Bị thoái hóa khớp kiêng ăn gì? 6+ Loại thực phẩm cần tránh
Bị thoái hóa khớp kiêng ăn gì và cần bổ sung thực phẩm nào là điều người bệnh nên tìm hiểu. Bởi vì, chế độ dinh dưỡng phù hợp góp phần tăng cường sức khỏe, giảm thiểu triệu chứng và hạn chế tình trạng bệnh tiến triển nặng hơn. Cùng tìm hiểu ngay trong bài viết này!
Bị thoái hóa khớp kiêng ăn gì?
Việc duy trì chế độ dinh dưỡng áp dụng đúng nguyên tắc bị thoái hóa khớp kiêng ăn gì là rất cần thiết để không làm triệu chứng của bệnh nặng hơn. Tuy nhiên, trên thực tế, mỗi người không thể thực hiện kiêng hoàn toàn các nhóm thực phẩm dưới đây bởi cơ thể cũng cần đầy đủ dưỡng chất để duy trì hoạt động. Vì vậy, bạn chỉ nên hạn chế các loại thực phẩm này để không làm tình trạng bệnh nặng thêm:
Thịt đỏ
Khi tìm hiểu bị thoái hoá khớp kiêng ăn gì, bạn sẽ thấy các loại thịt đỏ như thịt bò, thịt dê, thịt cừu, thịt heo nạc… là nhóm thực phẩm cần được hạn chế. Bạn không cần phải kiêng hoàn toàn mà chỉ nên hạn chế ăn các loại thịt đỏ. Bởi vì khi chuyển hóa chúng sẽ sản xuất ra các tinh thể urat, tinh thể canxi, phospho… Những dạng tinh thể này dư thừa sẽ trung hòa, lắng đọng tại khớp gây viêm, đau và tình trạng thoái hóa khớp tiến triển nhanh hơn.
Đường, carbohydrate
Đường, bánh hay nước ngọt là những thực phẩm không thực sự phù hợp với người bị thoái hóa khớp. Điều này được giải thích bởi cơ chế cản trở hấp thụ canxi của đường. Đồng thời, chế độ ăn nhiều đường sẽ gia tăng tình trạng viêm, sưng các khớp, làm khớp yếu đi do tổn thương các protein.
Thực phẩm nhiều muối
Món ăn quá nhiều muối mặn không tốt cho sức khỏe. Đối với bệnh nhân thoái hóa khớp, muối có thể khiến tình trạng sưng, viêm trở nên phức tạp hơn, gây ra nhiều cơn đau hơn. Ăn mặn với thực đơn có nhiều muối còn khiến xương giòn, xốp và dễ gãy.
Thực phẩm nhiều dầu mỡ
Đồ ăn chiên xào nhiều dầu mỡ hay thực phẩm chế biến sẵn là câu trả lời cho vấn đề bị thoái hóa khớp kiêng ăn gì. Nhóm thực phẩm này có thể gây tăng cân nhanh, tạo nên áp lực đối với các cơ sụn khớp khi phải nâng đỡ cơ thể. Đối với người thoái hóa xương khớp, trọng lượng cơ thể càng tăng sẽ khiến bề mặt sụn khớp tổn thương nhiều hơn.
Rượu bia, nước ngọt có ga
Không chỉ riêng với bệnh nhân thoái hóa khớp mà với cả người viêm khớp hoặc bệnh gout cũng nên hạn chế rượu, bia, cà phê và các loại nước ngọt có ga.
Thực phẩm có chứa Gluten
Các thực phẩm giàu Gluten như lúa mì, yến mạch, lúa mạch… cũng nên hạn chế đối với người bị thoái hoá khớp. Với nhóm đối tượng này, nếu bổ sung quá nhiều thực phẩm có gluten sẽ xuất hiện vấn đề rối loạn tự miễn dịch, ảnh hưởng các mô thần kinh, kiểm soát cơ xương khớp và vận động cơ bắp.
Bị thoái hóa khớp kiêng ăn gì? - Kiêng ăn đồ ngọt và thức ăn nhiều dầu mỡ (Ảnh minh họa internet)
Xem ngay: Dịch vụ khám tổng quát tại Bệnh viện Gia An 115
Chế độ dinh dưỡng hợp lý dành cho người thoái hóa xương khớp
Thoái hóa xương khớp là tình trạng sụn và đĩa đệm ở các khớp dần bị suy giảm chức năng, tổn thương. Hiện nay, không chỉ người cao tuổi mắc thoái hóa xương khớp mà bệnh đang ngày càng trẻ hóa do nhiều nguyên nhân khác nhau, trong đó có chế độ ăn không hợp lý.
