Chồng bị viêm gan B có lây sang vợ không? Cách phòng ngừa viêm gan B

Tìm hiểu về bệnh viêm gan B, nhiều người thắc mắc liệu chồng bị viêm gan B có lây sang vợ không? Thực tế, bệnh có thể lây truyền qua nhiều con đường khác nhau. Hiểu rõ vấn đề này là cơ sở để áp dụng đúng biện pháp phòng ngừa, đảm bảo sức khỏe của các thành viên trong gia đình.

Những con đường lây truyền bệnh viêm gan B

Trước khi giải đáp vấn đề chồng bị viêm gan B có lây sang vợ không, nên tìm hiểu cơ chế lây truyền của bệnh. Theo đó, viêm gan virus B lây truyền qua đường máu, quan hệ tình dục và từ mẹ sang con.

Chồng bị viêm gan B có lây sang vợ không?

Chồng bị viêm gan B có lây sang vợ không?

Lây truyền bệnh qua đường máu

Máu có lượng virus viêm gan B cao vì vậy dễ lây khi truyền máu, phẫu thuật, xăm, nha khoa, sử dụng chung bơm kim tiêm… Nếu da hoặc niêm mạc của chúng ta bị xây xước mà tiếp xúc với máu của người bị nhiễm bệnh thì nguy cơ nhiễm bệnh sẽ rất cao.

Lây truyền bệnh viêm gan B qua đường máu

Lây truyền bệnh viêm gan B qua đường máu

Xem ngay: Địa chỉ khám tổng quát uy tín, chất lượng tại thành phố Hồ Chí Minh

Truyền bệnh qua đường tình dục không an toàn

Viêm gan B là một trong những căn bệnh có thể lây truyền qua đường tình dục không an toàn. Virus viêm gan B có thể tồn tại trong tinh dịch, dịch âm đạo và máu, do đó việc lây bệnh có thể xảy ra khi quan hệ tình dục không được bảo vệ hay quan hệ tình dục đồng giới nam.

Truyền bệnh qua đường tình dục khi không có biện pháp an toàn

Truyền bệnh qua đường tình dục khi không có biện pháp an toàn

Truyền bệnh từ mẹ sang con

Người phụ nữ khi mang thai, nguy cơ con nhiễm bệnh từ mẹ khi sinh ra là rất cao. Nếu mẹ bị nhiễm viêm gan B, trẻ có nguy cơ lây nhiễm khi sinh từ 10% đến 90%. Trường hợp trẻ sơ sinh bị lây nhiễm virus viêm gan B từ mẹ, nguy cơ bị bệnh viêm gan B mạn tính là 90% và khoảng 25% trong số đó sẽ có nguy cơ bị ung thư gan và xơ gan.

Chồng bị viêm gan B có lây sang vợ không?

Viêm gan B là bệnh truyền nhiễm, do virus viêm gan B (HBV) gây ra. Bệnh có yếu tố nguy hiểm khi có những ảnh hưởng nghiêm trọng đến chức năng gan, suy gan và có thể dẫn đến tử vong.

Con số người mắc bệnh viêm gan B vẫn đang ngày càng gia tăng. Do đó, việc phổ cập những kiến thức về căn bệnh này là điều cần thiết, để bảo vệ chính bản thân và người thân xung quanh. Đặc biệt là thông tin cơ chế lây truyền viêm gan B, từ đó có cách phòng ngừa hiệu quả. Vậy trong gia đình, khi chồng bị viêm gan B có lây sang vợ không?

Thực chất, viêm gan B là một bệnh truyền nhiễm, thông qua đường máu, từ mẹ sang con và đường tình dục không an toàn. Chính vì điều này mà nhiều cặp vợ chồng lo ngại rằng đối phương cũng sẽ bị lây nhiễm, thông qua đời sống sinh hoạt hằng ngày.

