Hotline: 1800 9045

Biểu hiện của tắc tuyến lệ là gì? Nguyên nhân và phương pháp điều trị

Tuyến lệ có vai trò rất quan trọng trong hoạt động điều tiết nước mắt và bảo vệ thị giác. Bệnh tắc tuyến lệ xảy ra ở nhiều đối tượng và cần phải điều trị ngay để tránh biến chứng ảnh hưởng đến thị giác. Vậy, biểu hiện của tắc tuyến lệ là gì? Điều trị bệnh như thế nào? Bài viết sẽ cung cấp thông tin giải đáp.

Tuyến lệ có vai trò gì?

Tuyến lệ ở mắt, hay tuyến nước mắt, là một phần của hệ thống tiết nước mắt. Hầu hết lượng nước mắt được tiết ra từ tuyến lệ nằm phía trên của mỗi bên mắt. Nước mắt được tiết liên tục có tác dụng bôi trơn và bảo vệ bề mặt nhãn cầu. Khi chúng ta thấy khô mắt hoặc có bất kỳ vật lạ nào đang kích thích, tuyến lệ sẽ tăng tiết dịch nước mắt. Từ đó làm ẩm và bôi trơn bề mặt mắt, giúp loại bỏ các tạp chất và vi khuẩn.

Hình ảnh tuyến lệ

Hình ảnh tuyến lệ (Ảnh minh họa internet)

Tuyến lệ có vai trò quan trọng là giữ ẩm và bảo vệ mắt tránh khỏi những tác nhân gây hại, giúp giữ cho thị lực sáng rõ. Dịch nước mắt giúp loại bỏ các bụi bẩn và tạp chất trên bề mặt mắt, giữ cho ánh sáng có thể đi qua mắt một cách rõ ràng. Điều này làm tăng khả năng nhìn và cải thiện thị lực.

Tuyến lệ tạo sự liên kết bền chặt giữa các cấu trúc khác của mắt như kết mạc và giác mạc. Ngoài ra, tuyến lệ cũng chứa các yếu tố bảo vệ như enzyme và immunoglobulin. Hai hoạt chất này giúp ngăn chặn sự xâm nhập của vi khuẩn và virus vào mặt. Tuyến lệ không chỉ là một phần của quá trình duy trì sự thoải mái cho mắt mà còn đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ mắt khỏi các bệnh lý. 

Bệnh tắc tuyến lệ là gì?

Tuyến lệ được cấu tạo gồm tuyến lệ chính và tuyến lệ phụ. Các tuyến lệ có nhiệm vụ sản xuất nước mắt để giữ ẩm và bôi trơn cho bề mặt nhãn cầu và màng mí mắt.

Thông thường, nước mắt được tiết ra liên tục từ tuyến lệ lên bề mặt mắt. Sau đó, chảy đến các điểm lệ ở góc trong của mí mắt trên và dưới. Các điểm lệ này thông dẫn nước mắt đến các ống lệ nằm trong mí mắt để di chuyển đến túi lệ ở mặt bên mũi. Từ đó, nước mắt chảy xuống ống lệ mũi và chảy vào trong mũi. Tại đây, nước mắt sẽ được tái hấp thu hoặc bốc hơi.

Tắc tuyến lệ hay tắc lệ đạo là sự tắc nghẽn một phần hoặc hoàn toàn, có thể xảy ra ở bất kỳ điểm nào trong hệ thống dẫn lưu nước mắc, từ điểm lệ đến mũi. Tắc tuyến lệ gây ra bất thường cho hệ thống thoát nước mắt, làm kích thích và có thể gây nhiễm trùng cho mắt.

Tắc tuyến lệ có thể gây nhìn mờ

Tắc tuyến lệ có thể gây nhìn mờ (Ảnh minh họa internet)

Xem thêm: Gói khám sức khỏe tổng quát tại Bệnh viện Gia An 115

Biểu hiện của tắc tuyến lệ là gì?

Biểu hiện của tắc tuyến lệ bao gồm những triệu chứng sau đây:

  • Chảy nước mắt sống. Nước mắt tự chảy không kiềm chế được dù không bị tác động của bất kỳ cảm xúc nào. Tình trạng này nếu không kịp thời điều trị sẽ có thể dẫn đến tình trạng nhiễm trùng mắt tái đi tái lại.
  • Mắt thường xuyên bị chảy mủ, thị lực mờ dần, mắt bị đỏ ở tròng trắng và thường sưng đau ở gần góc trong của mắt.
  • Bệnh nhân tắc tuyến lệ sẽ gặp tình trạng lông mi bị đóng vảy, mắt bị mờ và chảy mủ, nước mắt có thể bị lẫn vệt máu. Tình trạng này xảy ra là do vi khuẩn mắc kẹt trong túi lệ mũi, gây ra tình trạng nhiễm trùng nặng.
  • Sốt.

Tắc tuyến lệ gây chảy nước mắt liên tục

Tắc tuyến lệ gây chảy nước mắt liên tục (Ảnh minh họa internet)

Đối tượng có nguy cơ mắc bệnh tắc tuyến lệ?