Cùng điểm qua những nhóm dinh dưỡng cần thiết dành cho người thoái hóa xương khớp. Từ đó có cách xây dựng thực đơn khoa học hơn, giúp ngăn ngừa và hỗ trợ điều trị bệnh hiệu quả.
Omega - 3
Omega 3 là axit béo tốt cho cơ thể nói chung và đối với xương khớp nói riêng. Thành phần này giúp hạn chế sản xuất những cytokine, enzyme phá vỡ sụn. Giảm viêm, sưng và cứng khớp cũng là những lợi ích của Omega 3 đối với người bệnh xương khớp.
Thoái hóa xương khớp nên ăn nhiều thực phẩm giàu Omega 3
Các nhóm Vitamin
Vitamin D, C, K rất quan trọng đối với sự phát triển và trạng thái của cấu trúc xương khớp. Theo đó, Vitamin D hỗ trợ hấp thụ và chuyển hóa canxi, góp phần trong quá trình thiết lập và hình thành xương. Vitamin D còn giúp điều hòa miễn dịch, hạn chế những tình trạng viêm và sưng ở các khớp. Thiếu Vitamin D, xương khớp cũng trở nên kém chắc khỏe hơn, xương giòn và dễ gãy hơn.
Vitamin C là chất chống oxy hóa cần thiết giúp tăng cường sức đề kháng, hỗ trợ sản sinh collagen để tạo nên xương. Nhiều nghiên cứu còn cho thấy, Vitamin C hỗ trợ tạo khối và làm đặc xương, giúp xương khớp chắc khỏe, giảm nguy cơ loãng xương, thoái hóa khớp.
Vitamin K đóng vai trò như chất xúc tác, kích hoạt một số loại protein cho quá trình gắn kết canxi vào xương. Nhờ đó mà xương khớp chắc khỏe, ngăn ngừa được trình trạng loãng xương khi tuổi ngày càng cao.
Vitamin D là dưỡng chất cần thiết đối với người bị thoái hóa khớp (Ảnh minh họa internet)
Canxi và Photpho
Canxi và Photpho là yếu tố cần thiết cho sự hình thành và cấu tạo nên xương cũng như duy trì một hệ thống xương chắc khỏe. Hai thành phần chất này cũng có ảnh hưởng đến hoạt động của các tế bào hình thành và tái hấp thu xương.
Bổ sung đầy đủ Canxi và Photpho thông qua thực phẩm hằng ngày giúp tăng cường sức khỏe của xương, giảm thiểu vấn đề loãng xương và thoái hóa khớp. Đặc biệt, ở nhóm đối tượng người cao tuổi, tăng cường thực phẩm giàu Canxi là cần thiết khi khả năng tự tái tạo và hấp thụ dưỡng chất kém hơn.
Bị thoái hóa khớp không nên quên bổ sung thêm canxi (Ảnh minh họa internet)
Các thực phẩm tốt cho người bệnh thoái hóa khớp
Bên cạnh hạn chế một số thực phẩm gây bất lợi, người bệnh cũng cần bổ sung nhiều nhóm thực phẩm có lợi cho xương khớp. Tăng cường sức khỏe, hệ thống miễn dịch cũng là cách để hạn chế viêm sưng ở các khớp, giảm bớt triệu chứng và đặc biệt là các cơn đau ở người bệnh.
- Thực phẩm giàu Omega 3 như: cá hồi, cá thu, cá ngừ, cá trích, cá mòi, hàu, quả óc chó, hạt lanh, hạt chia, đậu nành, ngũ cốc nguyên hạt…
- Thực phẩm giàu Vitamin, chất xơ: Các loại rau xanh, các loại hoa quả tươi, các loại đậu.
- Dầu oliu, bơ thực vật: Sử dụng dầu o liu nhằm thay thế các chất béo không tốt khác cho cơ thể.
- Nhóm gia vị: Gừng, nghệ, húng quế, húng tây…
- Trứng, sữa và sữa chua (sữa chua ăn, sữa chua uống)
Bị thoái hóa khớp nên ăn nhiều hoa quả tươi (Ảnh minh họa internet)
Chế độ dinh dưỡng không thể trực tiếp điều trị bệnh thoái hóa xương khớp. Tuy nhiên, đây sẽ là cách giúp cơ thể có đủ sức khỏe, tăng cường miễn dịch, hỗ trợ cải thiện triệu chứng của bệnh. Vì vậy, người bệnh chú ý bị thoái khớp kiêng ăn gì và nên ăn gì để xây dựng chế độ dinh dưỡng hợp lý cho bản thân.
Xem thêm: Khám sức khỏe du học, mẫu giấy khám sức khỏe đi học mới nhất