Hotline: 1800 9045

Cách chữa bệnh suy thận cấp - Thông tin chi tiết về bệnh

Suy thận ngày càng phổ biến tại Việt Nam và đang có dấu hiệu trẻ hóa. Nếu không phát hiệu và điều trị kịp thời, bệnh sẽ gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm ảnh hưởng đến tính mạng. Vậy cách chữa bệnh suy thận cấp là gì? Cùng tìm hiểu ngay trong bài viết.

Suy thận cấp là gì?           

Suy thận cấp là hội chứng gây ra bởi nhiều nguyên nhân, có thể là nguyên nhân ngoài thận hoặc tại thận, làm suy sụp và mất chứng năng tạm thời, cấp tính của cả hai thận, do ngừng hoặc suy giảm nhanh chóng mức độ lọc cầu thận.

Ở người bệnh suy thận cấp, chức năng thận bị suy giảm, mất khả năng loại bỏ chất thải ra khỏi cơ thể, không cân bằng nước và điện giải. Suy thận cấp có tỉ lệ tử vong cao, nhưng nếu được chẩn đoán và điều trị kịp thời thì chức năng tại thận có thể hồi phục hoàn toàn hoặc gần hoàn toàn.

Vậy nguyên nhân gây bệnh suy thận cấp là gì? Hiểu được điều này sẽ giúp người bệnh biết cách phòng bệnh hiệu quả. 

Bệnh suy thận cấp là hội chứng gây ra bởi nhiều nguyên nhân, có thể là nguyên nhân ngoài thận hoặc tại thận

Bệnh suy thận cấp là hội chứng gây ra bởi nhiều nguyên nhân, có thể là nguyên nhân ngoài thận hoặc tại thận (Ảnh minh họa internet)

Nguyên nhân gây suy thận cấp

Nguyên nhân gây suy thận cấp được chia làm ba nhóm, khác biệt về cơ chế hình thành bệnh lý. Cụ thể:

Nguyên nhân trước thận

Nguyên nhân trước thận bao gồm mọi nguyên nhân gây giảm dòng máu hiệu dụng tới thận, dẫn tới áp lực lọc cầu thận và gây ra thiểu niệu hoặc vô niệu.

  • Các nguyên nhân gây sốc: Sốc giảm thể tích (mất nước, mất máu), sốc tim, sốc nhiễm khuẩn, sốc quá mẫn.
  • Các nguyên nhân gây giảm khối lượng tuần hoàn khác: giảm áp lực trong hội chứng thận hư, xơ gan mất bù, thiểu dưỡng.

Sốc giảm thể tích có thể là nguyên nhân dẫn đến suy thận cấp

Sốc giảm thể tích có thể là nguyên nhân dẫn đến suy thận cấp (Ảnh minh họa internet)

Nguyên nhân tại thận

Các nguyên nhân tại thận bao gồm tổn thương thực thể tại thận, gặp trong các bệnh thận:

  • Bệnh cầu thận và bệnh của các mạch máu nhỏ trong thận: Viêm cầu thận tiến triển nhanh, viêm màng trong tim nhiễm khuẩn bán cấp gây viêm các mạch máu trong thận, viêm cầu thận cấp sau nhiễm liên cầu khuẩn, viêm mạch máu thận trong các bệnh mạch máu hệ thống, xơ cứng bì, tăng huyết áp ác tính, hội chứng tan máu tăng ure máu, nhiễm độc thai nghén, đông máu rải rác trong lòng mạch.
  • Bệnh mô kẽ thận: Viêm thận kẽ do nhiễm khuẩn, viêm thận kẽ do thuốc, xâm nhập tế bào ác tính và mô kẽ thận như u lympho, bệnh bạch cầu, ung thư mô liên kết.
  • Bệnh ống thận hoại tử từ thận sau thiếu máu, nhiễm độc thận do thuốc, chất cản quang đường tĩnh mạch, thuốc gây mê, kim loại nặng, dung môi hữu cơ, nọc của rắn, mật cá lớn hoặc mật động vật, nấm độc, nọc ong, thuốc thảo mộc. Bên cạnh đó suy thận có thể do bệnh thận chuỗi nhẹ, tăng calci máu.