Chồng bị viêm gan b có thể lây sang vợ Chồng bị viêm gan b có thể lây sang vợ

Trên thực tế, không phải người chồng hoặc người vợ mắc viêm gan B thì người còn lại cũng sẽ bị lây bệnh. Thắc mắc “Chồng bị viêm gan B có lây sang vợ không?” sẽ còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như:

Người vợ đã có kháng thể đạt mức chống sự xâm nhập của HBV chưa

Trên thực tế, có những trường hợp người vợ sẽ không bị lây nhiễm khi cơ thể đã có kháng thể đạt đủ mức để chống lại sự xâm nhập của virus HBV. Kháng thể Anti HBs này được sản xuất ra chỉ trong 2 trường hợp: Được tiêm chủng ngừa viêm gan hoặc nhờ hệ thống miễn dịch tạo ra khi nhận diện được có virus xâm nhập vào cơ thể.

Biện pháp quan hệ có an toàn không

Lây bệnh qua đường tình dục đối với các cặp vợ chồng là trường hợp có nguy cơ cao nhất, đặc biệt là khi quan hệ không an toàn. Việc lây nhiễm xảy ra từ việc tinh dịch tiếp xúc với dịch âm đạo, virus tồn tại và xâm nhập vào máu nếu có các vết xước dù là nhỏ nhất khi quan hệ.

Có nguy cơ lây nhiễm qua đường máu hay không

Việc vợ chồng sử dụng chung đồ dùng cũng tiềm ẩn nguy cơ lây bệnh. Các vật dụng dễ chứa máu hoặc dịch tiết của người bệnh có thể kể đến như: dao cạo râu, bàn chải, khăn mặt, bấm móng tay… Hạn chế được việc sử dụng chung các vật dụng trên cũng sẽ giảm thiểu được tình huống lây nhiễm sang người vợ.

Nguy cơ lây bệnh qua đường máu và dịch tiết từ các đồ dùng cá nhân

Nguy cơ lây bệnh qua đường máu và dịch tiết từ các đồ dùng cá nhân

Các cách phòng ngừa viêm gan B

Dựa trên thông tin giải đáp chồng bị viêm gan B có lây sang vợ không cũng như các thông tin về cơ chế lây truyền của bệnh viêm gan B, việc phòng ngừa hoàn toàn có thể đạt hiệu quả. Trong trường hợp người vợ chưa có kháng thể đủ mức để cơ thể được bảo vệ khỏi virus HBV thì cần tiêm phòng vaccine.

Trong trường hợp người vợ đã thực hiện các xét nghiệm để xác định nồng độ kháng thể trong máu. Nếu kết quả là dương tính hoặc có nồng độ kháng thể >10 mlU/ml thì có thể không cần tiêm ngừa.

Đồng thời, dù đã có đủ kháng thể hoặc đợi sinh kháng thể đều cần kết hợp các biện pháp phòng ngừa như:

  • Không sử dụng chung các vật dụng xuyên chích qua da, bơm kim tiêm.
  • Vợ chồng thực hiện an toàn tình dục.
  • Tránh tiếp xúc với máu và dịch tiết của người bệnh nhiễm HBV.
  • Đảm bảo an toàn truyền máu và các chế phẩm của máu.

Xem ngay: Bệnh xơ gan có chữa được không? - Giải đáp từ chuyên gia

Kết luận

Như vậy, thông qua bài viết trên có thể thấy rằng, chồng bị viêm gan B có lây sang vợ không phụ thuộc vào nhiều yếu tố liên quan đến con đường lây nhiễm. Chỉ với những hành động nhỏ, cẩn trọng hơn trong quá trình sinh hoạt bạn hoàn toàn có thể phòng ngừa căn bệnh trên.

Đặt lịch khám ngay, Chúng tôi sẽ liên hệ hỗ trợ bạn!

Vui lòng điền thông tin đặt lịch khám để được phục vụ tốt nhất và rút ngắn thời gian khám bệnh!