiêu chảy cấp ở người lớn gây đau bụng (Ảnh minh họa internet)

Chẩn đoán và điều trị bệnh tiêu chảy ở người lớn do vi khuẩn

Chẩn đoán bệnh lý rất quan trọng giúp các bác sĩ xác định mức độ tiêu chảy và đưa ra phác đồ điều trị phù hợp.

Chẩn đoán bệnh lý tiêu chảy cấp ở người lớn

Người bệnh sẽ được chỉ định thực hiện các xét nghiệm bao gồm:

- Xét nghiệm công thức máu: số lượng bạch cầu tăng hay giảm tùy thuộc từng loại căn nguyên.

- Xét nghiệm sinh hóa máu: có thể có rối loạn điện giải hoặc suy thận kèm theo

- Xét nghiệm phân: Thực hiện soi phân để tìm hồng cầu, bạch cầu, các đơn bào ký sinh, nấm, trứng ký sinh trùng…; cấy phân tìm vi khuẩn gây bệnh

Kỹ thuật xét nghiệm hiện đại giúp tìm ra vi khuẩn gây tiêu chảy (Ảnh minh họa internet)

Kỹ thuật xét nghiệm hiện đại giúp tìm ra vi khuẩn gây tiêu chảy (Ảnh minh họa internet)

Nguyên tắc điều trị bệnh lý tiêu chảy cấp ở người lớn

Người bệnh sẽ được chỉ định điều trị kháng sinh tùy vào từng căn nguyên bệnh lý. Bác sĩ sẽ dự đoán căn nguyên bệnh và đưa ra phác đồ điều trị nhanh chóng để hạn chế biến chứng.

Đối với các triệu chứng, bệnh nhân sẽ được điều trị theo nguyên tắc sau:

  • Người bệnh sẽ được đánh giá mức độ mất nước khi đến viện và xử trí tình trạng mất nước. Người bệnh mất nước độ I, uống được thì sẽ bù dịch bằng đường uống, dùng dung dịch Oresol. Người bệnh mất nước từ độ II trở lên, không uống được thì bù dịch bằng đường tĩnh mạch.
  • Điều trị hỗ trợ bằng thuốc để giảm co thắt, làm săn niêm mạc ruột.

Xem thêm: 4+ lưu ý khi đi khám sức khỏe xin việc bạn cần biết

Hướng dẫn phòng tránh bệnh tiêu chảy cấp ở người lớn

Phương pháp phòng bệnh tiêu chảy cấp ở người lớn bao gồm:

Ăn chín uống sôi

Luôn đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, ăn chín uống sôi, rửa sạch các loại rau củ và nấu chín các loại thực phẩm trước khi ăn. Bên cạnh đó, bạn cần bảo quản thực phẩm ở nhiệt độ phù hợp nhằm hạn chế tối đa nguy cơ nhiễm virus, vi khuẩn và ký sinh trùng gây tiêu chảy.

Bạn cũng nên sử dụng các biện pháp bảo quản thức ăn khi đã nấu chín để hạn chế bị nhiễm các vi khuẩn.

Dinh dưỡng dành cho người bệnh tiêu chảy cấp (Ảnh minh họa internet) 

Dinh dưỡng dành cho người bệnh tiêu chảy cấp (Ảnh minh họa internet) 

Rửa tay trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh

Rửa tay bằng xà phòng thường xuyên là biện pháp giảm nguy cơ mắc tiêu chảy nhiễm khuẩn ở người lớn. Các bác sĩ khuyến cáo người bệnh cần rửa tay đúng quy cách sau mỗi lần đi vệ sinh. Tốt nhất là sử dụng nước rửa tay hoặc xà phòng. Làm khô tay hoàn toàn sau khi rửa, không dùng chung khăn tắm và quần áo.

Bên cạnh đó, bạn nên cọ rửa nhà vệ sinh thường xuyên bằng dung dịch vệ sinh hoặc xà phòng ít nhất 1 lần/tuần.

Tăng cường vệ sinh môi trường ở

Bạn nên chú ý dọn dẹp môi trường xung quanh, không đi tiêu bừa bãi để hạn chế vi khuẩn sinh sôi. Thu gom rác thải; không sử dụng phân tươi, phân chưa xử lý để bón cây trồng.

Bảo vệ nguồn nước và dùng nước sạch

Nguồn nước ăn uống và sinh hoạt của mỗi gia đình phải được bảo vệ sạch sẽ, có nắp đậy, không để nguồn nước bẩn từ bên ngoài như ao, hồ, sông, suối chảy vào.

Sử dụng nguồn nước sạch phòng bệnh tiêu chảy cấp (Ảnh minh họa internet)

Sử dụng nguồn nước sạch phòng bệnh tiêu chảy cấp (Ảnh minh họa internet)

Ở những nơi không có nước máy mà đang có dịch tiêu chảy thì tất cả nước ăn uống đều phải được sát khuẩn theo hướng dẫn của cán bộ Y tế dự phòng. Cấm đổ phân, chất thải, nước giặt rửa và đồ dùng của người bệnh xuống nguồn nước. 

Kết luận

Bài viết đã cung cấp thông tin chi tiết về bệnh tiêu chảy cấp ở người lớn do vi khuẩn. Những thông tin về triệu chứng, cách điều trị và phòng tránh bệnh sẽ giúp bạn có thêm kiến thức hữu ích. Từ đó, bạn sẽ biết cách xử trí khi bị tiêu chảy cấp và bảo vệ sức khỏe của bản thân.

Đặt lịch khám ngay, Chúng tôi sẽ liên hệ hỗ trợ bạn!

Vui lòng điền thông tin đặt lịch khám để được phục vụ tốt nhất và rút ngắn thời gian khám bệnh!

028 62 885 886