Nguyên nhân sau thận

Các nguyên nhân gây tắc đường dẫn nước tiểu của thận bao gồm:

  • Tắc đường tiết niệu cao: sỏi tiết niệu, cục máu đông, khối u, xơ hóa phúc mạc thành sau, phẫu thuật thắt nhầm niệu quản.
  • Tắc đường tiết niệu thấp: tắc niệu đạo, tắc ở cổ bàng quang (phì đại tuyến tiền liệt, ung thư tuyến tiền liệt), hội chứng bàng quang do thần kinh.

Tắc đường tiết niệu do sỏi có thể dẫn đến suy thận

Tắc đường tiết niệu do sỏi có thể dẫn đến suy thận (Ảnh minh họa internet)

Bệnh suy thập cấp nếu chẩn đoán và điều trị muộn, người bệnh xuất hiện các biến chứng trong suy thận cấp sẽ làm tiên lượng người bệnh xấu đi nhiều. Theo báo cáo của Hội lọc máu và ghép thận Châu Âu (ECTA) thì tỷ lệ tử vong chỉ 8% nếu chỉ tổn thương thận đơn độc, nhưng tỷ lệ tử vong tăng lên 65-76% nếu thêm một hoặc nhiều hơn các cơ quan khác bị tổn thương, đặc biệt là phổi. 

Mức độ nguy hiểm của bệnh suy thận cấp

Tuy bệnh suy thận cấp tính thường xuất hiện bất ngờ nhưng nếu không được điều trị hiệu quả kịp thời có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm. Bao gồm:

Tăng Kali máu

Thận là cơ quan đào thải kali chủ yếu của cơ thể. Khi bị suy thận cấp, kali máu có xu hướng tăng gây rung thất, nhịp nhanh thất, ngừng tim và có thể dẫn đến tử vong. Đó cũng là lý do dự phòng tăng kali máu luôn là vấn đề phải đặt ra ở người bệnh suy thận cấp.

Phù phổi cấp

Phù phổi cấp là biến chứng nghiêm trọng và là một nguyên nhân gây tử vong ở người bệnh suy thận cấp. Lúc này bệnh nhân có thể phù toàn thân, tràn dịch đa màng, bao gồm màng phổi. Người bệnh suy thận cấp đã có bệnh lý tim mạch hoặc bệnh lý phổi từ trước khi bị suy thận cấp, những người bệnh bị nhiễm độc qua đường hô hấp, bỏng đường hô hấp là những trường hợp có tỷ lệ phù phổi cấp cao.

Gây toan chuyển hóa

Nhiễm toan hay còn gọi là nhiễm độc acid là tình trạng nồng độ acid trong các dịch cơ thể vượt mức bình thường, xảy ra khi thận không thể giữ cân bằng pH của cơ thể. Nhiễm toan chuyển hóa có thể gây tụt huyết áp và sốc, rối loạn nhịp thất và hôn mê.

Tiến triển thành suy thận mạn tính

Suy thận mạn tính có thể gây mất chức năng thận vĩnh viễn. Người bệnh ở giai đoạn này cần phải lọc máu suốt đời để loại bỏ chất độc, chất thải và nước dư thừa ra khỏi cơ thể hoặc ghép thận để duy trì sự sống.

Suy thận cấp có thể gây biến chứng phù phổi cấp

Suy thận cấp có thể gây biến chứng phù phổi cấp (Ảnh minh họa internet)

Xem ngay: Dịch vụ khám tổng quát tại Bệnh viện Gia An 115

Dấu hiệu cảnh báo bạn đang mắc suy thận

Biểu hiện suy thận gồm: dấu hiệu lâm sàng và dấu hiệu cận lâm sàng. Cụ thể:

Biểu hiện lâm sàng

Đa số các trường hợp suy thận cấp khởi phát với dấu hiệu thiểu niệu (<400ml/24h), nhưng một số trường hợp nước tiểu vẫn trên 500ml/24h. Ngoài ra, tùy theo nguyên nhân dẫn đến suy thận cấp mà biểu hiện bệnh sẽ khác nhau.