Nguy cơ tắc tuyến lệ có thể xảy ra ở những đối tượng sau đây:

  • Trẻ em là đối tượng dễ bị tắc tuyến lệ bẩm sinh, hầu hết tự khỏi khi trẻ được 1 tuổi. Bệnh lý xảy ra do quá trình hình thành lệ đạo trong bào thai chưa hoàn chỉnh nên ở đầu dưới của ống lệ mũi còn lại màng tắc.
  • Bệnh nhân đã từng tiến hành phẫu thuật trước đó như phẫu thuật thẩm mỹ mí mắt, mũi, các phẫu thuật ở xoang hàm…
  • Phụ nữ lớn tuổi, những bệnh nhân bị viêm mắt mạn tính như bệnh mắt hột, viêm kết mạc có nguy cơ cao mắc bệnh lý tắc tuyến lệ.
  • Người bệnh glaucoma đang sử dụng thuốc chống tăng nhãn áp.
  • Bệnh nhân bị ung thư đang sử dụng thuốc điều trị hoặc xạ trị.
  • Bệnh tăng nhãn áp sẽ ảnh hưởng đến ống dẫn nước mắt.

Nguyên nhân gây tắc tuyến lệ

Bệnh lý tắc tuyến lệ xảy ra ở bất kỳ độ tuổi nào và ở nhiều đối tượng khác nhau. Nguyên nhân gây bệnh bao gồm:

  • Bẩm sinh bị tắc nghẽn: Có đến 20% của tất cả các trẻ sơ sinh bị tắc lệ đạo bẩm sinh.
  • Phát triển bất thường của xương sọ và mặt: Sự hiện diện của bất thường craniofacial, bao gồm các rối loạn như hội chứng Down, làm tăng khả năng tắc nghẽn của ống dẫn nước mắt.
  • Người cao tuổi thường xảy ra các vấn đề về mắt do sự lão hóa theo thời gian, bệnh lý tắc tuyến lệ là một trong những bệnh lý thường gặp. Đó là do điểm lệ của người lớn tuổi thường bị hẹp dần, dẫn đến bít tắc điểm lệ làm nước mắt không chảy xuống lệ quản được.
  • Khối u, mũi, xoang hoặc các khối u túi lacrimal. Bất kỳ khối u nào gây chèn ép đường thoát nước mắt cũng gây tắc lệ đạo.
  • Viêm kết mạc: Sau một đợt viêm kết mạc do siêu vi, hệ thống lệ đạo có thể bị ảnh hưởng và dẫn đến tắc nghẽn.

Các bệnh lý về mắt như viêm kết mạc có thể gây tắc tuyến lệ

Các bệnh lý về mắt như viêm kết mạc có thể gây tắc tuyến lệ (Ảnh minh họa internet)

Một số phương pháp chẩn đoán tắc tuyến lệ hiện nay

Để chẩn đoán tình trạng bệnh, bác sĩ chuyên khoa tiến hành thăm khám, hỏi người bệnh về các triệu chứng, tình trạng và tiến hành khám mắt. Bác sĩ sẽ tiến hành thực hiện thêm một số xét nghiệm để tìm ra nguyên nhân và xác định mức độ bệnh.

Cụ thể:

  • Nhuộm Fluorescein: Phương pháp này thực hiện bằng cách bơm một chất nhuộm màu đặc biệt vào trong mỗi mắt. Sau 5 phút, nếu còn một lượng đáng kể chất nhuộm màu bên trong mắt chứng tỏ một ống dẫn nước mắt bị tắc.
  • Kiểm tra sự lưu thông của hệ thống dẫn lưu nước mắt bằng cách bơm dịch vào hệ thống lệ đạo của bệnh nhân thông qua điểm lệ ở góc trong mắt bị bệnh. Nếu lượng dịch vừa mới bơm vào không xuống được họng thì bệnh nhân được chẩn đoán đã bị tắc tuyến lệ.
  • Chụp X-quang hoặc CT scan kết hợp thêm bơm chất cản quang vào hệ thống lệ đạo nhằm giúp bác sĩ cần khảo sát sâu hơn và chẩn đoán chính xác hơn.

Nên thăm khám mắt với bác sĩ chuyên khoa để tìm được phác đồ điều trị phù hợp

Nên thăm khám mắt với bác sĩ chuyên khoa để tìm được phác đồ điều trị phù hợp (Ảnh minh họa internet)

Một số phương pháp điều trị tắc tuyến lệ hiện nay

Phương pháp điều trị tắc tuyến lệ phụ thuộc vào nguyên nhân gây bệnh ở từng đối tượng. Vì vậy, khi có biểu hiện của tắc tuyến lệ, bạn cần thăm khám ngay để bác sĩ có thể chẩn đoán và điều trị. Dưới đây là một số phương pháp điều trị thường được chỉ định:

  • Sử dụng thuốc nhỏ mắt, thuốc kháng sinh chống nhiễm trùng
  • Massage điều trị tắc tuyến lệ ở trẻ sơ sinh
  • Thông và thăm dò điểm lệ
  • Đặt stent để thông tắc tuyến lệ
  • Giãn thông qua ống thông bóng
  • Phẫu thuật cắt túi lệ

Xem thêm: Khám tổng quát tầm soát ung thư? Bác sĩ tư vấn cụ thể

Hi vọng thông tin trong bài viết đã giúp người bệnh biết rõ về biểu hiện của tắc tuyến lệ. Bệnh lý có thể xảy ra ở nhiều đối tượng khác nhau. Người bệnh khi phát hiện các dấu hiệu kể trên cần thăm khám bác sĩ để tìm hiểu nguyên nhân và mức độ bệnh. Từ đó, bác sĩ sẽ thiết lập phác đồ điều trị phù hợp với từng bệnh nhân.

Đặt lịch khám ngay, Chúng tôi sẽ liên hệ hỗ trợ bạn!

Vui lòng điền thông tin đặt lịch khám để được phục vụ tốt nhất và rút ngắn thời gian khám bệnh!

028 62 885 886