Suy thận cấp do nguyên nhân trước thận:

  • Mạch nhanh, hạ huyết áp tư thế, tụt huyết áp
  • Da, niêm mạc khô, giảm độ chun giãn da, tĩnh mạch cổ xẹp
  • Số lượng nước tiểu giảm hoặc vô niệu
  • Da xanh, niêm mạc nhợt

Nước tiểu giảm đột ngột cảnh báo bệnh lý suy thận cấp

Nước tiểu giảm đột ngột cảnh báo bệnh lý suy thận cấp (Ảnh minh họa internet)

Suy thận cấp do nguyên nhân tại thận:

  • Thiểu niệu, vô niệu
  • Nước tiểu có màu đỏ hoặc đỏ thẫm màu do đái ra máu do viêm cầu thận cấp, sỏi tiết niệu…
  • Tụt huyết áp
  • Sốt, nổi ban sẩn sau dùng thuốc

Suy thận cấp do nguyên nhân sau thận:

  • Thường gặp các biểu hiện tắc nghẽn đường bài niệu
  • Cơn đau quặn thận hoặc đau hố lưng hoặc các điểm niệu quản
  • Thận to do ứ nước, ứ mủ
  • Đau tức vùng bàng quang, đái buốt, đái rắt
  • Thiểu niệu và vô niệu
  • Thăm trực tràng có thể thấy tuyến tiền liệt to đi kèm với các rối loạn tiểu tiện trước đó

Biểu hiện cận lâm sàng

Trong tất cả các trường hợp suy thận cấp đều thấy ure, creatinin máu tăng dần hàng ngày, có thể tăng rất nhanh trong vòng vài giờ. Bên cạnh đó, Kali máu tăng dần nếu như suy cấp không được can thiệp kịp thời và hiệu quả. Người bệnh còn có thể gặp tình trạng thiếu máu hoặc tan máu trong lồng mạch ồ ạt.

Ngoài ra có thể thấy:

  • Calci máu hạ hoặc tăng
  • Tăng phospho máu
  • Nhiễm toan chuyển hóa biểu hiện bằng giảm dự trữ kiềm, tăng khoảng trống anion 

Nhiễm toan máu gây nguy hiểm đến người bệnh suy thận cấp

Nhiễm toan máu gây nguy hiểm đến người bệnh suy thận cấp (Ảnh minh họa Internet)

Cách chữa bệnh suy thận cấp hiệu quả

Trước khi thực hiện điều trị, bạn bắt buộc phải thăm khám bác sĩ và làm các kiểm tra để xác định mức độ bệnh. Khi đã chẩn đoán được mức độ bệnh, nguyên nhân gây bệnh, bác sĩ sẽ hướng dẫn chi tiết về quy trình và phương pháp điều trị. Bạn phải đảm bảo tuân theo đúng phác đồ điều trị của bác sĩ.

Suy thận có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm gây tỷ lệ tử vong cao nếu không điều trị bệnh hiệu quả. Nguyên tắc chung trong chữa bệnh suy thận bao gồm:

  • Nhanh chóng loại bỏ nguyên nhân gây suy thận cấp, tùy vào từng nhóm nguyên nhân gây bệnh mà có biện pháp điều trị phù hợp.
  • Điều chỉnh các rối loạn tuần hoàn, trong đó quan trọng nhất là phục hồi lại lượng máu và dịch, duy trì huyết áp tâm thu 100-120mmHg.
  • Phục hồi lại dòng nước tiểu
  • Điều chỉnh các rối loạn nội môi do suy thận cấp gây ra
  • Điều trị triệu chứng phù hợp với từng giai đoạn bệnh
  • Chỉ định lọc máu ngoài thận khi cần thiết
  • Chú ý chế độ dinh dưỡng, cân bằng nước điện giải phù hợp với từng bệnh nhân.

Tham khảo bác sĩ về cách chữa suy thận cấp để hạn chế biến chứng

Tham khảo bác sĩ về cách chữa suy thận cấp để hạn chế biến chứng (Ảnh minh họa)

Tổng quan về cách chữa bệnh suy thận cấp

Tổng quan về cách chữa bệnh suy thận cấp là tập trung điều trị theo từng giai đoạn bệnh. Cụ thể:

Giai đoạn tấn công của tác nhân gây bệnh

Cố gắng điều trị loại bỏ nguyên nhân gây bệnh:

  • Bù đủ nước khi có mất nước
  • Loại bỏ tắc nghẽn đường tiểu
  • Rửa dạ dày nếu uống mật cá trắm trong 6h đầu

Ngoài ra, theo dõi sát tình trạng thiểu niệu, vô niệu.

Giai đoạn thiểu niệu, vô niệu

Cân bằng nước và điện giải là điều rất quan trọng. Nước ở người bệnh vô niệu hoặc thiểu niệu đã có phù, đảm bảo cân bằng theo nguyên tắc nước vào ít hơn nước ra.

Sử dụng thuốc lợi tiểu theo chỉ định và hướng dẫn của bác sĩ. Khi thấy người bệnh đã tiểu được không do thuốc, cần báo ngay với bác sĩ để dừng thuốc. Bởi lẽ, sau đó người bệnh có thể tiểu rất nhiều. Chú ý không được dùng thuốc lợi tiểu tại nhà nếu không có chỉ định chuyên môn.

Trong trường hợp suy thận cấp trước thận, cần bù đủ thể tích tuần hoàn càng sớm càng tốt, không dùng thuốc lợi tiểu nếu chưa bù đủ khối lượng tuần hoàn.

Bên cạnh đó, nếu người bệnh bị tăng kali máu cần hạn chế đưa K+ vào cơ thể. Bác sĩ cũng có thể sẽ chỉ định một số thuốc điều trị các rối loạn điện giải, nhiễm toan máu và các biến chứng của suy thận cấp nếu có.

Lọc máu cấp cứu được chỉ định nếu người bệnh không đáp ứng các biện pháp điều trị nội khoa tăng kali máu, có biểu hiện toan máu chuyển hóa rõ hoặc thừa dịch nặng gây phù phổi cấp hoặc doạ phù phổi cấp.

Cách chữa bệnh suy thận cấp hiệu quả là sử dụng thuốc theo phác đồ của bác sĩ

Cách chữa bệnh suy thận cấp hiệu quả là sử dụng thuốc theo phác đồ của bác sĩ (Ảnh minh họa internet)

Giai đoạn đái trở lại

Ở giai đoạn này chủ yếu là cân bằng nước điện giải. Lúc này cần đo chính xác lượng nước tiểu trong vòng 24h và theo dõi sát sao điện giải máu để kịp thời điều chỉnh.

  • Khi nước tiểu > 3 lít/24h nên bù dịch bằng đường truyền tĩnh mạch, lượng dịch bù tùy thuộc vào lượng nước tiểu, chú ý bù cả điện giải
  • Khi nước tiểu <3 lít/24h, không có rối loạn điện giải nặng thì có thể uống Orezol.

Sau khoảng 5 ngày nếu người bệnh vẫn tiểu nhiều cũng hạn chế lượng dịch truyền và uống vì thận đã bắt đầu phục hồi chức năng cô đặc.

Giai đoạn phục hồi

Trong giai đoạn này người bệnh điều trị theo phác đồ của bác sĩ, theo dõi biến chứng và kết hợp chế độ ăn uống hợp lý để hạn chế bệnh có tiến triển nặng. Bác sĩ khuyên rằng:

  • Người bệnh cần thực hiện chế độ ăn tăng đạm khi ure máu đã về mức bình thường
  • Theo dõi định kỳ theo chỉ dẫn của bác sĩ
  • Tiếp tục điều trị nguyên nhân dẫn đến suy thận mạn nếu có như: bệnh lý cầu thận, bệnh lý kẽ thận.

Xem thêm: Khám tổng quát tầm soát ung thư? Địa chỉ tầm soát ung thư

Bệnh suy thận cấp có thể do nhiều nguyên nhân gây ra và gây nhiều biến chứng nguy hiểm ảnh hưởng đến sức khỏe và tính mạng của người bệnh. Vì vậy, khi phát hiện các dấu hiệu suy thận cấp, người bệnh cần đến cơ sở y tế ngay, bác sĩ sẽ áp dụng cách chữa bệnh suy thận phù hợp với tình trạng bệnh. Để đạt hiệu quả điều trị cao, phục hồi hoàn toàn chức năng thận, bạn cần tuân thủ nghiêm ngặt theo chỉ định của bác sĩ.  

Đặt lịch khám ngay, Chúng tôi sẽ liên hệ hỗ trợ bạn!

Vui lòng điền thông tin đặt lịch khám để được phục vụ tốt nhất và rút ngắn thời gian khám bệnh!

028 62 885 886